UNICEF: Tiêm chủng vaccine cho trẻ em Mỹ Latinh sụt giảm ở mức đáng báo động
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 25/4, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo về sự sụt giảm đáng báo động về số lượng trẻ em được tiêm vaccine phòng bệnh tại các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Medellin, Colombia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo UNICEF, cứ 4 trẻ em ở Mỹ Latinh và Caribe thì có 1 trẻ không nhận được lịch tiêm chủng vaccine định kỳ, khiến các em dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Các chuyên gia UNICEF cho biết trong 5 năm qua, lịch tiêm chủng hoàn chỉnh cho các loại bệnh như bạch hầu, uốn ván và ho gà ở Mỹ Latinh và Caribe đã giảm từ 90% năm 2015 xuống còn 76% vào năm 2020. UNICEF khẳng định, gần 2,5 triệu trẻ em Mỹ Latinh chưa được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Trong số đó, 1,5 triệu trẻ thậm chí chưa được tiêm bất kỳ mũi vaccine nào.
Tỷ lệ bao phủ vaccine đã bắt đầu có dấu hiệu giảm sút từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát và dịch COVID-19 đã khiến tình hình càng trở nên trầm trọng do các cơ sở tiêm chủng buộc phải thu hẹp hoạt động trong khi người dân lo sợ bị nhiễm bệnh khi đến các trung tâm y tế. Ngoài ra, theo chuyên gia về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh của UNICEF tại Mỹ Latinh và Caribe – Ralph Midy, trong 5 năm qua, chính phủ các nước trong khu vực đã hướng sự chú ý vào các vấn đề sức khỏe cộng đồng mới nổi khác, chẳng hạn như bệnh Zika, bệnh sốt do virus chikungunya và gần đây là COVID-19. Cùng với đó, sự tồn tại của các nhóm dân di cư khó xác định vị trí và những nhóm dân cư sống ở các khu vực biệt lập, khó tiếp cận cũng gây trở ngại cho quá trình tiêm chủng.
Video đang HOT
UNICEF cảnh báo việc giảm tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng sụt giảm là “bước lùi nguy hiểm”. Điều này khiến sức khỏe của trẻ vị thành niên gặp rủi ro, với những hậu quả đi theo suốt đời. Ngoài ra, tỷ lệ tiêm chủng giảm sút cũng tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm như sởi, vốn bắt nguồn từ một loại virus rất dễ lây lan.
Dữ liệu của LHQ cho thấy trong khi năm 2013 có gần 500 trường hợp mắc bệnh sởi, đến năm 2019 con số này đã tăng lên hơn 23.000 ca. Tương tự với bệnh bạch hầu, từ 5 trường hợp ghi nhận vào năm 2013, lên gần 900 ca vào năm 2019.
Giám đốc UNICEF khu vực châu Mỹ Latinh và Caribe, ông Jean Gough nhấn mạnh trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, các quốc gia trong khu vực cần phải có hành động ngay lập tức để ngăn tỷ lệ bao phủ vaccine cho trẻ em sụt giảm hơn nữa, bởi khả năng bùng phát các loại dịch bệnh truyền nhiễm sẽ gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho toàn xã hội.
Nguyên nhân gây thai lưu ở phụ nữ mang thai mắc COVID-19
Một nghiên cứu mới được đăng trên Archives of Pathology & Laboratory Medicine cho thấy COVID-19 có thể xâm nhập và hủy hoại nhau thai, dẫn tới lưu thai ở những phụ nữ mắc COVID-19.
Đây là biến chứng hiếm gặp, song có thể khẳng định rằng phụ nữ mắc COVID-19 phải đối mặt với nguy cơ cao từ virus SARS-CoV-2. Giới chức y tế nhấn mạnh rằng tiêm phòng có thể giúp ngăn chặn những ca như vậy ở phụ nữ đang mang thai.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai tại Bogota, Colombia ngày 23/7/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các nhà nghiên cứu từ 12 quốc gia đã phân tích nhau thai và tế bào tử thi của 64 thai lưu và 4 trẻ sơ sinh đã tử vong ngay sau khi sinh. Tất cả các trường hợp này đều liên quan đến phụ nữ chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc đã mắc COVID-19 trong thời gian mang thai.
Tiến sĩ Jeffery Goldstein, một nhà nghiên cứu bệnh học tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ), cho biết nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng về biến chứng hiếm gặp này, đồng thời xác nhận rằng việc nhau thai bị hỏng, chứ không phải bào thai nhiễm virus, chính là nguyên nhân gây ra nhiều ca lưu thai có liên quan đến COVID-19. Ông Goldstein không tham gia nghiên cứu trên.
Theo nghiên cứu trước đó, nguy cơ thai chết lưu - tức là bào thai chết trong vòng 20 tuần tuổi, cao hơn bình thường đối với phụ nữ mang thai mắc COVID-19, đặc biệt những người nhiễm biến thể Delta.
Tiến sĩ David Schwartz, tác giả chính của nghiên cứu trên, cho biết trong nhiều bệnh lây nhiễm khác, virus có thể xâm nhập bào thai và gây lưu thai, nhất là khiến thai bị nhiễm và phá hỏng thai. Một ví dụ là virus Zika. Tiến sĩ Schwartz và các cộng sự đã muốn tìm hiểu xem đó có phải là lý do gây lưu thai ở phụ nữ mắc COVID-19 hay không. Họ đã phát hiện điều ngược lại: nhau thai mới bị nhiễm và bị phá hủy. Tiến sĩ Schwartz cho biết: "Trong nhiều ca, nhau thai đã bị phá hủy tới 90%".
Tế bào nhau thai bình thường nói chung khỏe mạnh, có màu đỏ hung và xốp như bọt biển. Nhưng các mẫu nhau thai được nghiên cứu có màu tối của tế bào chết, và cứng hơn. Ông Schwartz cho biết thêm rằng không có trường hợp nhiễm bệnh khác khiến nhau thai bị hỏng. Đây là trường hợp đầu tiên ông quan sát thấy tình trạng nhau thai bị hư hại khi người mẹ nhiễm bệnh.
Nhau thai gắn với tử cung của người mẹ, kết nối với dây rốn, cung cấp ô xy và nuôi dưỡng thai nhi thông qua các mạch máu của mẹ. Virus thường đến nhau thai theo mạch máu, tấn công các tế bào, gây viêm và ngăn lưu thông máu và khí ô xy, từ đó khiến bào thai nghẹt thở và chết.
Virus SARS-CoV-2 được phát hiện trong một số bào thai nhưng các bằng chứng cho thấy tình trạng nghẹt thở trong tử cung do nhau thai hỏng nhiều khả năng dẫn tới thai chết lưu.
Một báo cáo của Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) tháng 11/2021 cho biết cứ 80 phụ nữ mang thai tại Mỹ mắc COVID-19, có 1 trường hợp thai chết lưu. Tỷ lệ này là 1/155 ca ở phụ nữ không mắc bệnh. Nhưng vẫn chưa rõ liệu các ca nhiễm biến thể Omicron có tăng nguy cơ lưu thai hay không.
Colombia ghi nhận ba ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron Ngày 20/12, Bộ trưởng Y tế Colombia Fernando Ruiz thông báo nước này đã phát hiện ba trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Medellin, Colombia, ngày 7/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, thông báo của Bộ trưởng Ruiz nêu rõ các ca...