Ước ao tấm lưới, máy dò
“Giờ tôi chỉ mong có 300 triệu đồng để mua lưới, mua máy dò, máy định vị để ra khơi chứ nhà tôi kiệt quệ quá rồi” – ngư dân Đỗ Văn Hải bật khóc…
Những ngày này, tại các bến tàu, ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn đang tất bật sửa chữa tàu cá chuẩn bị cho hành trình ra đánh cá ở ngư trường Hoàng Sa. Cũng có ngư dân tán gia bại sản sau chuyến biển đầy dông tố đành chấp nhận ở nhà đan lưới thuê và mong một “phép mầu” để được tiếp tục lên tàu ra Hoàng Sa…
Nước mắt ngư dân sau hoạn nạn
Trưa 6-7, chúng tôi về làng chài Định Tân (xã Bình Châu). Nắng như thiêu đốt. Theo chân ông Nguyễn Tư, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá xã Bình Châu, chúng tôi đến nhà ngư dân Trần Quang, chủ tàu QNg-95192 TS, gặp lúc vợ chồng ông đang vá lưới. Ông Quang cho biết con tàu ông đang sở hữu là con tàu thứ 2 trong đời ông làm chủ. “Là chủ tàu nhưng thật ra tiền đóng tàu là tiền ngân hàng, tiền chủ nậu cả đó. Tôi chỉ đứng trên danh nghĩa thôi” – ông Quang nói đầy não nề.
Anh Đỗ Văn Hải cùng vợ và 2 con vá lưới thuê nuôi hy vọng sắm ngư cụ tiếp tục ra Hoàng Sa
Ông kể, năm 2006, sau nhiều năm bôn ba đi bạn, ông sắm riêng cho mình chiếc tàu QNg-5192 TS. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, trong chuyến biển giữa tháng 4-2007, tàu của ông bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu toàn bộ tài sản và cả xác tàu.
“Đang đánh bắt ở biển Hoàng Sa thì bị tấn công, những người cướp tàu bắt chúng tôi về một hòn đảo, rồi nhốt 11 anh em ngư dân suốt 10 tháng trời, sau đó, họ bắt chúng tôi điện thoại về nhà nộp tiền chuộc 175 triệu đồng mới được thả về. Nhớ biển quá, năm 2008, tôi vay mượn, gán nhà đóng chiếc tàu mới này. Thế mà năm ngoái dính bão. Lưới, ngư cụ bị biển “nuốt” sạch” – ông Quang cho biết.
Đi sâu về cuối thôn, trong căn nhà che chắn tạm bợ bằng tôn và bao ni lông, anh Đỗ Văn Hải (36 tuổi), chủ tàu QNg-50931 TS, cùng vợ và 2 cô con gái nhỏ đang tất bật vá lưới thuê. Anh Hải nói tàu còn đó nhưng chẳng biết lấy gì ra khơi. Giữa tháng 4 vừa rồi, trong một chuyến ra khơi đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa, chiếc tàu đang khẳm cá bị cướp hết tài sản.
Video đang HOT
“Tàu về nằm bờ, tôi đi làm thuê kiếm cơm qua ngày. Khoản nợ hơn 200 triệu ngày nào cũng có người đến đòi. Tôi chỉ mong giờ có 300 triệu đồng để mua lưới, mua máy dò, máy định vị để ra khơi chứ nhà tôi giờ kiệt quệ quá rồi”, anh Hải bật khóc. Vợ và con anh cũng khóc theo. Vợ anh, chị Lê Thị Giang, tâm sự: “Thấy chồng buồn, tôi nói anh đừng buồn nữa, không có tiền xây nhà thì vợ chồng mình cũng có túp lều này được rồi. Miễn lo cho 2 đứa con học hành đàng hoàng thôi. Nói vậy nhưng nhìn anh, vợ chồng lại ôm nhau khóc”.
Gom tiền đóng tàu đi Hoàng Sa
Trở về sau chuyến biển giữa tháng 5 vừa qua khi lưới và ngư cụ đều bị cướp sạch, nay con tàu QNg-50003 TS của chủ tàu Nguyễn Thành Nhất ở thôn Châu Thuận, nằm phơi mình ở cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi). Anh Nhất nói: “Không có lưới và ngư cụ thì lấy gì đi biển đây.
Hơn một tháng rồi, ở nhà, nhớ Hoàng Sa vô cùng. Mấy bữa rày chạy đôn chạy đáo vay mượn nhưng không ai cho vì còn nợ chưa trả và chỉ còn xác tàu chứ chẳng còn gì nữa”.
Anh Trần Văn Trung đang sửa chữa lại tàu chuẩn bị ra khơi
Cũng bị cướp cùng thời điểm với tàu anh Nhất là tàu cá QNg-55003 TS của ngư dân Trần Thế Anh (thôn Gành Cả, xã Bình Châu) nhưng Thế Anh đen đủi hơn khi xác tàu cũng bị lấy luôn. Tuy nhiên, Thế Anh cho biết sẽ vẫn tiếp tục bám biển. “Vét sạch tài sản có được trong nhà, vay mượn cha mẹ vợ và ngân hàng rồi gọi ngư dân khác hùn vốn tiếp tục đóng tàu. Dù bị cướp phá hay gặp bão tố hiểm nguy, chúng tôi cũng không bao giờ bỏ biển” – Thế Anh nói.
Còn lão ngư Phạm Luận (72 tuổi, thôn Châu Thuận) cho biết năm 2007, ông bị mất một con tàu trị giá 500 triệu đồng do bị bão nhấn chìm, chỉ còn mạng sống trở về. Sau đó, ông đóng tiếp con tàu QNg – 90909 TS. Đầu năm 2012, tàu ông dính bão số 1 nhưng may mắn thoát nạn.
“Tàu về nằm bờ sửa chữa mất cả trăm triệu, tôi tiếp tục ra khơi. Ai ngờ, vừa ra lại dính tiếp bão số 3, lần này tàu bị sóng đánh tan tành, máy tàu bị hư, bộ đàm, máy dò, định vị… đều nằm lại giữa biển. Tàu sắp chìm thì được tàu Cảnh sát biển Việt Nam ứng cứu kịp thời nên kéo về đất liền an toàn. Giờ thay toàn bộ mọi thứ ngốn hơn 500 triệu đồng.
Lần này thì chẳng biết lấy tiền đâu sửa tàu nhưng mấy đứa con thúc ép, chúng cầm sổ đỏ, vay mượn khắp nơi bảo phải đánh cược với biển lần nữa. Tôi thuận ý làm lại. Nhưng nói thật là vẫn không đủ tiền bởi máy tàu đã gần 300 triệu, còn ngư lưới cụ hơn 300 triệu nữa. Nếu giờ có cái nhà nữa tôi cũng mang đi cầm để lấy tiền sửa tàu ra khơi” – ông Luận bày tỏ.
Theo NLD
Hệ lụy phiền phức khi teen... cả nể
Đừng để vì cả nể mà gánh những hệ lụy không đáng có, teen nhé!
Cả nể là khi bạn làm một việc chỉ vì không muốn người khác phật lòng và cảm thấy áy náy nếu không giúp người ta mặc dù thật sự không thích làm việc ấy. Người cả nể thường vì nể nang mà không nói ra vì sợ mất lòng.
Cả nể trong chuyện tiền nong
Teen thường rơi vào trạng thái cả nể một cách bị động như vậy. Chỉ vì nể nang bạn bè mà có thể đặt lợi ích bản thân sau cùng. Thu Hương (20t) chia sẻ: "Bạn mình vay tiền cũng khá lâu rồi mà chưa trả, mình ngại, chẳng dám mở lời. Nó nhớ thì trả, còn không thì ... đành chịu vậy. " Chúng ta thường e ngại và rất khó khăn nói lời từ chối nếu "đối tượng" là chỗ thân quen, như bạn bè lâu năm chẳng hạn. Bạn bè vui buồn, hoạn nạn có nhau, điều đó là đương nhiên. Nhưng nếu giúp người khác mà bản thân mình sau đó cũng gặp những hậu quả không đáng có thì hãy nên suy nghĩ lại. Là bạn thật sự nhất định sẽ hiểu và dễ cảm thông cho chúng ta, còn không thì cũng nên cân nhắc kỹ trước khi có một quyết định quan trọng.
H.Thắng (19t) ngao ngán: "Mình vừa giúp bạn mình lấy xe từ đồn công an, nó bị giam xe 30 ngày, thiếu tiền. Thấy cũng tội nghiệp, nên đành cho nó mượn, bạn bè lúc này cần có nhau mà. Cho nó mượn xong thì mình nghèo luôn, phải nhịn ăn sáng mấy hôm rồi." Khi được hỏi tại sao "nạn nhân" không xin trợ giúp từ phía gia đình mà lại quay sang bạn bè, Nguyên (ĐH Kinh tế) cho rằng: "Nếu có việc cần thiết thì chắc chắn gia đình sẽ đồng ý ngay, nhưng những việc này đều nằm ngoài dự định, biết làm sao được. Lỗi của mình, ba mẹ mà biết thì chết chắc. "
Hay như có lần Hải Ngọc (19t) vẫn nơm nớp lo sợ khi bố mẹ hỏi về số tiền tiết kiệm cậu bạn dành dụm cả năm trời. Chẳng là Ngọc cho một người bạn cùng lớp vay, dĩ nhiên, trước khi vay cậu bạn kia có hứa hẹn là sẽ trả sớm, điệp khúc "sẽ trả sớm" làm Ngọc điêu đứng suốt 3 tháng trời mà hiện tại vẫn chưa thấy tăm hơi số tiền kia đâu cả.
Cả nể trong cách cư xử
Không chỉ là vấn đề tiền bạc, cả nể còn thể hiện trong hành động và lời nói. Nhiều lần cô bạn T.Thủy ngán ngẩm khi kể lại dù đang rất mệt nhưng bạn bè nhờ vả là lồm cồm ngồi dậy giúp ngay, cô bạn thật thà: "Mình ngại từ chối, nói ra gượng gượng, khó chịu lắm." Còn V.Long thì méo mặt mỗi khi anh bạn cùng dãy trọ mượn xe: "Không biết là anh ấy không biết hay cố tình không biết mà mỗi lần giao chìa khóa xe xong ruột gan mình nóng như lửa đốt. Mượn xe thì không hề đổ xăng, đã thế toàn đi về trễ, có lần mượn xe mình suýt bị tai nạn. Mà chỗ anh em quen biết, chẳng lẽ lại không cho."
Nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định
Chúng ta có thể mắc sai lầm, có thể nương tựa ở gia đình và người thân, nhưng lại nhờ cậy đến bạn bè với số tiền lớn thì hẵng nghĩ lại teen nhé. Nếu cứ cho điều đó là đúng đắn đi, thì bạn cũng phải xem lại hoàn cảnh của mình trước khi rút tiền ra. Chúng mình đang ngồi trên ghế nhà trường, tài chính phần lớn ở độ tuổi này vẫn đang còn phụ thuộc cha mẹ, không thể cứ giúp người khác vô tội vạ được, phải không nào?
Trong điều kiện, hoàn cảnh có thể nếu giúp đc thì chúng ta nên giúp người khác, đó cũng là điều tốt và nên làm. Còn ngược lại, bạn hãy suy xét xem việc mình giúp người khác đã thực sự đúng hay chưa. Để giúp đỡ ai đó, chính bản thân mình phải cảm thấy thoải mái và có thể giúp được trong điều kiện và quyền hạn nhất định, bạn nhé!
Theo Kênh14
Chia sẻ
Bức thư cầu cứu chữa bệnh cảm động cho bố của HS lớp 4 Để rộng đường dư luận về gia cảnh đầy đáng thương của gia đình em, chúng tôi xin đăng nguyên nội dung bức thư của em. Hà Tĩnh, ngày 8 tháng 1 năm 2011 Kính gửi các nhà hảo tâm Cháu tên là Trần Như Ý. Cháu viết lá thư này để mong các nhà hảo tâm cùng chia sẻ hoàn cảnh của...