United Airlines đuổi bác sĩ gốc Việt khỏi máy bay đúng sai thế nào?
Sự việc bác sĩ gốc Việt David Dao, 69 tuổi bị hãng United Airlines ép rời khỏi máy bay bằng bạo lực vào ngày 9.4 đang thu hút sự quan tâm của dư luận cả thế giới. Nhiều luật sư đã lên tiếng về vụ việc, phân tích đúng sai giữa các bên và khả năng thắng kiện của vị bác sĩ gốc Việt nếu ra tòa.
Hình ảnh bác sĩ David Dao, mặt đầy máu sau khi bị hãng hàng không United Airlines dùng vũ lực ép rời khỏi chuyến bay đang gây bão dư luận
Theo trang mạng HollywoodLife, tất cả các luật sư mà hãng này phỏng vấn đều khẳng định rằng, hãng hàng không United Airlines không có quyền dùng vũ lực để đuổi bác sĩ gốc Việt David Dao ra khỏi chuyến bay một cách thô bạo.
“Tôi không cho rằng, họ có quyền cư xử thô bạo và dùng vũ lực để loại bỏ một người nào đó (khỏi máy bay)”, ông Michael Wildes, một cựu công tố viên liên bang nay là Giám đốc điều hành của hãng luật Wildes & Weinberg P.C bình luận.
Đồng tình với ông Wildes, luật sư Ylber Albert Dauti thuộc hãng luật The Dauti ở New York nhấn mạnh: “Về mặt kỹ thuật, hãng hàng không có quyền buộc một hành khách rời khỏi máy bay, nhưng phải có lý do chính đáng, như hành khách có các hành vi bạo lực hoặc những hành vi gây nguy hiểm cho các hành khách khác trên chuyến bay. Trong trường hợp của bác sĩ David Dao, với những gì hãng hàng không đã làm, họ rõ ràng đã phạm sai lầm”.
Theo Luật sư Wildes, bác sĩ David đã phải chịu đựng những hậu quả nghiêm trọng bao gồm, những tổn thương về thể chất, trạng thái căng thẳng tinh thần, danh tiếng bị hủy hoại, nguy cơ mất việc làm (do lỡ hẹn với bệnh nhân), những hậu quả tiềm tàng cho bệnh nhân của bác sĩ David và những thiệt hại về mặt tinh thần cho cả vị bác sĩ lẫn gia đình ông.
Bác sĩ David Dao bên gia đình.
Video đang HOT
Luật sư Randy Zelin ở New York, thuộc hãng luật Randy Scott Zelin P.C. cho biết, nhiều khả năng bác sĩ gốc Việt David Dao sẽ thắng kiện và được bồi thường hàng triệu USD nếu đưa vụ việc ra tòa.
Theo ông Zelin, nếu vụ việc được đưa ra tòa, đây sẽ là “cửa tử” đối với hãng hàng không. Các chuyên gia cho rằng, United Airlines đã mắc lỗi cả trước và sau khi vị khách gốc Việt bị đuổi khỏi chuyến bay. Trước hết, việc yêu cầu hành khách không lên chuyến bay thông thường phải diễn ra tại cửa ra vào, trước khi họ đi lên máy bay chứ không phải khi họ đã ngồi vào chỗ. Tuy nhiên, việc đánh mất niềm tin của khách hàng mới là thiệt hại lớn nhất và cái sai lớn nhất của hãng này.
“Hãng hàng không đã để nhân viên của họ thế chỗ vào chỗ của khách hàng và đây là điều không thể chấp nhận được, ngay cả khi hành khách có thể lên một chiếc máy bay khác. Đơn giản là họ cần phải tôn trọng khách hàng trước tiên. Sự tin tưởng của khách hàng đối với hãng hàng không này đã bị phá vỡ từ buổi tối hôm đó (9.4 khi bác sĩ David bị đuổi khỏi máy bay)”, ông Randy Zelin cho biết.
Luật sư Ylber Albert Dauti cũng đồng tình với nhận định trên của đồng nghiệp và nói thêm rằng, khoản bồi thường bao nhiêu triệu USD sẽ tùy thuộc vào khả năng mặc cả và biện hộ của luật sư bảo vệ cho vị bác sĩ.
Luật sư Wildes nói rằng, bác sĩ David Dao có thể “kiện hãng hàng không và cảnh sát Chicago vì tấn công thể chất và bạo hành đối với ông”. Thậm chí, bác sĩ người Việt cũng có thể kiện những người khác vì “các hành vi không tôn trọng ông”.
Trong khi đó, phóng viên Simon Calder, phụ trách mảng Du lịch của báo Anh Independent cho biết, theo lý thuyết thì hàng không có quyền buộc hành khách rời khỏi máy bay khi họ đã mua vé. Theo số liệu từ Bộ Giao thông Mỹ, 46.000 hành khách đã bị ép rời khỏi các chuyến bay trong năm 2015.
Điều này xảy ra do các hãng hàng không cho phép đặt thừa chỗ (overbooking) nhằm đảm bảo số hành khách tối đa trên mỗi chuyến bay. Thông qua đó, nếu có trường hợp hành khách đặt vé trước nhưng hủy vé, chính sách này sẽ giúp những chỗ bị hủy được lấp đầy.
Ngoài ra, cơ trưởng chịu trách nhiệm cho chuyến bay, và nếu cơ trưởng quyết định cho ai đó rời đi thì mệnh lệnh này phải được thi hành. Kể từ lúc hành khách không may này nói “Tôi không đi đâu hết”, đã bị coi là hành khách gây phiền nhiễu – tức không tuân mệnh lệnh của cơ trưởng. Nhân viên an ninh được phép đưa người này ra khỏi máy bay một cách hợp pháp.
Theo đó, lời khuyên của chuyên gia là, nếu được yêu cầu rời khỏi máy bay và kháng nghị của bạn không thành, hãy lặng lẽ rời đi.
Theo Danviet
United Airlines thiệt hại 1 tỷ USD vì đuổi bác sĩ gốc Việt khỏi máy bay
Chỉ một ngày sau khi kéo lê thô bạo bác sĩ người Mỹ gốc Việt David Dao ra khỏi chuyến bay mang số hiệu 3411 khiến dư luận cả thế giới phẫn nộ, tẩy chay, hãng hàng không United Airlines đã mất gần 1 tỷ USD trong ngày 11.4 do cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng.
Bác sĩ David Dao bị kéo lê khỏi máy bay
Theo USA Today, tại thời điểm thấp nhất trong ngày giao dịch 11.4, giá cổ phiếu United Airlines giảm đến 4,4%, tương ứng mất đi gần 1 tỷ USD vốn hóa thị trường. Theo giới phân tích thị trường, điều đó cho thấy sức lan tỏa của Twitter và Facebook mạnh như thế nào. Sự ảnh hưởng của mạng xã hội và sự lan truyền tin tức nhanh chóng rõ ràng có thể khiến các thương hiệu chao đảo trong thời gian rất nhanh, nếu họ phạm phải sai lầm.
United Airlines đang phải hứng chịu thiệt hại do sai lầm họ mắc phải ngay sau khi video ghi lại cảnh một hành khách của hãng, được xác định là bác sĩ người Mỹ gốc Việt David Dao, 69 tuổi bị kéo khỏi máy bay thu hút hàng trăm triệu người xem trên toàn thế giới.
Hãng hàng không United Airlines lao đao vì bê bối liên quan đến việc đuổi bác sĩ gốc Việt David Dao khỏi máy bay
Sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu United Airlines hôm 11.4 gây bất ngờ một phần vì các nhà đầu tư đặc biệt thấy lo lắng trong ngày 10.4 - ngày video về bác sĩ David Dao bắt đầu lan truyền.
Nó cũng cho thấy United Airlines đang phải đối mặt với một bê bối thực sự trầm trọng có thể khiến hãng bay lớn thứ 2 thế giới điêu đứng. Vụ bê bối cũng làm dấy lên một cuộc thảo luận nghiêm túc về United Airlines, ngành công nghiệp hàng không và các quyền hạn cũng như phương pháp làm việc của cảnh sát.
Giám đốc điều hành của United Airlines đã đưa ra lời xin lỗi hôm thứ 2 nhưng sau đó làn sóng phản đối hãng này lại gia tăng khi CEO này gửi thư khen ngợi phi hành đoàn đã làm đúng thủ tục và tuyên bố bác sĩ David phá rối và hiếu chiến", "thách thức các nhân viên an ninh Hàng không Chicago".
Theo đó, một bản kiến nghị online kêu gọi CEO Munoz từ chức cho tới ngày 11.4 đã thu hút được 22.000 chữ ký.
Nhiều hành khách đã đăng tải lên mạng hình ảnh những chiếc thẻ tín dụng và thẻ thành viên của hãng United Airlines bị cắt bỏ không thương tiếc để tẩy chay hãng này.
Theo Foxx 31, anh Aninda Sadhukhan, người Mỹ hôm 10.4 đã dùng chiếc máy hủy tài liệu của mình để phá chiếc thẻ tín dụng United MileagePlus Explore liên kết với Chase Bank sau khi hủy tài khoản này. Sadhukhan làm kiểm toán viên ở thành phố Indianapolis, bang Indiana và thường xuyên đi lại bằng United Airlines và cũng từng có những trải nghiệm tồi tệ trên chuyến bay.
Hành khách cắt thẻ thành viên của United Airlines, quyết tẩy chay hãng này
"Cắt thẻ tín dụng United Airlines của tôi nhằm phản đối cách hành xử thô bạo gần đây của họ với một hành khách đã trả tiền hợp pháp. Xin hãy làm tương tự", hành khách Phyllis Brown tuyên bố.
Trước đó, hãng United Airlines cho hay chuyến bay bị bán vé trước quá nhiều và họ đã "chọn ngẫu nhiên" 4 hành khách xuống máy bay để nhân viên hãng có chỗ ngồi. Đại diện United Airlines ban đầu tìm người tình nguyện xuống máy bay, đề nghị bồi thường 800 USD cho hành khách sẵn sàng nhường chỗ. Một số người đồng ý nhưng bác sĩ David từ chối vì ông cần đi thăm bệnh nhân.
Theo Danviet
United Airlines xin lỗi 3 lần, bác sĩ gốc Việt vẫn quyết khởi kiện Giám đốc điều hành của United Airlines (UA) đã xin lỗi lần thứ ba bác sĩ Dao nhưng không cứu vãn nổi tình trạng cổ phiếu hãng này lao dốc, thiệt hại gần 1 tỉ USD. Trong khi đó, bác sĩ Dao đã thuê một chuyên gia đánh giá thương tích và luật sư để chuẩn bị cho khả năng kiện UA. Cổ...