Unicef: Tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm trên toàn cầu
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( Unicef) cho biết tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể trong vòng 20 năm qua, từ 12 triệu trẻ vào năm 1990 xuống còn 6,9 triệu trẻ vào năm 2011.
Unicef cho biết một phần nguyên nhân là do các nước nghèo đang ngày một phát triển hơn và nhờ những chính sách với mục tiêu cụ thể như khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và tiêm phòng các bệnh thường gặp.
Những nỗ lực nhắm vào các bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi cũng giúp giảm tỉ lệ tử vong do bệnh này trên toàn cầu từ 500.000 ca vào năm 2000 xuống 100.000 ca vào năm 2011.
5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi bao gồm viêm phổi (18%) các biến chứng do sinh non (14%) tiêu chảy (11%) các biến chứng khi sinh (9%) và sốt rét (7%).
Unicef cho biết gần một nửa (khoảng 40%) số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi xảy ra trong vòng 28 ngày đầu đời, với khoảng 3 triệu trẻ tử vong trên toàn cầu chỉ tính riêng năm 2011.
Các quốc gia có mức giảm lớn nhất về tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là:
&bull Lào
Video đang HOT
&bull Timor-Leste
&bull Liberia
&bull Bangladesh
&bull Rwanda
&bull Nepal
&bull Campuchia
&bull Malawi
&bull Madagascar
&bull Bhutan
Tuy nhiên, dù tỉ lệ tử vong đã giảm tới gần một nửa nhưng mỗi ngày vẫn có gần 19.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu.
Anh Khôi
Theo BBC
Coi chừng hen suyễn mãn tính
Môi trường ô nhiễm, nuôi thú cưng, tiếp xúc hóa chất, trái gió trở trời... khiến những người có cơ địa dị ứng thêm mắc bệnh trầm trọng về đường hô hấp.
Ảnh minh họa.
Tại hội nghị về những thách thức của y tế toàn cầu, dành cho các nhà chuyên môn và báo chí thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline tổ chức, diễn ra ở Hồng Kông mới đây, các nhà chuyên môn đã tập trung phần lớn thời gian vào các bệnh về đường hô hấp, bệnh hen suyễn HIV/AIDS lao phổi, sốt rét..., là những bệnh đang xảy ra nhiều ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tại hội nghị, Việt Nam là một trong những quốc gia được các nhà chuyên môn đánh giá tốt trong kiểm soát bệnh hen suyễn. Các báo cáo đề cập về hen suyễn là bệnh rất thường gặp trên thế giới (với khoảng 300 triệu người đang mắc). Riêng tại Việt Nam, chiếm dưới 10% dân số mắc bệnh này. Đây là dạng viêm mãn tính ở đường thở, hậu quả của quá trình tương tác giữa cơ địa dị ứng với các yếu tố gây bệnh hen từ ngoài môi trường như: con mạt nhà trong chăn, màn, gối, nệm con gián các loại thú có lông (chó, mèo) phấn hoa nấm mốc các chất dị ứng (hóa chất như chất diệt côn trùng, chất tẩy, chất xịt phòng) một số thuốc men khác...
Trả lời các câu hỏi của PV Báo Thanh Niên tại hội nghị, bác sĩ Roland Leung (chuyên gia về bệnh hô hấp của Hồng Kông) nói: "Bệnh hen xảy ra nhiều ở trẻ em, nhưng lúc trẻ còn nhỏ ít gia đình để ý, khi phát hiện thì thường bệnh đã nặng. Tình trạng ô nhiễm môi trường là nguyên nhân phổ biến làm cho bệnh hen suyễn nặng hơn, và dễ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn".
Khói bụi...sẽ khiến bệnh về đường hô hấp gia tăng nhanh chóng - Ảnh minh họa.
Biểu hiện thường gặp của hen suyễn là ho, khò khè, khó thở, nặng ngực (tái đi tái lại nhiều lần). Và, bệnh dễ xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố như thay đổi thời tiết, phấn hoa, bụi. Triệu chứng xảy ra nhiều hơn vào ban đêm, lúc giao mùa, mùa lạnh, khi tiếp xúc với bụi bặm, sau khi ăn đồ biển, thịt bò...
Một khi bệnh hen suyễn mãn tính thì không thể điều trị khỏi hẳn được, nhưng người bệnh vẫn sống chung với nó, kiểm soát được nó, nếu tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ chuyên khoa - nhằm không để dẫn đến cơn kịch phát gây nguy hiểm và tốn kém.
Theo SKDS
Sốt rét dai dẳng, chữa thế nào? Sốt rét dai dẳng thường do chủng loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum gây nên. Bệnh nhân bị mắc bệnh sốt rét lai rai, điều trị bảo đảm đúng liệu trình một đợt bằng thuốc đặc hiệu nhưng vẫn không sạch ký sinh trùng sốt rét và không cắt được cơn sốt. Nếu có cắt được sốt, vài ngày sau lại...