UNICEF kêu gọi chấm dứt “chủ nghĩa dân tộc” về vaccine Covid-19
Các chính phủ nên loại bỏ các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp dẫn tới ngăn chặn, hạn chế hoặc làm chậm xuất khẩu vaccine Covid-19, nguyên liệu và vật tư…
Chấm dứt chủ nghĩa dân tộc đối với vaccine
Một thông điệp vừa được Tổ chức UNICEF phát đi từ NEW YORK (Mỹ) về vấn đề vaccine Covid-19. Trong đó, khuyến cáo các nước cần chấm dứt “chủ nghĩa dân tộc” đối với vaccine.
Thông điệp nêu rõ: “Trong hơn một năm, các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính phủ, các nhà từ thiện và các tổ chức đa phương trên thế giới đã tập hợp lại và thực hiện một điều chưa từng có: Tạo ra vaccine để chống lại một loại virus đã khiến cho cả thế giới rơi vào bế tắc.
Và họ đã thử nghiệm, vận chuyển và bắt đầu triển khai tiêm những loại vaccine đó một cách an toàn trong một thời gian kỷ lục. Điều này thật sự đáng kinh ngạc. Nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Các biến thể đã xuất hiện trên toàn thế giới, và với mỗi biến thể lại nảy sinh nguy cơ đẩy lùi sự tiến bộ trên toàn cầu”.
UNICEF nhận định, với tốc độ hiện tại thì nguồn cung vaccine không đủ để đáp ứng nhu cầu. Và nguồn cung thì lại tập trung trong tay một số ít quốc gia. Một số quốc gia đã có đủ vaccine để tiêm cho toàn bộ dân số của mình nhiều lần, trong khi đó, một số quốc gia khác vẫn chưa nhận được những liều vaccine đầu tiên. Điều này đe dọa tất cả chúng ta. Virus và các biến thể sẽ giành chiến thắng.
Theo UNICEF, để đi trước virus và tạo ra sự thay đổi nhanh chóng, chúng ta phải xây dựng chiến lược tập trung tiêm phòng cho nhân viên tuyến đầu và hướng tới một chiến lược đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả mọi người.
Video đang HOT
Ba hành động khẩn cấp được UNICEF kêu gọi chính phủ các nước.
Thứ nhất, đơn giản hóa quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc cấp phép tự nguyện và chủ động của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng chỉ có thế thôi thì chưa đủ để tăng năng xuất. Không giống như sản xuất thuốc, sản xuất vaccine là một quy trình phức tạp với nhiều thành phần và công đoạn. Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cần cung cấp các quan hệ đối tác công nghệ cùng với giấy phép sỏ hữu trí tuệ, chủ động chia sẻ bí quyết và các hợp đồng với các nhà sản xuất, không hạn chế về địa lý hoặc khối lượng sản xuất.
Thách thức này không yêu cầu phải từ bỏ sở hữu trí tuệ mà cần có sự hợp tác và chủ động. Các quan hệ đối tác sản xuất gần đây của Pfizer-BioNtech; AZ-SII, J&J- Merck và J&J-Aspen là những ví dụ đáng khích lệ. UNICEF kêu gọi các bên liên quan thực hiện tương tự để tăng quy mô và sự đa dạng về địa lý của sản xuất.
“Chỉ có thị trường thôi thì không thể đảm bảo lợi ích của đổi mới đối với tất cả mọi người, việc cấp phép tự nguyện, lập quỹ chung và các cơ chế đa phương như COVAX là một cách hiệu quả và thực tế để các nhà phát triển và sản xuất vaccin hợp tác, đổi mới và khuyến khích tiếp cận công bằng”, thông điệp nhấn mạnh.
Thứ hai, chúng ta cần chấm dứt chủ nghĩa dân tộc đối với vaccine. Các chính phủ nên loại bỏ các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp dẫn tới ngăn chặn, hạn chế hoặc làm chậm xuất khẩu vaccine Covid-19, nguyên liệu và vật tư.
Virus không giới hạn bởi biên giới. Chiến thắng Covid-19 ở mỗi quốc gia quê hương của chúng ta cũng có nghĩa là đánh bại virus trên toàn thế giới bằng cách đảm bảo cung ứng vaccine và vật tư ổn định cho tất cả mọi người.
Thứ ba, các chính phủ đã ký được hợp đồng cho những liều vaccine trong tương lai nhiều hơn mức cần thiết để tiêm cho toàn bộ dân số trưởng thành của nước mình trong năm nay, nên ngay lập tức cho vay, chuyển hoặc tặng các liều thừa của năm 2021 cho COVAX, để vaccine này được phân bổ công bằng cho các quốc gia khác.
Ngoài ra, các quốc gia hiện đang có nguồn cung cấp và sản xuất đủ vaccine nên xem xét quyên góp ít nhất 5% số vaccine đã sản xuất hiện có và cam kết tiếp tục đóng góp trong suốt cả năm, nâng mức đóng góp phù hợp với nguồn cung tăng. Cam kết chia sẻ vaccin hiện tại sẽ giúp tăng cường khả năng dự đoán, đẩy nhanh khả năng tiếp cận công bằng và giúp ổn định thị trường vaccine toàn cầu.
“Đại dịch Covid-19 đã chứng tỏ với tất cả chúng ta rằng không ai an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn. Việc tiếp cận công bằng với vaccine Covid-19 nằm trong tầm tay của chúng ta. Chúng ta đã chứng minh rằng thế giới có thể cùng nhau hợp tác để thực hiện những điều chưa từng có, và chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện điều đó một lần nữa. Chúng ta thực hiện càng sớm thì cuộc sống của chúng ta, và cuộc sống của con cháu chúng ta càng sớm trở lại bình thường”, UNICEF nhấn mạnh.
Căng thẳng vaccine COVID-19 tại châu Á khi Ấn Độ và Trung Quốc đẩy mạnh tặng nước khác
Trong khi châu Âu rơi vào "chiến tranh vaccine" và gặp nhiều khó khăn để ngăn xuất khẩu vaccine COVID-19 thì tại châu Á, cuộc tranh giành lại liên quan đến việc tặng vaccine.
Một nhà nghiên cứu tại Viện Serum, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Ấn Độ và Trung Quốc đã tặng vaccine COVID-19 cho nhiều quốc gia vì lý do ngoại giao. Nhưng đến nay, hai quốc gia châu Á này đứng trước áp lực cung cấp vaccine cho công dân. Trong thập niên qua, Trung Quốc đã tăng cường quan hệ với Sri Lanka, Maldives, Bangladesh và một số quốc gia khác được đánh giá chịu nhiều ảnh hưởng từ Ấn Độ.
Theo tờ Guardian (Anh), đối đầu giữa New Delhi và Bắc Kinh đôi khi diễn ra ở hình thức căng thẳng quân sự ở biên giới. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, cuộc cạnh tranh giữa Ấn Độ và Bắc Kinh còn liên quan đến việc chuyển vaccine COVID-19 sang quốc gia khác.
Ấn Độ vốn sở hữu năng lực sản xuất vaccine ấn tượng và còn đạt được thỏa thuận cấp phép để điều chế theo công thức của AstraZeneca. Thủ tướng Narendra Modi vào tháng 1 tuyên bố về sáng kiến "vaccine maitri" (tiếng Hindi có nghĩa là tình hữu nghị vaccine), vài ngày sau khi nước này khởi động chiến dịch tiêm toàn quốc.
Thủ tướng Modi trong tháng 1 cũng nhấn mạnh: "Ấn Độ vô cùng tự hào là một đối tác đáng tin cậy đáp ứng nhu cầu y tế của toàn cầu. Nguồn cung vaccine COVID-19 tới một số quốc gia sẽ bắt đầu từ 20/1".
Ấn Độ cần dành nhiều tuần để tăng cường cơ sở hạ tầng vaccine để phục vụ cho 1,3 tỷ dân nước này. Cùng thời điểm, các nhà sản xuất vaccine Ấn Độ, bao gồm Viện Serum, đang sản xuất 2,5 tỷ liều vaccine COVID-19 mỗi ngày.
"Bộ tứ kim cương" (còn gọi là QUAD) trong cuộc họp vào tháng 3 đã tuyên bố đẩy mạnh năng lực sản xuất vaccine của Ấn Độ. Bốn nhà lãnh đạo của QUAD bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản cam kết đến cuối năm 2022 sẽ chuyển 1 tỷ liều vaccine COVID-19 cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và nhiều nơi khác. Điều này được cho là duấu hiệu về một cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ liên quan đến vaccine COVID-19.
Tháng 2, khi lô 500.000 liều vaccine COVID-19 do Ấn Độ sản xuất được chuyển đến Sri Lanka, chủ tịch Hiệp hội Y học nước này Palitha Abeykoon đã chia sẻ: "Số lượng này đủ để tiêm cho mọi lao động tiền tuyến tại đất nước chúng tôi".
Vaccine COVID-19 của Trung Quốc tại căn cứ không quân của Philippines ở Manila. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc trong khi đó lên kế hoạch gửi vaccine COVID-19 do nước này sản xuất đến 69 quốc gia và bán cho 28 nước khác. Nhiều quốc gia trong số này thuộc Trung Đông và Mỹ Latinh - những khu vực vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ các nhà sản xuất dược Mỹ. Theo truyền thông Trung Quốc, nước này đã tặng vaccine COVID-19 cho Philippines và Zimbabwe, Chile, Bolivia cùng Hungary...
Nhưng ở thời điểm Trung Quốc và Ấn Độ tăng đều đứng trước áp lực tăng nguồn cung vaccine bởi nhu cầu nội địa có thể tăng.
Vào ngày 18/3, Anh xác nhận chương trình tiêm vaccine COVID-19 của nước này trong những tuần tới có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt do số vaccine đặt hàng từ Viện Serum đến chậm. Đại diện của Viện Serum chia sẻ với tờ Observer rằng 5 triệu liều vaccine COVID-19 dự định chuyển cho Anh đã bị giữ lại do nhu cầu tăng mạnh tại Ấn Độ.
Trung Quốc cũng đang cần tăng 6 lần số liều vaccine COVID-19 để đáp ứng mục tiêu sử dụng trong nước và điều này có thể tác động đến cam kết của nước này chuyển vaccine tới một số quốc gia khác.
Chính quyền Ấn Độ đột ngột bỏ kỳ thi cấp quốc gia về bò Chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của Thủ tướng Narenda Modi đã hủy kế hoạch tổ chức kỳ thi quốc gia về bò sau khi xuất hiện dư luận chỉ trích về mục đích của việc làm này. Bò được chăn thả tại một ngôi làng ở bang Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: NYT Học sinh, sinh viên Ấn Độ trước đó...