Unilever giảm tuyển dụng lao động nữ
Đó là những công bố nghiên cứu mới nhất của tổ chức Oxfam về chuỗi cung ứng của Unilever ở Việt Nam.
Ngày 4.7, Oxfam đã công bố báo cáo mới cho thấy công ty đa quốc gia Unilever đã cho phép Oxfam tiếp cận với nhân viên của công ty, hoạt động kinh doanh, dữ liệu cũng như các nhà cung cấp chính tại nhà máy của mình ở Củ Chi, gần Thành phố Hồ Chí Minh, nơi sản xuất sản phẩm tiêu dùng cá nhân, chăm sóc gia đình và thức ăn.
Bằng chứng cho thấy có sự cải thiện trong cam kết của Unilever về quyền lao động, điều này được thể hiện trong việc tổ chức đối thoại thường xuyên với công đoàn cấp toàn cầu, chính sách với các nhà cung ứng được triển khai tốt hơn, niềm tin giữa công nhân và người quản lý được cải thiện, và cam kết tuyển nhiều lao động chính thức trong khu vực sản xuất để tăng mức ổn định công việc và phúc lợi cho người lao động.
Tuy nhiên, báo cáo đánh giá cũng chỉ ra rằng vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm nhằm đạt được những thay đổi tích cực và bền vững hơn cho công nhân sản xuất tại Việt Nam và các khu vực khác trong chuỗi cung ứng của Unilever. Công ty cũng đã công nhận nhận định này.
Báo cáo cho thấy mức lương của một công nhân tay nghề bậc trung điển hình tại nhà máy của Unilever đã tăng 48% trong giai đoạn từ tháng 7.2011 đến tháng 7.2015 do chính phủ tăng mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, đối với nhóm công nhân có kỹ năng thấp hơn và đang phải nuôi sống gia đình thì vẫn phải chật vật kiếm sống nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lao động được tuyển dụng chính thức vào nhà máy của công ty tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ được tuyển chính thức có dấu hiệu giảm từ 19% trong năm 2011 xuống 13% trong năm 2015, trong khi phụ nữ chiếm 2/3 (67%) tổng số công nhân của bên cung cấp thứ ba, với mức lương và phúc lợi thấp hơn.
Báo cáo khuyến nghị Unilever cần nỗ lực hơn trong việc đảm bảo bình đẳng giới tại khu vực sản xuất của mình và có nhiều động thái hơn nhằm tác động đến các quy tắc và thực hành thương mại đang ảnh hưởng đến quyền lao động, từ vấn để đại diện người lao động và cách thức kinh doanh cho đến việc hợp tác với chính phủ.
Video đang HOT
Theo Danviet
Tiền thai sản của chồng là bao nhiêu khi vợ sinh con?
Nam giới sẽ được nghỉ thai sản từ 5-14 ngày khi vợ sinh con. Việc nghỉ này sẽ tùy thuộc vào số con hoặc hình thức sinh.
Hỏi: Gần đây tôi nghe nói theo luật mới thì vợ sinh con thì chồng cũng được hưởng trợ cấp thai sản. Cụ thể việc này như thế nào và chồng được hưởng trợ cấp bao nhiêu tiền khi vợ sinh con?
Tiền thai sản của chồng là bao nhiêu khi vợ sinh con?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Trước đây chưa quy định chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con. Tuy nhiên từ ngày 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức có hiệu lực, các vấn đề về chế độ thai sản của lao động nam sẽ được điều chỉnh bởi văn bản này.
Theo đó, tại Điều 34, Mục 2, Chương III quy định, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con sẽ được nghỉ thai sản từ 5 đến 14 ngày.
Cụ thể, nếu vợ sinh thường, người cha sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc. Nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi, người cha sẽ được nghỉ 7 ngày làm việc.
Trong trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
Trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì người cha được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Bên cạnh đó, tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội mới cũng quy định, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày.
Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
Đối với trường hợp lao động nữ bị sẩy thai hoặc hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 10 ngày 50 ngày.
Cụ thể, người mẹ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản một ngày của lao động nam (đối tượng được đề cập tại khoản 2 Điều 34 vừa trích dẫn ở trên) được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Bên cạnh đó, theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về việc trợ cấp một lần khi sinh con: "Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con".
Nếu vợ bạn sinh con vào hoặc sau ngày 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức có hiệu lực và bạn là lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
Trường hợp vợ bạn sinh con nhưng chỉ có bạn tham gia bảo hiểm xã hội thì bạn còn được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lao động nữ ngại báo cáo sếp 'em đến kỳ, xin nghỉ 30 phút' Lần đầu tiên chế độ nghỉ cho lao động nữ được quy định cụ thể, nhưng nhiều chị em băn khoăn vì cho là chuyện tế nhị, khó nói. Nghị định 85 quy định lao động nữ được nghỉ 30 phút trong thời kỳ kinh nguyệt sắp có hiệu lực vào ngày 15/11. Đây là lần đầu tiên lao động nữ được thêm...