UNICEF kêu gọi hỗ trợ hơn 13 triệu trẻ em tị nạn ở châu Phi
Ngày 9-2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi đẩy mạnh các chương trình hành động quốc gia và hợp tác khu vực cũng như quốc tế để bảo vệ quyền và khơi dậy tiềm năng với ít nhất 13,5 triệu trẻ em ở châu Phi phải sống trong cảnh tha hương.
Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) dự kiến diễn ra tại Addis Ababa, Ethiopia trong hai ngày 10 và 11-2, UNICEF kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Phi hợp tác để cùng xác định những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng di cư bất hợp pháp đồng thời đáp ứng nguyện vọng của trẻ di cư trên toàn châu lục.
Video đang HOT
Ước tính, cứ bốn người di cư châu Phi thì có một trẻ em, tỷ lệ này gấp đôi tỷ lệ trung bình toàn cầu. 59% trong số 6,8 triệu người di cư tại các quốc gia châu Phi là trẻ em. Trong hội nghị sắp tới, AU dự định phát động năm vì người tị nạn, người hồi hương và những người tha hương trong châu lục nhằm hỗ trợ những nạn nhân của bạo lực, xung đột, ngược đãi, biến đối khí hậu, nghèo đói và thiếu cơ hội được giáo dục
Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore cho rằng hầu hết người di cư châu Phi chỉ di chuyển bên trong lãnh thổ châu lục. Trong khi phần lớn các hoạt động di cư là bình thường và tuân thủ pháp luật thì tình trạng di cư bất hợp pháp vẫn tiếp diễn mà các nguyên nhân chủ yếu đều liên quan tới các yếu tố tiêu cực. Theo bà Fore, mỗi ngày, tại “lục địa đen” đều có những trẻ em và các gia đình chịu đựng tình trạng bạo lực, nghèo đói hoặc biến đổi khí hậu, cuối cùng phải đưa ra quyết định rời bỏ nhà cửa để tìm tới nơi an toàn hơn với một tương lai tốt hơn. Vì vậy, việc khắc phục được những nguyên nhân sâu xa này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng di cư .
Bên cạnh việc xác định các yếu tố tiêu cực dẫn tới tình trạng di cư bất hợp pháp, UNICEF cũng kêu gọi chính phủ các quốc gia châu Phi áp dụng các chính sách và chương trình bảo vệ, hỗ trợ và đầu tư cho người tị nạn cũng như những người di cư và trẻ tha hương. Quỹ Nhi đồng LHQ cũng hối thúc các chính phủ châu Phi hợp tác để thu thập và chia sẻ những dữ liệu và thông tin kịp thời, hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về những tác động từ tình trạng di cư hoặc tha hương với trẻ em và gia đình các em.
Theo TTXVN
Chính sách mới của Mỹ ở châu Phi
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ G.Bôn-tơn mới đây công bố những nét chính trong chính sách mới về châu Phi, trong đó nhấn mạnh cam kết của Oa-sinh-tơn tăng cường thương mại và hoạt động gìn giữ hòa bình tại các quốc gia ở khu vực này.
Là khu vực tiềm năng mà các cường quốc nhắm tới, tuy nhiên, châu Phi vẫn có những kế hoạch phát triển của riêng mình.
Công ty máy nông nghiệp của Mỹ xuất khẩu sản phẩm sang châu Phi. Ảnh THE STANDARD
Mỹ đang triển khai sáng kiến "Châu Phi thịnh vượng" nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào châu Phi và tầng lớp người có thu nhập trung bình đang tăng tại "lục địa đen". Ưu tiên số một mà Mỹ hướng tới châu Phi sẽ xoay quanh việc thúc đẩy quan hệ kinh tế nhằm tạo dựng cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ và bảo vệ sự độc lập của các quốc gia tại châu lục này song song với các lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ không cung cấp "viện trợ dàn trải", cũng như không hỗ trợ các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình không hiệu quả, không thành công của Liên hợp quốc. Mỹ sẽ hướng các khoản tài trợ tới các quốc gia quan trọng và các mục tiêu chiến lược cụ thể.
Những thay đổi trong chính sách mới của Mỹ đối với châu Phi phản ánh sự thực dụng hơn nhằm sử dụng nguồn tài chính hiệu quả cho những mục tiêu cụ thể. iều này giúp Mỹ vừa duy trì được ảnh hưởng ở "lục địa đen" vừa tiết kiệm tài chính trong bối cảnh ngân sách ngày càng eo hẹp. Trong 20 năm qua, Mỹ đã cung cấp hơn 16 tỷ USD viện trợ cho châu Phi. "Xứ cờ hoa" đã đổ không ít tiền của để duy trì các căn cứ quân sự cũng như các hoạt động huấn luyện quân sự ở châu lục này. Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực chống lại các tổ chức khủng bố như tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), An Kê-đa. Quốc hội Mỹ đã thông qua ạo luật sử dụng hiệu quả hơn các khoản đầu tư phát triển (BUILD), vốn được coi là sáng kiến quan trọng nhất của Oa-sinh-tơn đối với châu Phi dưới thời của Tổng thống Mỹ .Trăm. Theo quy định của ạo luật BUILD, Công ty ầu tư tư nhân nước ngoài (OPIC) sẽ được chuyển thành Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Mỹ (USIDFC) với ngân sách 60 tỷ USD, gấp hai lần ngân sách hiện tại của OPIC. áng chú ý, USIDFC sẽ là chủ sở hữu trong các khoản đầu tư - thẩm quyền mới trước đó chưa được giao cho OPIC.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ .Trăm siết chặt hơn sự kiểm soát đối với ngân sách dành cho châu Phi nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Mỹ đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch tiếp tục chi ngân sách của Liên hợp quốc cho hoạt động gìn giữ hòa bình ở châu Phi, cho rằng việc này cần phải đi kèm một số điều kiện. Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới đây, ba nước châu Phi thành viên Hội đồng Bảo an gồm Ê-ti-ô-pi-a, Ghi-nê xích đạo và Cốt i-voa đã trình dự thảo nghị quyết đề xuất Liên hợp quốc tiếp tục tài trợ cho hoạt động gìn giữ hòa bình ở châu Phi trên cơ sở xét từng trường hợp. Pháp và Trung Quốc ủng hộ nghị quyết này vì cho rằng ngân sách sẽ giúp Liên minh châu Phi (AU) có đủ nguồn tài chính để ứng phó các cuộc xung đột tại đây. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận dự thảo nghị quyết, phía Mỹ đã đưa ra yêu cầu sẽ chỉ cung cấp 75% số tiền và AU cần đóng góp 25% còn lại. Mỹ đã đưa ra 11 điều kiện khiến đại diện các nước châu Phi không giấu được thất vọng.
Trong bối cảnh các cường quốc, trong đó có Mỹ tiếp tục tranh giành ảnh hưởng ở châu Phi, các nhà lãnh đạo "lục địa đen" tiếp tục kêu gọi tăng cường đoàn kết nội khối. Chủ tịch AU M.Ma-ha-mát đã kêu gọi các nước thành viên AU xây dựng một lập trường chung của châu lục trong bối cảnh thế giới đang đối mặt sự suy giảm của chủ nghĩa đa phương. Ông Ma-ha-mát nhấn mạnh: "Thế giới đang thay đổi, chúng ta phải xây dựng một lập trường chung của châu Phi và có một tiếng nói chung". Theo Chủ tịch AU, sự cạnh tranh khốc liệt trên trường quốc tế buộc các nước châu Phi phải đoàn kết hơn bao giờ hết và có những biện pháp phối hợp cũng như tiếng nói chung bảo đảm cân nhắc lợi ích của các nước trong châu lục. Châu Phi đang gửi đi một thông điệp rằng, "lục địa đen" sẵn sàng và chào đón sự hợp tác về kinh tế và thương mại ở mọi cấp, song vẫn giữ vững sự độc lập, tự chủ.
THANH HÀ
Theo NDĐT
Cuộc đua Mỹ - Trung Quốc trên lục địa đen Cuộc đua Mỹ - Trung Quốc tại châu Phi ngày càng căng thẳng. Trong khi Bắc Kinh ủng hộ mạnh mẽ đề xuất Liên hợp quốc (LHQ) đảm bảo tài chính cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) trên lục địa đen, thì Washington thẳng thừng bác bỏ. Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp...