UNICEF cảnh báo về khoảng cách kỹ thuật số theo giới ở các nước nghèo
Khoảng 90% nữ giới trong độ tuổi từ 15-24, sinh sống tại các nước nghèo nhất trên thế giới, không được tiếp cận với Internet.
Người dân chờ lấy nước sinh hoạt tại một trại tị nạn ở Baidoa, Somalia, ngày 13/2/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Việc này kéo theo những nguy cơ nghiêm trọng về khả năng nữ giới sẽ bị bỏ lại phía sau về mặt kinh tế trong một thế giới ngày càng kết nối số. Cảnh báo trên được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra trong báo cáo đánh giá việc sử dụng Internet tại 54 quốc gia, hầu hết có thu nhập thấp, công bố ngày 26/4.
Báo cáo nêu rõ nữ giới trong độ tuổi từ 15 – 24 đang bị ngăn cản trong việc tiếp cận các kỹ năng kỹ thuật số. Cụ thể, 65 triệu nữ giới trong độ tuổi từ 15 đến 24 ở những nước nghèo nhất thế giới, tương đương khoảng 90%, không được tiếp cận với Internet, cao hơn nhiều so với khoảng 57 triệu nam giới trong cùng độ tuổi không được tiếp cận với Internet (chiếm khoảng 78%). Nam Á là khu vực có chênh lệch kỹ thuật số lớn nhất.
Video đang HOT
Theo báo cáo, trẻ em gái ít có cơ hội nhất trong việc phát triển các kỹ năng cần thiết cho học tập và làm việc của thế kỷ XXI. Tính trung bình trên 32 quốc gia và vùng lãnh thổ, kỹ năng kỹ thuật số của trẻ em gái thấp hơn 35% so với trẻ em trai, trong đó bao gồm cả các kỹ năng đơn giản như sao chép hoặc dán văn bản, gửi email hay chuyển tài liệu.
Không chỉ vậy, thực tế chênh lệch trong việc tiếp cận công nghệ tồn tại ngay trong phạm vi gia đình. Theo đó, tại 41 nước và vùng lãnh thổ, các hộ gia đình thường có xu hướng cung cấp điện thoại cho con trai hơn là con gái. Cụ thể, tỷ lệ nữ giới trẻ có điện thoại di động hiện chỉ chiếm 13%. Điều này làm hạn chế khả năng của họ khi tham gia vào thế giới kỹ thuật số.
Trong một tuyên bố, Giám đốc phụ trách giáo dục của UNICEF, ông Robert Jenkins nhấn mạnh việc xóa bỏ khoảng cách kỹ thuật số giữa trẻ em gái và trẻ em trai không chỉ đơn thuần là việc tiếp cận với Internet và công nghệ mà còn là trao quyền để trẻ em gái trở thành những nhà đổi mới, sáng tạo và lãnh đạo. Để có thể giải quyết khoảng cách giới trong thị trường lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, ngay từ bây giờ phải hỗ trợ người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em gái, có các kỹ năng kỹ thuật số.
Báo cáo của UNICEF cảnh báo ngay cả khi trẻ em gái được tiếp cận bình đẳng với các cơ hội giáo dục truyền thống như toán học và đọc hiểu, việc này cũng không có nghĩa các em sẽ được tiếp cận các kỹ năng kỹ thuật số.
Mỹ hủy kế hoạch tiếp xúc với Taliban ở Doha, Qatar
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 25/3 thông báo giới chức nước này đã hủy bỏ những cuộc gặp được lên kế hoạch từ trước với Taliban ở Doha (Qatar) do phong trào Hồi giáo cầm quyền tại Afghanistan từ chối cho phép trẻ em gái trở lại trường học.
Nữ sinh tại một trường học ở Kabul, Afghanistan, ngày 23/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Quyết định của họ (Taliban) là vô cùng đáng thất vọng và là một sự đảo ngược khó lý giải những cam kết, trước hết là đối với người dân Afghanistan, cũng như với cộng đồng quốc tế. Chúng tôi đã hủy một số hoạt động tiếp xúc, bao gồm những cuộc gặp được lên kế hoạch tổ chức ở Doha".
Hãng tin Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin cho hay hàng loạt cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Taliban đã được lên kế hoạch diễn ra bên lề một hội nghị cấp cao ở thủ đô Doha của Qatar trong hai ngày 25 và 26/3. Một số cuộc gặp sẽ có sự tham dự của các đại diện của Liên hợp quốc (LHQ) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Một người phát ngôn của Taliban xác nhận phái đoàn của phong trào này, bao gồm quyền Ngoại trưởng Amir Khan Muttaqi, dự kiến sẽ lên đường tới Doha.
Theo kế hoạch, đối thoại Mỹ-Taliban dự kiến bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có vai trò độc lập của Ngân hàng Trung ương Afghanistan và hoạt động in tiền của quốc gia Tây Nam Á.
Trước đó, Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây ngày 24/3 đã lên án quyết định của chính quyền Taliban tiếp tục đóng cửa các trường nữ sinh trung học ở Afghanistan. Các ngoại trưởng Mỹ, Anh, Pháp, Italy, Na Uy, Canada và đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cùng ra tuyên bố chung nhấn mạnh quyết định trên của Taliban sẽ làm tổn hại đến triển vọng được cộng đồng quốc tế ủng hộ và thừa nhận tính hợp pháp của phong trào Hồi giáo này. Hành động của Taliban mâu thuẫn với những cam kết công khai của phong trào này đối với người dân Afghanistan và cộng đồng quốc tế.
Cũng trong ngày 24/3, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã bày tỏ thất vọng trước quyết định của Taliban, cho rằng hành động này vi phạm quyền bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực giáo dục. Ông kêu gọi chính quyền Taliban ngay lập tức mở cửa trường học cho tất cả học sinh.
Hôm 22/3, Taliban đã bất ngờ rút lại thông báo mở cửa trường trung học cho nữ sinh, đồng thời tuyên bố các trường này vẫn sẽ đóng cửa cho đến khi một kế hoạch được đề ra theo luật Hồi giáo cho phép hoạt động trở lại. Động thái của Taliban diễn ra sau nhiều tháng cộng đồng quốc tế nỗ lực giải quyết vấn đề hỗ trợ chi trả lương cho giáo viên, cũng như vào thời điểm trẻ em gái Afghanistan háo hức quay trở lại trường học lần đầu tiên sau 7 tháng thất học.
Từ khi nắm quyền kiểm soát Afghanistan hồi tháng 8/2021, Taliban đã áp đặt một loạt quy định hạn chế đối với phụ nữ như cấm phụ nữ tham gia công việc của chính phủ, kiểm soát quần áo họ được phép mặc và cấm phụ nữ đi ra khỏi thành phố một mình.
Taliban cấm phụ nữ làm việc cho phái bộ Liên hợp quốc Ngày 4/4, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Stephane Dujarric, cho biết chính quyền Taliban ở Afghanistan đã ban hành lệnh cấm phụ nữ làm việc cho phái bộ của LHQ ở nước này. Phụ nữ Afghanistan làm việc tại xưởng may ở thành phố Jalalabad ngày 1/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới, ông Dujarric...