Ứng xử ở Biển Đông cần rõ ràng nhưng đúng luật, kẻo sẽ tiếp tay cho Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Ứng xử với các tình huống trên Biển Đông như khả năng tuần tra của Mỹ là một ví dụ, chúng ta cần hiểu rõ luật pháp, nếu không sẽ vô tình tiếp tay, nối giáo…

LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông xung quanh việc Việt Nam nên phản ứng ra sao trước những diễn biến mới nhất trên Biển Đông, đặc biệt là tuyên bố của Hoa Kỳ sẽ tuần tra tự do hàng không hàng hải phạm vi 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa. Để rộng đường dư luận, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này của ông.

Ứng xử ở Biển Đông cần rõ ràng nhưng đúng luật, kẻo sẽ tiếp tay cho Trung Quốc - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Những ngày gần đây Biển Đông lại nóng lên bởi thông tin Mỹ sắp triển khai tuần tra bảo vệ tự do hàng không, hàng hải trên vùng biển, vùng trời quốc tế vùng biển quốc tế bán kính 12 hải lý xung quanh một số đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp trên 7 rặng san hô, bãi cạn nửa nổi nửa chìm, bãi đá ở Trường Sa mà nước này xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ năm 1988, 1995 đến nay.

Dư luận không chỉ quan tâm đến những phản ứng võ mồm của Trung Quốc, mà còn chú ý đến thái độ, phản ứng của chính Việt Nam chúng ta.

Bên cạnh luồng quan điểm mong mỏi hoạt động bảo vệ tự do hàng không hàng hải, luật pháp và trật tự quốc tế trên Biển Đông do Mỹ tiến hành sớm diễn ra, vẫn còn những quan điểm tỏ ra hoài nghi, lo ngại động thái này. Thậm chí có quan điểm còn viện dẫn Luật Biển Việt Nam, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để đòi Mỹ phải “xin phép” Việt Nam trước khi tiến hành tuần tra xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc chiếm đóng và bồi lấp, xây dựng trái phép.

Vậy nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào dưới góc độ pháp lý? Nó có tác động và ảnh hưởng ra sao trong bối cảnh hiện nay?

Báo điện tử Đất Việt ngày 16/10 đã đăng tải một bài viết có tiêu đề: “Mỹ điều tàu áp sát đảo nhân tạo: Vai trò của Việt Nam”. Bài báo này đã dẫn một số thông tin có liên quan đến Luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam để nhận xét, đ.ánh giá động thái nói trên của Hoa Kỳ, trong đó có nhấn mạnh:

“Theo quy định của Luật biển Việt Nam mọi hoạt động của tàu quân sự của nước ngoài trong lãnh hải của Việt Nam đều phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.”

“Theo đó, tàu thuyền, máy bay nước ngoài trước khi có hoạt động trong vùng biển của Việt Nam cần tìm hiểu kỹ để thực hiện đúng quy định của Công ước 1982 của LHQ về Luật biển và Luật biển CHXHCN Việt Nam.”

“Luật Biển Việt Nam quy định, “việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển”".

Những lập luận này thiếu cơ sở, chưa nắm được Luật Biển Việt Nam cũng như UNCLOS, hoặc là chưa nắm được các hoạt động của Hoa Kỳ nên những ý kiến như trên đưa ra lại đang là những gì Trung Quốc mong muốn, bởi lẽ: 7 thực thể mà Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam và nay bồi lấp thành đảo nhân tạo là những rặng san hô, bãi cạn lúc nổi lúc chìm nên hoàn toàn không được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý theo Điều 13, Mục 2, Phần II của UNCLOS.

Những bãi cạn lúc nổi lúc chìm và các công trình nhân tạo trên biển chỉ có một vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét. Vì vậy, các giàn khoan mà Trung Quốc hạ đặt trái phép hay các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Biển Đông chỉ có vùng an toàn bán kính 500 mét.

Tất nhiên chúng ta chưa bàn tới vấn đề chủ quyền vì đó là câu chuyện khác. Như vậy, bên ngoài phạm vi bán kính 500 mét xung quanh các thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng là vùng biển, vùng trời quốc tế mà các nước chứ không riêng gì Hoa Kỳ có quyền qua lại, tự do hàng không hàng hải.

Ứng xử ở Biển Đông cần rõ ràng nhưng đúng luật, kẻo sẽ tiếp tay cho Trung Quốc - Hình 2

Bãi Vành Khăn gồm những rặng san hô ngập dưới mặt nước đã bị Trung Quốc hủy hoại và biến nó thành đảo nổi với đủ cầu cảng, sân bay.

Còn phạm vi vùng biển, vùng trời quốc tế này đến đâu sẽ còn phụ thuộc vào cả các thực thể khác ở Trường Sa do các bên đóng giữ, nhưng chắc chắn đó không thể là “lãnh hải” của 7 thực thể Bắc Kinh đã bồi lấp thành đảo nhân tạo.

Cá nhân tôi tin rằng người Mỹ rất hiểu luật, họ đang tìm cách bảo vệ luật pháp quốc tế và vô hiệu hóa chủ trương giành sự công nhận trên thực tế những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

Dù còn những tranh cãi, nhận thức khác nhau về tính chất pháp lý của 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng là những rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển, hay một số trong 7 thực thể là những bãi cạn lúc nổi lúc chìm, hay có thực thể nào là những mỏm đá nhổ lên mặt nước biển khi thủy triều lên để áp dụng các quy chế pháp lý theo UNCLOS, nhưng chắc chắn chúng không phải “đảo” theo định nghĩa của UNCLOS, không được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý.

Trong vụ kiện của Philippines họ xác định, ít nhất là 3 bãi Vành Khăn, Xu Bi, Ga Ven là những bãi cạn nửa nổi nửa chìm và hoàn toàn không thể có quy chế lãnh hải 12 hải lý.

Các quan chức Mỹ cũng nói với tờ The Wall Street Journal rằng công việc tuần tra đảm bảo tự do, an ninh hàng không hàng hải ở Trường Sa sẽ chỉ thực hiện đối với các thực thể vốn là những bãi cạn lúc nổi lúc chìm hoặc rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển trước khi Trung Quốc bồi lấp.

Như vậy có thể thấy hoạt động của Mỹ là hợp pháp, đáng hoan nghênh, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang ra sức hiện thực hóa quy chế lãnh hải 12 hải lý cho 7 thực thể này, mà theo UNCLOS chúng không thể có.

Với tư cách là một bên liên quan trực tiếp, có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và bị đe dọa bởi hành vi leo thang của Trung Quốc trong việc xâm lược, chiếm đóng, bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa 7 thực thể ở Trường Sa thành đảo nhân tạo có 3 đường băng quân sự dài trên 3000 mét và nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự, hơn ai hết, Việt Nam chúng ta cần phải nắm rõ cục diện, tính chất pháp lý của các thực thể ở Trường Sa cũng như hoạt động của các bên để có phản ứng phù hợp.

Cũng xin nhấn mạnh rằng, Mỹ chỉ bảo vệ tự do hàng không hàng hải, luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông nói chung, Trường Sa nói riêng. Nói cách khác, Mỹ chỉ bảo vệ lợi ích hợp pháp của Mỹ, nhưng trong trường hợp này lợi ích của Mỹ trùng với lợi ích của Việt Nam và khu vực.

Đó là Mỹ chống lại âm mưu bành trướng, hiện thực hóa đường lưỡi bò mà Trung Quốc đang thực hiện, bắt đầu từ việc thay đổi cấu trúc vật lý 7 thực thể ở Trường Sa, tiến đến thay đổi quy chế pháp lý đòi 12 hải lý lãnh hải, thậm chí còn hơn thế nữa là có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý cho chúng.

Video đang HOT

Trong khi chúng ta đang công khai chủ trương yêu cầu mọi hoạt động trong Biển Đông phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS và đang cố gắng triển khai thực hiện chủ trương đúng đắn đó, tại sao chúng ta không ủng hộ hành động hợp pháp, bảo vệ lẽ phải của Hoa Kỳ mà lại đặt vấn đề ngược lại? Tất nhiên chúng ta không hoan nghênh và kiên quyết phản đối bất kỳ hành động nào theo kiểu “đục nước béo cò”.

Kể cả Việt Nam có đang đóng giữ 7 thực thể này thì vẫn có những thực thể không đủ điều kiện hưởng quy chế 12 hải lý và Mỹ hay các nước khác hoàn toàn có quyền qua lại theo đúng tinh thần UNCLOS.

Đúng là: “Việt Nam luôn hoan nghênh tất cả các nước có sự quan tâm, chia sẻ, có tiếng nói và việc làm ủng hộ, góp phần việc bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông nhưng phải dựa trên nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế. Việt Nam không hoan nghênh bất cứ nước nào đi vào khu vực này nhằm mục đích làm căng thẳng thêm, phức tạp thêm tình hình tranh chấp tại Biển Đông…”.

Tuy nhiên, về luật pháp quốc tế hay cả Luật Biển Việt Nam, không có điều khoản nào cho thấy 7 thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng, bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa là “có lãnh hải 12 hải lý”. Nếu không làm rõ vấn đề này, phát biểu, bình luận không đúng không trúng nội dung những tuyên bố của phía Hoa Kỳ là vô hình trung có lợi cho Trung Quốc, đúng những gì Bắc Kinh đang ra sức tuyên truyền và mong muốn đạt được, nên nó lợi bất cập hại.

Do đó với tư cách là một người nghiên cứu về Luật Biển Việt Nam, UNCLOS cũng như đã từng tham gia đàm phán, hoạch định biên giới với Trung Quốc và các nước liên quan, trên bộ cũng như trên biển, cá nhân tôi cho rằng ứng xử với các tình huống trên Biển Đông như khả năng tuần tra của Mỹ là một ví dụ, chúng ta cần hiểu rõ luật pháp, nếu không sẽ vô tình tiếp tay, nối giáo cho Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

Ts Trần Công Trục

Theo giaoduc

Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định về khả năng đụng độ trên Biển Đông

Việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động (phi pháp) trên Biển Đông, đã, đang trở thành mối nguy hiểm, đe dọa hòa bình, an ninh trong khu vực và thế giới.

Với hàng loạt các vấn đề liên quan đến những tranh chấp biển, đảo trong thời gian qua, có thể thấy, mục tiêu của Trung Quốc là mở rộng vùng ảnh hưởng trên biển, biến Biển Đông trở thành "ao nhà" của họ...

Để làm rõ vấn đề này, hôm 21/5, phóng viên đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ.

PV: Ông đ.ánh giá thế nào về việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các hoạt động phi pháp trên Biển Đông, biến các đảo chìm thành đảo nổi (thuộc chủ quyền của Việt Nam); đơn phương đưa ra cái gọi là "lệnh cấm đ.ánh bắt cá trên Biển Đông?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Đây là những động thái bộc lộ quá rõ nhưng toan tính của họ, cụ thể:

Trung Quốc tiếp tục mục tiêu hợp thức hóa cái gọi là "chủ quyền" đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Vị trí mà các năm 1956, 1974, 1988 họ đã sử dụng vũ lực để đ.ánh chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Họ lợi dụng mọi cơ hội để tạo ra tình huống, giành lấy sự công nhận trên thực tế các quyền phi pháp trong các vùng biển thuộc các quyền chính đáng của các nước ven Biển Đông theo yêu sách "lưỡi bò"của họ.

Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc muốn từ những căn cứ này để cưỡng chiếm thêm các thực thể khác. Trong đó có cả các thực thể là những bãi cạn nằm trên thềm lục địa của các quốc gia ven Biển Đông được xác định theo đúng UNCLOS 1982.

Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định về khả năng đụng độ trên Biển Đông - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ (ảnh: Ngọc Quang)

Trung Quốc đang quyết tâm biến các bãi cạn, rạn san hô, các bãi đá trở thanh các đảo đủ lớn. Ý định của họ nhằm tạo lợi thế pháp lý trong việc tính đến hiệu lực của chúng khi xác định phạm vi các vùng biển và thêm lục địa theo quy đinh của UNCLOS 1982.

Đó chính là âm mưu tìm cách biện minh cho sự tồn tại phi lý của yêu sách "lưỡi bò" của Trung Quốc đang bị dư luận phê phán và lên án mạnh mẽ.

Cần phải nói thêm rằng, các bãi cạn đang được cải tạo nâng cấp còn là những căn cứ quân sự tấn công hết sức lợi hại, tạo ra thế trận tấn công "cài răng lược".

Điều này trực tiếp đe dọa, khống chế, ngăn cản và có thể dễ bề t.iêu d.iệt mọi căn cứ, cơ sở quốc phòng, kinh tế, dân sinh... của các lực lượng khác đang có mặt trên quần đảo này.

Việt Nam - những chủ nhân thật sự của quần đảo Trường Sa phải hết sức cảnh giác trước âm mưu nguy hiểm đó.

Các công trình được xây dựng trái phép ở đây còn là những cơ sở khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế. Nó thực hiện theo dõi, khống chế, cản trở hoạt động bình thường của tàu thuyền, máy bay đi qua Biển Đông trên các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế.

Các công trình được xây cất ở đây cũng còn là những khu dịch vụ hậu cần không thể thiếu để Trung Quốc có điều kiện triển khai kế hoạch khai thác, vơ vét nguồn tài nguyên trong các vùng biển và thềm lục địa. Đây là ý định mà từ lâu họ ấp ủ tham vọng "xí phần", tranh giành, chiếm đoạt...

Cuối cùng, có thể thấy rõ, ý đồ thực hiện những mục tiêu nói trên thông qua việc cải tạo, xây dựng trên các thực thể này, Trung Quốc đang quyết tâm thực hiện chiến lược khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông.

Mục tiêu biến Trung Quốc vươn lên vị trí cường quốc biển trước khi trở thành siêu cường quốc tế...

PV: Song song đó, Trung Quốc liên tục đưa ra các lý do nhằm thanh minh, bao biện cho các hành động đi ngược lại với luật pháp quốc tế, nhằm biến Biển Đông thành "nhà, vườn" của họ. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Những việc làm của Trung Quốc nói trên là đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các quy định của UNCLOS.

Tuy vậy, gần đây, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách thanh minh, biện bạch rằng họ có quyền làm như vậy vì đây là "nhà", là "vườn" của họ; các nước khác cũng đang xây đảo trên Trường Sa...

Liệu những lập luận ngụy biện này của Trung Quốc có đứng vững được không? Tôi cho rằng nên tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi sau đây:

Thứ 1: Quần đảo Trường Sa "là nhà, là vườn" của ai?

Câu trả lời thật sự khách quan đúng đắn nhất dưới ánh sáng của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện hành là: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Bởi vì Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu 2 quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.

Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, rõ ràng, liên tục và hòa bình; phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện hành.

Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định về khả năng đụng độ trên Biển Đông - Hình 2

Trung Quốc đang xây dựng phi pháp sân bay, bến cảng ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn dw.de)

Việt Nam có đầy đủ các căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý đề chứng minh và bảo vệ cho chân lý này.

Còn Trung Quốc thì sao? Họ vẫn luôn luôn khẳng định rằng quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa) thuộc chủ quyền của họ bởi vì có người từng cho rằng họ có "chủ quyền lịch sử", có "danh nghĩa lịch sử" đối với các quần đảo này.

Thậm chí cả trong phạm vi khoảng 90% diện tích Biển Đông, đều nằm trong đường yêu sách "lưỡi bò" của họ.

Quan điểm pháp lý này của Trung Quốc không đứng vững được trước ánh sáng của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Nhiều học giả quốc tế, thậm chí kể cả cả học giả Trung Quốc cũng đã phê phán, bác bỏ quan điểm này.

Như vậy, rõ ràng là quần đảo Trường Sa không phải là "nhà", là "vườn" của họ. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt "nhà, vườn" của Việt Nam - đó là thực tế không thể chối cãi được.

Việc chiếm đóng và tiến hành xây dựng trên các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp, vi phạm chủ quyền quốc gia.

Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động phi pháp trong "nhà", trong "vườn" của Việt Nam, chứ không phải là những hoạt đông bình thường trong "nhà", trong "vườn" của họ!

PV: Có thể đ.ánh đồng các hoạt động của Trung Quốc với các hoạt động của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa không, thưa ông?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Câu trả lời là không thể. Bởi vì:

Việt Nam là chủ nhân của quần đảo Trường Sa. Người Việt Nam đã từng sinh sống, xây dựng, cai quản, bảo vệ quần đảo này đã từ mấy trăm năm nay, ít nhất là từ thế kỷ XVII.

Việc Việt Nam xây dựng nâng cấp các công trình phục vụ dân sinh, kinh tế, an ninh, quốc phòng trên đất của mình hoàn toàn là chuyện bình thường. Đây không phải là những hoạt động làm thay đổi hiện trạng, làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng...

Còn Trung Quốc thì sao? Họ mới đ.ánh chiếm một số thực thể phía Tây Bắc quần đảo này từ năm 1988; việc tiếp tục xây dựng, tăng cường điều động binh lính xuống đóng giữ... biến bãi cạn thành đảo nổi phục vụ mục đích tấn công quân sự.

Trung Quốc tìm cách khống chế Biển Đông là không những vi phạm chủ quyền của Việt Nam như đã phân tích ở trên, mà còn phá vỡ cam kết được ghi nhận tại Điều 4 và Điều 5 của DOC (Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông).

Họ cố tình phá vỡ hiện trạng đúng theo tinh thần của tuyên bố chính trị này. Vì vậy không thể so sánh, đ.ánh đồng với các hoạt đông chính đáng của Việt Nam.

PV: Ông đ.ánh giá như thế nào về khả năng đụng độ trên Biển Đông giữa các nước có chung lợi ích, được luật pháp quốc tế thừa nhận?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Trung Quốc tăng cường lấn đảo, biển, Mỹ điều tàu chiến đến gần...Tình huống này nếu không kiểm soát được, thì khả năng đụng độ là rất cao. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn tiếp tục phớt lờ mọi thỏa thuận chính trị song phương hoặc đa phương.

Theo đó, Trung Quốc tiếp tục tìm cách liên minh hoặc chia rẽ, phân hóa nội bộ trong từng quốc gia hay trong các tổ chức khu vực, quốc tế để phục vụ cho chiến lược "khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông".

Lịch sử nhân loại qua các cuộc chiến tranh tàn khốc cũng cho thấy nguyên nhân của mọi cuộc xung đột, chiến tranh, dù là nóng hay lạnh, cũng đều bắt đầu bằng sự tranh giành vị thế, quyền lợi giữa các cường quốc.

Tuy nhiên, xung đột, chiến tranh liệu có xảy ra hay không và vào lúc nào? Đó còn là cả một vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ quan của các bên liên quan.

PV: Các nước lớn, đặc biệt là Chính phủ Mỹ đang tìm cách đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc, đồng thời sẽ có lập trường cứng rắn với Trung Quốc (sẽ hiện diện quân sự ở Biển Đông). Ông đ.ánh giá thế nào về vai trò của các nước lớn trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Không còn nghi ngờ gì nữa, dư luận quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là Mỹ, đã thấy rõ sự nguy hiểm và phi pháp của những công trình mà Trung Quốc đã và đang xây cất.

Trung Quốc đã, đang mở rộng, bằng việc bồi đắp trên các bãi cạn, rạn san hô, trở thành các đảo nhân tạo to lớn trong khu vực quần đảo Trường Sa. Xây các đường băng sân bay, các công trình quân sự, các khu dịch vụ kinh tế, kỹ thuật, hậu cần.

Đây trở thành mối hiểm họa hiện hữu, hội đủ các điều kiện để trước mắt là khống chế và cản trở việc thông thương qua lại của tàu thuyền, máy bay các nước hoạt động qua Biển Đông; sớm khống chế toàn diện, tiến tới độc chiếm Biển Đông theo đúng kịch bản mà Trung Quốc đã ôm ấp từ lâu.

Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc không thể chỉ dùng lời lẽ ngoại giao chung chung để thuyết phục, gây sức ép buộc Trung Quốc phải từ bỏ ý đồ của mình?

Có lẽ đã đến lúc phải có hành động mạnh mẽ hơn, phải sử dụng đến sức mạnh để đối trọng với những gì Trung Quốc đã, đang vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia khác trong khu vực và thế giới?

Đã đến lúc Mỹ cần phải thực hiện một cách thực sự nghĩa vụ của mình trước các đồng minh trong khu vực đang bị xâm hại.

Chính sách xoay trục sang châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ đã đến lúc không phải chỉ dừng lại bởi những tuyên bố ngoại giao chung chung và tình trạng "ỡm ờ về chiến lược".

Có lẽ đã đến lúc Mỹ phải đi vào hành động thực chất nếu họ không muốn bị tước ngôi vị trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc?

Phải chăng vì Mỹ đã sai lầm trong việc tiếp tục chính sách trung lập đối với các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong Biển Đông, bất chấp sự thật đúng sai?. Vì lợi ích của riêng mình, Mỹ đã rút khỏi khu vực Biển Đông nói riêng và khu vực châu Á -Thái Bình Dương nói chung?

Điều này tạo cơ hội cho Trung Quốc nắm lấy để thực hiện các bước tiến mạnh mẽ nhằm hiện thực hóa yêu sách của họ trong Biển Đông như hiện nay. Việc này đặt Mỹ vào tình thế bất lợi, buộc họ phải điều chỉnh, thay đổi chính sách của mình.

Nhưng nếu Mỹ chỉ quan tâm đến lợi ích an ninh an toàn hàng hải của riêng mình không thôi thì có lẽ chỉ là giải quyết được "cái ngọn" của vấn đề, thậm chí có thể được hiểu đây chỉ là cái cớ để Mỹ quay lại Biển Đông, chứ không phải là đã quan tâm giải quyết "tận gốc" của vấn đề phức tạp hiện nay.

Vì vậy, nên chăng đã đến lúc mọi tranh chấp muốn giải quyết triệt để thì chỉ có thể bắt đầu từ gốc, không phải là từ ngọn?

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam mới là gốc rễ của vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách minh bạch, dưới ánh sáng của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, biện pháp đấu tranh ngoại giao, pháp lý vẫn là thích hợp nhất so với biện pháp quân sự.

Bởi vì, hòa bình luôn luôn là nguyện vọng tha thiết nhất của nhân loại.

Nhiều nhà bình luận quốc tế cũng đã từng cảnh báo rằng đã có lúc thế giới đang đứng bên miệng hố chiến tranh bởi những tranh chấp gay gắt giữa các thế lực mang đậm màu sắc chính trị, quân sự, sắc tộc và tôn giáo.

Tại thời điểm hiện tại, thế giới vẫn đang ở trong tình trạng bất ổn đó. Các liên minh, các phe phái đối nghịch nhau trên phạm vi thế giới đã có mầm mống xuất hiện tại một số điểm nóng.

Biển Đông là một trong số điểm nóng đó. Có thể nói đây là thời khắc mà mọi ứng xử đều hết sức thận trọng, phải đặt lợi ích chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới lên trên hết.

Không nên "đổ thêm dầu vào lửa"! Cách ứng xử thích hợp nhất là phải thật sự bình tĩnh, cảnh giác phân biệt rõ đúng sai.

Bất kể là ai, dù đó là Mỹ hay Trung Quốc nếu hành xử không theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của mình thì kiên quyết phản đối đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban
08:45:11 20/09/2024
Công ty sản xuất máy nhắn tin đưa phản hồi bất ngờ sau vụ nổ hàng loạt tại Liban
14:52:50 18/09/2024
Lý do Israel chọn thời điểm này để kích nổ hàng loạt thiết bị của Hezbollah
08:58:24 19/09/2024

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024

Tin mới nhất

Nga tấn công trung tâm liên lạc tình báo quan trọng của Ukraine

10:54:24 20/09/2024
Hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy một cơ sở chỉ huy và kiểm soát của một trong những lữ đoàn cơ giới của Ukraine bằng tên lửa Iskander-M, khiến ít nhất 10 sĩ quan t.hiệt m.ạng.

Ấn Độ - Mỹ sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác mới

10:52:31 20/09/2024
Trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, ông Modi dự kiến thông báo về các cuộc hội đàm gần đây với Tổng thống Nga và Ukraine liên quan đến giải pháp hòa bình cho xung đột Nga-Ukraine.

Biến đổi khí hậu: Cảnh báo cuộc sống tại các thành phố lớn sẽ trở nên không thể chịu nổi

09:02:24 20/09/2024
Các nhà nghiên cứu thấy rằng tác động đối với các thành phố này và 2,1 tỷ dân sống ở đó sẽ khủng khiếp so với kịch bản khi Trái Đất ấm lên ở mức giới hạn 1,5 độ C.

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

08:59:57 20/09/2024
Dữ liệu từ cơ quan trên cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và t.ử v.ong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bạo loạn tại vùng lãnh thổ Pháp ở Caribe

08:48:56 20/09/2024
Một nghiên cứu của Viện thống kê quốc gia (INSEE) năm 2022 cho thấy giá thực phẩm ở Martinique cao hơn tới 40% so với lục địa Pháp.

Xuất hiện thông tin về đề xuất ngừng b.ắn mới của Israel

08:38:37 20/09/2024
Trong khi đó, kênh truyền hình Al Mayadeen của Liban dẫn lời một quan chức cấp cao của Hamas nói rằng phong trào này chưa nhận được đề xuất thỏa thuận mới.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

06:04:01 20/09/2024
Sự thay đổi này xuất phát từ thực tế rằng cuộc phản công của Ukraine trong mùa Hè năm 2023 không mang lại kết quả như phương Tây kỳ vọng.

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Bốn địa phương trồng ngũ cốc của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn

19:56:39 19/09/2024
Như vậy, đây là địa phương sản xuất ngũ cốc thứ 4 của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lũ, sau các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Kemerovo.

Có thể bạn quan tâm

Zenless Zone Zero hé lộ thông tin cực hot, sẽ lấy "chất lượng hơn số lượng"

Mọt game

10:37:22 20/09/2024
Chỉ còn ít ngày nữa, Zenless Zone Zero sẽ chính thức ra mắt và ngay từ lúc này, sự quan tâm dành cho bom tấn mới của miHoYo đang lớn hơn bao giờ hết.

Tài tử "Người thừa kế" từng sốc khi biết chỉ còn sống được 6 tháng

Sao châu á

10:31:55 20/09/2024
Xuất hiện trong một chương trình gần đây, tài tử Hàn Quốc Kim Woo Bin đã chia sẻ về hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay

Góc tâm tình

10:27:23 20/09/2024
Tôi rất xấu hổ khi biết t.iền lương của bạn gái nhận được mỗi tháng. Tôi đã trải qua vài mối tình nhưng chưa đâu vào đâu. Những người con gái mà tôi tìm hiểu trong vài năm qua có quá nhiều khuyết điểm.

Cosplay Ganyu chơi b.ắn cung, nữ game thủ Genshin gây choáng váng vì để tâm hồn "lồ lộ"

Cosplay

10:26:43 20/09/2024
Chắc hẳn, các game thủ Genshin Impact đã không còn quá xa lạ với cái tên Ganyu. Bởi lẽ, đây chính là một trong những nhân vật có nhiều fan nhất nhì ở thời điểm hiện tại.

One Piece live-action phần 2 của Netflix tung ra những quả trứng phục sinh lớn

Hậu trường phim

10:21:24 20/09/2024
Sau phần 1 ra mắt thành công, loạt phim người đóng này đã nhanh chóng có tin tức về phần 2 và mọi ánh mắt đều đổ dồn về bộ phim khi quá trình sản xuất đã bắt đầu.

Showbiz 20/9: Phim kinh dị 'Cám' ra rạp, vợ chồng Lý Hải lên tiếng việc từ thiện

Sao việt

10:14:42 20/09/2024
Phim điện ảnh Cám bắt đầu công chiếu sau thời gian ấp ủ, Lý Hải - Minh Hà giải thích về số t.iền kêu gọi ủng hộ cho bà con vùng bão lũ.

Cô gái trẻ trồng khoai lang trên nóc tủ lạnh, cư dân mạng hỏi: Đây là giống cây mới nào?

Sáng tạo

10:12:11 20/09/2024
Cô gái trẻ tên Tiểu Vân ở Tứ Xuyên, người mang đến sức sống mới cho những điều bình thường bằng tầm nhìn độc đáo và trí tưởng tượng không giới hạn của mình.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 24: Đào nơm nớp lo sợ bị dân chơi trả thù

Phim việt

10:12:03 20/09/2024
Trong Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 24, sau khi Quý báo án hội khách sộp, Đào nơm nớp lo sợ sẽ bị những vị khách dân chơi trả thù.

Mbappe kém vui, liếc xéo Endrick tạo sử với Real Madrid ở Cúp C1

Sao thể thao

10:11:39 20/09/2024
Kylian Mbappe kém vui, không chạy lại chúc mừng Endrick sau sao đàn em quyết định tự ghi bàn, thay vì chuyền cho anh hoặc Vinicius, ở trận Real Madrid 3-1 Stutgart.

Ninh Bình: Trình diễn trang phục dân tộc ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Quốc tế 2024

Thời trang

10:03:47 20/09/2024
Đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu vẻ đẹp của văn hóa và du lịch Ninh Bình đến bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm trong quy trình chăm sóc da

Làm đẹp

09:56:06 20/09/2024
Những sản phẩm cung cấp nước cho da được gọi là cấp ẩm, trong khi khóa ẩm dùng để chỉ những sản phẩm có tác dụng tạo thành lớp màng chắn bảo vệ và giữ ẩm cho da để độ ẩm trên da không bị mất đi.