UNHCR quan ngại về các biện pháp hạn chế người tị nạn của châu Âu
Ông Dujarric dẫn lời UNHCR cho rằng, dường như một số nước châu Âu đang tập trung ngăn cản người tị nạn và người di cư hơn là quản lý dòng người một cách hợp lý và tìm ra các giải pháp chung.
Ngày 17-2, Áo thông báo sẽ áp đặt giới hạn cho phép tối đa 3.200 người/ngày vào lãnh thổ nước này và chỉ chấp nhận 80 đơn xin tị nạn mới mỗi ngày. Slovenia cũng đưa ra giới hạn tương tự để hạn chế dòng người tràn vào biên giới nước này.
Ngày 18-2, người đứng đầu cơ quan cảnh sát của Áo, Slovenia, Croatia, Serbia và Macedonia công bố thỏa thuận thành lập một trung tâm đăng ký tị nạn chung tại biên giới giữa Macedonia và Hy Lạp.
Theo ông Dujarric, hiệu ứng domino từ các động thái nêu trên của Áo, Slovenia, Croatia, Serbia và Macedonia dẫn tới tình trạng số người tị nạn, người xin tị nạn và người di cư tích tụ ở Hy Lạp và Macedonia.
Trong khi đó, UNHCR nhấn mạnh, một chiến lược toàn diện được xây dựng trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm, đoàn kết và tin tưởng giữa mọi nước thành viên châu Âu là cách duy nhất để giải quyết tình hình khẩn cấp hiện tại.
Theo UNHCR, để hỗ trợ một giải pháp chung và xoa dịu lo lắng và nguy cơ xảy ra tình trạng hỗn loạn, các quốc gia cần thông cáo cho người tị nạn và người xin tị nạn về các thủ tục, trong đó có thông tin chi tiết về tiêu chuẩn phù hợp với pháp luật hiện hành để được tiếp nhận.
UNHCR đang triển khai tốt việc cung cấp chỗ ở cho 20 nghìn người xin tị nạn tại Hy Lạp và sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước quản lý tình hình nhân đạo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, cơ quan này cũng hối thúc thành lập và mở rộng các con đường thay thế đáng tin cậy để người tị nạn tới châu Âu một cách an toàn.
Video đang HOT
H.H
Tân Hoa xã
Theo_Báo Nhân Dân
'Sáng kiến độc chiêu' của Israel: Lấy 3.500 USD hoặc vô tù
Điều kiện kèm theo với số tiền 3.500 USD mà chính phủ Israel đưa ra với những người nhập cư trái phép là về nước.
Israel đang tìm mọi cách ngăn cản làn sóng người châu Phi - Ảnh: Reuters
Trong thư gửi cho khoảng 45.000 người Eritrea và Sudan nhập cư trái phép vào Israel, chính quyền Israel ra tối hậu thư 30 ngày để họ quyết định nhận 3.500 USD và vé máy bay về nước hoặc đến một đất nước châu Phi thứ 3. Nếu không chấp nhận, họ sẽ bị tống vào tù ở sa mạc Saharonim.
Biện pháp này được đưa ra giữa lúc châu Âu đang đau đầu với tình trạng người di cư từ châu Phi và Trung Đông muốn "đổ bộ" vào châu lục này. Nhiều nước châu Á cũng tìm mọi cách từ chối người nhập cư trái phép từ các quốc gia nghèo khổ hơn trong cùng châu lục.
Riêng Israel đã áp dụng hàng loạt biện pháp cứng rắn: xây dựng hàng rào dọc theo biên giới, không cấp phép lao động cho người nhập cư trái phép, nhốt họ trong những trại giam ở sa mạc nóng bỏng. Israel cho rằng chính những biện pháp này giúp cứu mạng nhiều người, bởi sẽ ngăn họ lao vào những hành trình đầy rủi ro để đổ về nước này. Nhưng những người chỉ trích lại nói, một quốc gia được xây dựng bằng công sức của những người nhập cư như Israel cần phải chấp nhận những người đang chạy trốn khỏi chiến tranh, đói nghèo và sự đàn áp.
Trước khi chính quyền Israel bắt đầu chính sách siết người nhập cư từ vài năm nay, người châu Phi nhập cư đã làm việc ở khắp các thành phố, thường là lao động chân tay hoặc làm việc trong nhà bếp.
Hàng rào nằm giữa biên giới Israel và Ai Cập - Ảnh: Reuters
Israel là đất nước được xây dựng nên bởi bàn tay những người Do Thái tị nạn. Những người có nguồn gốc Do Thái trên khắp thế giới được khuyến khích và hỗ trợ rất nhiều để trở về tổ quốc. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, khoảng 1 triệu người nói tiếng Nga đã đến Israel. Làn sóng người Do Thái từ Ethiopia cũng đổ vào đây ào ạt.
Nhưng quan ngại làn sóng người châu Phi nghèo khổ, chủ yếu là những người Hồi giáo đến từ Sudan và người Thiên chúa giáo đến từ Eritrea ào ạt đổ vào Israel, có thể áp đảo cả người Do Thái - vốn là nền tảng của Israel, chính quyền nước này đã bỏ ra hơn 350 triệu USD để dựng lên hàng rào dài đến hơn 220 km chạy dọc theo toàn bộ biên giới với Ai Cập để ngăn người di cư.
Còn những ai đã lọt vào được đất nước này thì bị đưa vào những trung tâm giam giữ như Holot với hàng rào thép gai xung quanh, nằm giữa sa mạc Negev cháy nắng. Mặc dù các "cư dân" ở đây được phép ra ngoài vào ban ngày nhưng để đến được thành phố gần nhất cũng phải mất 1 giờ đi xe buýt trong khi mọi người bị cấm làm việc. Những ai không kịp trở về vào ban đêm sẽ bị bắt vào tống vào nhà tù ở gần đó.
Những biện pháp như thế đã phát huy tác dụng. Trong vòng 2 năm qua, hơn 9.000 người châu Phi đã chấp nhận khoản tiền 3.500 USD và rời khỏi Israel.
Một người nhập cư được 2 cảnh sát Israel "tiễn" ra sân bay - Ảnh: Reuters
Quay lại với lá thư mà chính quyền Isarel vừa gởi tới trung tâm giam giữ Holot, Israel hứa "tiền sẽ được trao cho các anh tại sân bay theo một cách rất đảm bảo. Khi các anh tới nước thứ ba, có người sẽ đón các anh ở sân bay và cung cấp thông tin cho các anh về cuộc sống ở nước này cũng như những thông tin quan trọng khác". Chỉ có một điều không được thông báo trước: tên của "nước thứ ba" là nước nào!
Theo báo Washington Post, Israel vẫn đang thương lượng với các nước châu Phi để chấp nhận những người nhập cư trái phép bị trục xuất khỏi nước này.
Đây được coi là một "sáng kiến độc chiêu" của Israel. Báo chí nước này đưa tin, chính quyền đã dùng công nghệ, các hợp đồng ưu đãi, vũ khí hoặc các khoản trợ giúp khác, bao gồm cả tiền mặt để thuyết phục các nước châu Phi nhận những người nhập cư kể trên.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mỹ, Hàn, Nhật quan ngại về các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông Ngày 16/4, các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại về các động thái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp và hối thúc Bắc Kinh đảm bảo quyền tự do hàng hải ở các tuyến đường biển then chốt. Tàu đánh cá Trung Quốc...