UNHCR quan ngại về tình hình tại CH Chad
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/4, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi đã bày tỏ lo ngại về tình hình bất ổn tại CH Chad sau khi Tổng thống Idriss Deby Itno, người đã cầm quyền tại quốc gia này 30 năm, bất ngờ qua đời.
Tổng thống CH Chad Idriss Deby Itno trong cuộc họp báo tại Berlin nhân chuyến thăm Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Grandi nhấn mạnh CH Chad đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định của Sahel – khu vực hiện đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo. Tình hình tại CH Chad đang ngày càng diễn biến phức tạp. Việc Tổng thống Deby qua đời đã gây ra những lo ngại về khoảng trống quyền lực ở CH Chad, đồng minh quan trọng của các nước phương Tây trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thánh chiến.
Nhận định của ông Grandi được đưa ra trong chuyến thăm đến CHDC Congo, một ngày trước lễ tang của Tổng thống Deby. Tham dự sự kiện này có hàng chục nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Video đang HOT
Ông Grandi cho biết sẽ thảo luận về các vấn đề khác đang được quan tâm của châu lục với Tổng thống CHDC Congo Felix Tshisekedi, người hiện đang giữ chức Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU). Ngày 20/4, quân đội CH Chad đã tuyên bố Tổng thống Deby, người vừa đắc cử nhiệm kỳ thứ 6, qua đời vì những vết thương khi chỉ huy quân đội trong trận chiến chống lại quân nổi dậy ở miền Bắc. Tướng Mahamat Idriss Deby Itno, con trai của ông Idriss Deby Itno, đã được chỉ định làm nhà lãnh đạo lâm thời của nước này.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Nigeria Bashir Salihi Magashi ngày 22/4 cho biết nước này đã tăng cường an ninh tại các khu vực biên giới để hạn chế các mối đe doạ an ninh từ CH Chad sau tình hình tại nước láng giềng trở nên phức tạp.
Ông Magashi khẳng định sau khi Tổng thống Deby qua đời, nhiều vấn đề sẽ phát sinh giữa các nước láng giềng. Trong trường hợp bất ổn xảy ra ở CH Chad, Nigeria sẽ là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nigeria đã nhanh chóng phản ứng bằng cách tăng cường, củng cố an ninh tại các khu vực biên giới để đẩy lùi các băng nhóm tội phạm và các phần tử cực đoan. Những người Nigeria sẵn sàng trở về nhà do tình hình phức tạp tại CH Chad có thể được sàng lọc và được phép nhập cảnh.
Liên quan đến vấn đề buôn bán và phổ biến vũ khí, CH Chad là vùng đệm đưa vũ khí xâm nhập vào Nigeria. Chính phủ Nigeria kêu gọi các nước châu Phi tích cực tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho vấn đề tại CH Chad.
EU bàn cách cải thiện quan hệ với Mỹ thời hậu Trump
Giới chức EU bắt đầu thảo luận cách thức tốt nhất cải thiện quan hệ xuyên Đại Tây Dương với Mỹ sau khi Trump rời nhiệm sở.
Các đại sứ từ 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/11 sẽ bắt đầu thảo luận về 5 nhóm chính sách lớn mà theo họ có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác hơn nữa với Tổng thống đắc cử Joe Biden sau 4 năm nhiều căng thẳng với chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu về tình hình châu Âu tại Berlin, Đức, ngày 8/11. Ảnh: Reuters.
Những lĩnh vực được quan tâm thảo luận gồm y tế, trong đó có cuộc chiến chống Covid-19, thúc đẩy hồi phục kinh tế, chống biến đổi khí hậu, củng cố hòa bình, an ninh và bảo vệ các giá trị chung.
Sau đó, lãnh đạo các nước EU sẽ thảo luận về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương khi tham dự một hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong hai ngày 10-11/12.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng Mỹ và EU cần sớm hình thành một liên minh xuyên Đại Tây Dương trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và kinh tế số.
Rất nhiều lãnh đạo châu Âu đã sốc khi chứng kiến Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân Iran, đánh thuế vào hàng hóa EU và từ chối các thể chế đa phương mà Mỹ từng hậu thuẫn trong nhiều thập kỷ.
Von der Leyen cho biết EU mong đợi Mỹ sẽ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Trước đó, Biden cũng đã cam kết sẽ làm như vậy sau khi ông nhậm chức.
Luật phòng chống lây nhiễm mới của Đức "vượt ải" Hội đồng Liên bang Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tại phiên họp bất thường thảo luận về luật mới nêu trên, Hội đồng Liên bang không có ý kiến phản đối đối với dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống lây nhiễm. Người dân xếp hàng tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Berlin, Đức, ngày 12/4/2021. (Nguồn: THX/TTXVN) Bất chấp những bất đồng liên quan...