Ứng xử với… rác
Chỉ có vài ba ngày không được thu gom rác, người dân nội thành đã “chịu hết nổi”, vậy thì người dân sống quanh bãi rác Nam Sơn làm sao chịu cho thấu, khi ngày này qua tháng khác họ phải sống chung với bầu không khí ô nhiễm đó?
Phố Ngọc Hà (Hà Nội) xuất hiện tình trạng rác thải sinh hoạt bị ùn ứ. Ảnh: Thành Đạt.
Mấy ngày qua, nhiều khu phố, đường làng, ngõ xóm ở Hà Nội bốc mùi xú uế vì những đống rác lớn nhỏ không được thu gom. Nguyên nhân chẳng phải vì Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) làm ăn tắc trách, mà do người dân 2 xã Hồng Kỳ và Nam Sơn ( huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã chặn không cho xe chở rác vào khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. Lý do người dân đưa ra là họ đã phải sống trong môi trường ô nhiễm quá lâu, yêu cầu UBND TP có giải pháp khắc phục.
Ở bài viết này, tôi không có ý định bàn việc người dân chặn xe chở rác là đúng hay sai. Điều mà bài viết muốn đưa ra trao đổi chính là cách ứng xử của các cơ quan chức năng đối với sự việc đáng tiếc này. Đây không phải là lần đầu tiên người dân phản ứng, có hành động chặn xe chở rác, khiến 5.000 tấn rác thải mỗi ngày của Hà Nội tồn đọng, “chất cao như núi” bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường. Song, tới nay UBND TP Hà Nội chưa có biện pháp giải quyết rốt ráo, triệt để, tránh “lịch sử tái diễn”.
Vào những thời điểm xảy ra căng thẳng vì người dân chặn xe chở rác, có ý kiến cho rằng, UBND TP Hà Nội cần có biện pháp cương quyết để “dẹp loạn”. Cũng có ý kiến cho rằng, lãnh đạo thành phố cần tổ chức đối thoại, lắng nghe người dân để có thể đưa ra biện pháp giải quyết thấu tình đạt lý. Song, sau rất nhiều lần xảy ra sự cố đáng tiếc như vậy, UBND TP Hà Nội vẫn loay hoay, không đưa ra được giải pháp tối ưu giải quyết triệt để, tận gốc vấn đề, để rồi cứ lâu lâu người dân Thủ đô lại được “thưởng thức”… mùi rác.
Và khi cảm nhận mùi xú uế bốc lên nồng nặc từ những đống rác chưa thể thu gom, người dân nội thành phần nào hiểu và thông cảm vì sao người dân hai xã Hồng Kỳ và Nam Sơn lại phản ứng dữ dội như vậy. Chỉ có vài ba ngày không được thu gom rác, người dân nội thành đã “chịu hết nổi”, vậy thì người dân sống quanh bãi rác Nam Sơn làm sao chịu cho thấu, khi ngày này qua tháng khác họ phải sống chung với bầu không khí ô nhiễm đó? Họ đã phải thốt lên đầy cảm thán: Chủ tịch thành phố thử xuống đây ở một ngày xem sao!
Video đang HOT
Không ai muốn xảy ra việc chặn xe chở rác của người dân Sóc Sơn. Nhưng phải thẳng thắn mà nói rằng, để xảy ra cơ sự đáng tiếc này thì trách nhiệm của UBND TP Hà Nội, UBND huyện Sóc Sơn là không hề nhỏ. Nếu UBND TP Hà Nội giải quyết rốt ráo vấn đề từ những lần căng thẳng trước, thì sự việc lần này đâu có thể xảy ra. Nếu UBND huyện Sóc Sơn làm tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục người dân chấp hành chủ trương, chính sách của thành phố, đồng thời tham mưu cho cấp trên giải quyết thấu đáo, đảm bảo quyền lợi của dân thì đâu có xảy ra sự việc căng thẳng.
Đáng buồn, trong khi UBND TP Hà Nội lúng túng không biết xử lý như thế nào, thì hầu như các sở, ngành có liên quan (tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ…) đều “im hơi lặng tiếng” không đưa ra được bất kỳ sự tham mưu nào cho cấp trên để giải quyết triệt để sự vụ.
Trong việc ô nhiễm không khí xung quanh bãi rác Nam Sơn, trách nhiệm chính thuộc về Sở TNMT Hà Nội, sau đó đến Sở KHCN và những sở, ngành liên quan khác. Nếu Sở TNMT tham mưu cho lãnh đạo thành phố các biện pháp giảm sự ô nhiễm, hay di dời người dân sống quanh khu vực, thì đâu có xảy ra sự việc này.
Nếu Sở KHCN thay vì tiêu tiền ngân sách vào những việc chưa cần thiết khác, đầu tư, đặt hàng các nhà khoa học, sản xuất các dây chuyền công nghệ xử lý rác thải thì đâu cần chôn lấp gây ô nhiễm môi trường.
“Lắm sãi không ai đóng cửa chùa”. Các sở, ngành, địa phương của Hà Nội vẫn giữ một thái độ… khó hiểu. Hình như họ không coi đó là việc cần quan tâm, mà mặc định đó là nhiệm vụ của lãnh đạo thành phố và UBND huyện Sóc Sơn chứ không phải là trách nhiệm của sở, ngành mình. Đó cũng là một phần nguyên nhân xảy ra căng thẳng trong câu chuyện rác thải của Hà Nội những ngày qua.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng của thành phố hãy thẳng thắn nhìn nhận lại trách nhiệm của mình.
Trạm xử lý nước thải dừng hoạt động, dân chặn bãi rác Nam Sơn
Trạm xử lý nước thải của liên danh Phú Điền - SFC dừng vận hành khiến nước rỉ rác phát tán ra môi trường.
Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh vừa có báo cáo về việc người dân chặn xe chở rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.
Ông Minh cho biết tối ngày 13-7 có khoảng 100 người dân tập trung chặn xe chở rác (ở cả cổng phía Nam và phía Bắc) không cho vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn).
Đến rạng sáng ngày 14-7, người dân đã dựng lều bạt ở hai đầu cổng vào bãi rác để tổ chức chặn không cho xe chở rác ra vào.
"Lý do người dân chặn xe chở rác vì việc xử lý nước rỉ rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn gây phát tán mùi, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân" - ông Minh cho hay.
Người dân quanh bãi rác tập trung đông người chặn xe rác vào bãi rác Nam Sơn từ tối 13-7
Trước đó, từ ngày 5-6 đến 8-7, trạm xử lý của Liên danh Phú Điền - SFC dừng vận hành xử lý nước rỉ rác. Việc này dẫn đến ứ đọng nước rỉ rác chưa xử lý gây phát tán mùi ra môi trường xung quanh.
Theo ông Minh, tiến độ giải phóng mặt bằng dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường của khu vực này (vùng bán kính 0 - 500 m) chậm cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người dân bức xúc.
Sau khi phát hiện sự việc, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo Công an huyện Sóc Sơn tăng cường công tác nắm tình hình, đảm bảo ANTT. Huyện cũng đề nghị Công ty TNHH Môi trường Đô thị Hà Nội chi nhánh Nam Sơn thông báo, hướng dẫn phân luồng, không để xe rác ùn ứ trên các tuyến đường vào bãi.
Đồng thời, huyện này cũng vận động, tuyên truyền người dân không tập trung đông người; Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ GPMB Dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường; Xây xây dựng kế hoạch, phương án giải tỏa, đảm bảo an ninh trật tự trong trường hợp người dân vẫn tiếp tục cản trở, tập trung đông người.
Tại văn bản này, huyện Sóc Sơn cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các Sở, ngành hướng dẫn huyện việc bồi thường các công trình phục vụ đời sống như tường rào, bếp, sân... vượt hạn mức 400 m2 đất ở.
Dấu vết làng cổ giữa lòng Hà Nội, giờ mỗi tấc đất như tấc vàng Làng hoa Ngọc Hà nức tiếng một thời, có tuổi đời nghìn năm tuổi nhưng vào thập niên 90 của thế kỷ trước, nó gần như bị xóa sổ. Làng hoa trong thương nhớ Phố Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) nằm cạnh Lăng Bác, địa điểm du lịch thu hút du khách đến thăm quan. Con phố này chính là một phần...