UNIFIL: Quân đội Israel vượt qua Đường Xanh vào Liban, tiến vào căn cứ LHQ
Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Liban ( UNIFIL) cho biết động thái này của quân đội Israel đã vi phạm Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an LHQ.
Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL). Ảnh: Anadolu Agency
Theo một thông báo của của UNIFIL, lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ đã thấy binh sĩ Israel vượt qua Đường giới tuyến Xanh ( Blue Line) phân chia lãnh thổ giữa Israel và Liban vào sáng 13/10 (giờ địa phương) và tiến quân vào một căn cứ của LHQ tại ngôi làng Ramyah phía Nam biên giới Liban.
“Sáng sớm nay, lực lượng gìn giữ hòa bình tại một cứ điểm của LHQ ở Ramyah đã quan sát thấy ba trung đội lính Lực lương Phòng vệ Israel (IDF) vượt qua Đường giới tuyến Xanh vào Liban. Xâm phạm và tiến vào căn cứ của Liên hợp quốc là… hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an. Bất kỳ cuộc tấn công cố ý nào vào lực lượng gìn giữ hòa bình đều là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế và nghị quyết 1701″, thông báo nêu rõ.
UNIFIL cũng cho biết mặc dù lực lượng gìn giữ hòa bình đã được điều động tới nơi trú ẩn an toàn, hai xe tăng Merkava của quân đội Israel đã phá hủy cổng chính vào căn cứ trên và tiến vào đó, đồng thời nói thêm binh lính Israel đã tắt đèn căn cứ.
Hai giờ sau, căn cứ này đã báo cáo về một vụ bắn đạn khói cách đó gần 100m về phía Bắc. Khói tràn vào doanh trại và gây kích ứng da, vấn đề về đường tiêu hóa đối với binh sĩ của LHQ. UNIFIL cho biết các binh sĩ đang được điều trị.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc này, IDF xác nhận sự cố và giải thích rằng chúng xảy ra trong quá trình lực lượng sơ tán những binh lính IDF bị thương do hứng chịu “hỏa lực chống tăng dữ dội”.
Trong một diễn biến riêng rẽ, binh lính Israel đã từ chối cho xe của UNIFIL đi qua gần làng Meiss ej Jebel ở biên giới Liban. UNIFIL cho biết nhiệm vụ của lực lượng này tại đó đã không được hoàn thành.
UNIFIL cho biết quân đội Israel “cố ý” tấn công một số đồn quân sự của UNIFIL, bao gồm cả trụ sở tại Naqoura. Ít nhất 5 binh sĩ UNIFIL đã bị thương nhẹ trong một loạt các vụ việc gần đây, trong đó có cả các vụ nổ súng mà LHQ không đổ trách nhiệm cho Israel hay Hezbollah.
UNIFIL nhấn mạnh việc họ xuất hiện tại đây để nhằm đảm bảo quyền tự do di chuyển trong khu vực và yêu cầu quân đội Israel cùng các bên khác thực hiện nghĩa vụ đảm bảo an toàn và an ninh cho nhân viên và tài sản của Liên hợp quốc, cũng như tôn trọng quyền bất khả xâm phạm của các cơ sở Liên hợp quốc.
Về phần mình, Israel cho biết lực lượng gìn giữ của LHQ cần rút khỏi khu vực giao tranh ngay lập tức. Trong một tuyên bố ngày 13/10, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cáo buộc lực lượng Hezbollah sử dụng các binh sĩ LHQ làm “lá chắn sống”. Nhà lãnh đạo khẳng định Israel đã nhiều lần yêu cầu UNIFIL rút quân song yêu cầu cũng bị từ chối.
Thủ tướng Netanyahu cho hay Israel “lấy làm tiếc vì đã gây thương tích” cho lực lượng gìn giữ hòa bình và đang làm mọi cách có thể để ngăn chặn những vụ việc như vậy. “Nhưng cách đơn giản và rõ ràng nhất để đảm bảo điều này là đưa họ ra khỏi vùng nguy hiểm”, ông nhấn mạnh.
Trong khi đó, Thủ tướng Liban Najib Mikati lên án lời kêu gọi của Thủ tướng Netanyahu về việc UNIFIL rút quân. Ông nói rằng: “Lời cảnh báo mà ông Netanyahu gửi tới Tổng Thư ký LHQ Guterres yêu cầu UNIFIL rút quân không tuân thủ các chuẩn mực quốc tế”.
Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo Times of Israel)
Sự khác biệt trong chiến lược tấn công của Israel với Hezbollah và Hamas
Những khác biệt trong môi trường hoạt động của hai nhóm Hồi giáo này đã khiến Israel đặt ra chiến lược khác nhau để từng bước tiêu diệt được ban lãnh đạo cấp cao của hai nhóm.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trên bản tin thời sự của đài CNN phát sóng ngày 28/9, nhà bình luận Nic Robertson - một phóng viên kỳ cựu chuyên viết bài về các vấn đề nóng tại Trung Đông - đã chỉ ra lý do vì sao quân đội Israel lại có thể dễ dàng tiếp cận và tiêu diệt thủ lĩnh, chỉ huy cấp cao của Hezbollah hơn so với Hamas ở Gaza.
Theo nhà báo này, mạng lưới thông tin tình báo hiệu quả tại một môi trường mở như Liban đã giúp Israel hoàn thành kế hoạch tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah.
Ông Robertson cho biết kế hoạch nhắm đến ban lãnh đạo của nhóm vũ trang Hồi giáo tại Liban không chỉ được ấp ủ trong một vài ngày mà đây là một kế hoạch dài hơi bàn tính trong gần 20 năm - kể từ cuộc tấn công lớn cuối cùng của Israel vào Beirut vào năm 2006. Trong khoảng thời gian đó, Israel đã xây dựng được mạng lưới gián điệp cài cắm vào lực lượng Hezbollah, lấy được nguồn tin tình báo đáng tin cậy khi môi trường hoạt động của Hezbollah là tại Liban, một nơi dễ dàng kết nối Wifi và không gian mở hơn so với Gaza. Kế hoạch của Israel cũng bao gồm nhiều bước, trong đó gồm cả các cuộc tấn công vào máy nhắn tin và bộ đàm cầm tay, trước khi tiến tới cuộc tấn công nhằm vào thủ lĩnh Hezbollah. Ông Robertson nhận định chính nguồn lực con người - gián điệp của Israel bên trong Hezbollah - đã giúp quân đội Israel tấn công chính xác các địa điểm mà các thủ lĩnh của nhóm này đang ẩn náu trong thời gian gần đây.
Trong khi đó, đối với dải đất bị phong toả của người Palestine - Gaza, đây là một vùng đất tách biệt và khó xâm nhập để lấy thông tin tình báo. Chính vì vậy, để xác định được các mục tiêu cần tấn công tại Gaza cũng là một thách thức "khó nhằn" hơn đối với quân đội Israel.
Hiện căng thẳng Trung Đông đang nóng hơn bao giờ hết sau khi Israel ngày 27/9 không kích vào thành trì của Hezbollah tại thủ đô Beirut của Liban, khiến thủ lĩnh nhóm Hassan Nasrallah thiệt mạng. Trong một tuyên bố ngày 27/9, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) và cơ quan an ninh Israel nêu rõ các máy bay chiến đấu nước này đã tiến hành một cuộc tấn công có mục tiêu vào trụ sở chính của Hezbollah, nằm dưới lòng đất bên dưới một tòa nhà dân cư ở Dahieh tại Beirut. Các cuộc không kích của Israel đã san phẳng 6 tòa nhà. Đây là cuộc tấn công nặng nề nhất nhắm vào Beirut trong gần một năm xung đột giữa Hezbollah và Israel. Các đài truyền hình Israel đưa tin cuộc tấn công có liên quan đến bom với tổng cộng hàng chục tấn thuốc nổ.
Về phần mình, Hezbollah xác nhận cái chết của thủ lĩnh và tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến với Israel.
Liên quan đến vụ tấn công của Israel, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian ngày 28/9 đã chỉ trích hành động này, gọi đây là "tội ác chiến tranh", nhấn mạnh rằng cuộc không kích của Israel không chỉ là hành động quân sự đơn thuần, mà là sự leo thang đáng lo ngại trong khu vực, nhắm vào cả Liban và Palestine.
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz cũng cảnh báo tình hình địa chính trị sẽ leo thang nghiêm trọng hơn khi ông Nasrallah chết.
Trong ngày 28/9, phong trào Hezbollah tại Liban đã phóng nhiều tên lửa vào các vị trí của Israel ở biên giới phía Bắc. Quân đội Israel tuyên bố đang trong tình trạng báo động cao và sẵn sàng trước khả năng xung đột lan rộng.
Xe chở quan sát viên LHQ bị tấn công ở biên giới Liban Ngày 30/3, một xe chở các quan sát viên kỹ thuật của Liên hợp quốc (LHQ) đã bị tấn công khi đang di chuyển ở thị trấn Rmeish biên giới Liban, khiến một số người trên xe bị thương. Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tuần tra ở thị trấn Marjayoun, Liban ngày 8/12/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Truyền thông dẫn...