Ứng viên từ chối mức lương cao – “Nghịch lý” tại show thực tế về việc làm?
Không phải cứ lương cao là chiêu mộ được nhân tài! Điều này là kết luận của số đông khán giả sau khi theo dõi 8 tập phát sóng đầu tiên của Cơ hội cho ai.
Cơ hội cho ai – Whose chance là chương trình truyền hình thực tế thuần Việt đầu tiên về việc làm hiện đang trên sóng VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam. Cơ hội cho ai, có thể nói, là phiên bản thu nhỏ của Thị trường việc làm, mà ở đó các Ứng viên – Người lao động và các Sếp – Nhà tuyển dụng, công khai thương lượng về công việc, chế độ, đãi ngộ để đi đến được các kết “chốt deal”, “về chung một nhà”.
Những tưởng giữa các yếu tố thương lượng công khai này, thu nhập sẽ là yếu tố tiên quyết khiến các ứng viên cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên, thực tế diễn ra sau 8 tập không khỏi khiến người xem đầu tiên là ngạc nhiên, sau đó là thích thú, hào hứng với chương trình.
Nhiều ứng viên lựa chọn về với sếp đưa ra mức lương thấp hơn. Có ứng viên từ chối mức lương “khủng” để ra về “tay trắng”.
Cùng điểm qua những màn thương lượng kịch tính này.
Ý Nhi – Nữ ứng viên chọn Sếp Nga vì đồng cảm
Phan Thị Ý Nhi, 23 tuổi, tốt nghiệp Đại học Tài chính Marketing, xuất hiện trong tập 5 Cơ hội cho ai. Nữ ứng viên chia sẻ trên sóng truyền hình về quá khứ mắc căn bệnh trầm cảm sau biến cố gia đình. Trải lòng đầy cảm xúc của cô sau đó nhận được sự chia sẻ từ MC Lại Văn Sâm và các sếp, đặc biệt là sếp Lưu Nga và sếp Ngô Hoàng Gia Khánh, những nhân vật cũng có hoàn cảnh tương đồng.
Bằng thành tích học tập ấn tượng và thái độ tự tin khi giải quyết tình huống trên sân khấu, Ý Nhi xuất sắc nhận được “6 nút xanh” từ các sếp, tương đương 6 cơ hội thương lượng “chốt deal”. Tuy nhiên, nữ ứng viên chỉ phân vân giữa hai trong số đó, là sếp Vũ Mạnh Hùng với mức lương 25 triệu và sếp Lưu Nga với mức 15 triệu. Cuối cùng, Ý Nhi bất ngờ quyết định ra Hà Nội làm việc với Elise của sếp Lưu Nga với vị trí chuyên viên truyền thông. Cô từ chối mức thu nhập khá cao so với sinh viên mới ra trường – 25 triệu từ sếp Hùng, cũng như so với mức lương kỳ vọng 9 triệu của mình.
Khẳng định cho lựa chọn, Ý Nhi chia sẻ: “Em chọn sếp Nga vì chị có nhiều cảm xúc giống như em, em tìm thấy sự đồng cảm”.
Phương Thy – Cử nhân ĐH RMIT “chốt deal” vì “san bằng tất cả”
Nữ ứng viên tiếp theo nhận được “6 nút xanh” từ các sếp là Phan Đạt Phương Thy, từng học tập tại Đại học RMIT, một nữ sinh tự tin, bản lĩnh, có đam mê theo đuổi công việc của một chuyên viên Marketing. Tiến đến vòng thương lượng cuối cùng, mức lương kỳ vọng của Phương Thy là 7 triệu đồng. Và cô nhận được 5/6 mức lương thương lương vượt kỳ vọng. Trong đó, sếp Hùng là người đưa ra con số cao nhất, gấp đôi con số kỳ vọng của ứng viên là 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, kết quả Phương Thy đã quyết định “về đội” sếp Tiến với mức lương 10,006,789. Theo sếp Tiến, con số 6789 là số tượng trưng cho sự “san bằng tất cả” dành cho tuổi trẻ.
Tiến Quyết, Quốc Tuấn – Những nam ứng viên kiên trì thách thức giới hạn bản thân
Khác với Ý Nhi và Phương Thy đều là sinh viên vừa tốt nghiệp, ít kinh nghiệm làm việc, lựa chọn “chốt deal” có đôi phần cảm tính; Tiến Quyết (xuất hiện ở tập 1 Cơ hội cho ai) và Quốc Tuấn (tập 3 Cơ hội cho ai) đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm, hiểu rõ bản thân cần gì.
Với Tiến Quyết mới 22 tuổi, nhưng đã làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, có nhiều kinh nghiệm, mục tiêu theo đuổi con đường trở thành một chuyên viên Marketing chuyên nghiệp; Còn Quốc Tuấn đặt mục tiêu 3 năm sau sẽ trở thành Giám đốc kinh doanh, sau đó là CEO. Với những mục tiêu rõ ràng, có tính định hướng về nghề nghiệp, Tiến Quyết bỏ qua mức lương 25 triệu từ sếp Hùng để “về đội” của sếp Khánh với mức lương 20 triệu. Nam ứng viên giải thích cho lựa chọn của mình: “Tôi thấy đây (TIKI) là môi trường khuyến khích sự sáng tạo, năng động. Khi tôi ở môi trường đó, tôi sẽ có cơ hội phát triển nhiều hơn”.
Tương tự, Quốc Tuấn cũng bỏ qua cơ hội “về đội” sếp Khánh với mức lương 45 triệu cho vị trí quản lý ngành hàng, để về với sếp Nga cùng mức “chốt deal” 40 triệu cho vị trí quản lý khu vực. Lý giải cho quyết định đầu quân về Elise, nam ứng viên bộc bạch: “Cái tôi được là thể hiện bản thân, giới hạn của mình. Thực tế tôi có lợi thế trong ngành của Sếp Nga, chị đã thuyết phục tôi nhiều và tôi cảm nhận chị có sự quyết tâm và việc tôi về công ty chị là hợp lý nhất”.
Trung Kiên – Nam ứng viên tạo ra bất ngờ khi từ chối “chốt deal khủng “, ra về “tay trắng”
Tình huống hy hữu tại Cơ hội cho ai tập 8 gọi tên chàng sinh viên của Đại học Ngoại thương, Hoàng Lê Trung Kiên. Mặc dù mức lương kỳ vọng của nam ứng viên là 9 triệu, nhưng đứng trước hai cơ hội lớn từ sếp Tiến – 30 triệu cho vị trí chuyên gia phân tích dữ liệu, và sếp Hà – 15 triệu cho vị trí thủ kho, Trung Kiên bất ngờ từ chối, chấp nhận ra về “tay trắng” vì cảm thấy bản thân chưa xứng đáng. “Em cảm ơn hai anh. Sau chương trình, em rất mong giữ được liên hệ của anh. Khi em đạt đến kỳ vọng như anh mong muốn, em sẽ gặp lại anh để ứng tuyển” – Nam ứng viên chia sẻ.
Quý trọng đức tính chân thành của Trung Kiên, MC Lại Văn Sâm ủng hộ quyết định của nam ứng viên. “Không phải ai cũng làm được, đó là một quyết định khó khăn. Mọi chuyện đều có thể diễn ra, quyết định là ở các ứng viên. Đây là ứng viên cho tôi ấn tượng. Cảm ơn cháu vì sự chân thành, lòng tự trọng và vì quyết định sáng suốt, chú ủng hộ quyết định của cháu” – Nam MC nói.
Cơ hội cho ai được cho là phản ánh khá thực tế về thị trường việc làm, mà ở đó, tất cả các lát cắt trong quá trình tuyển dụng đều được thể hiện một cách trực quan sinh động, việc thương lượng vị trí, mức lương lần đầu tiên được công khai trên sóng truyền hình khiến khán giả thích thú. Qua đây, có thể thấy, vấn đề thu nhập trong quá trình tuyển dụng không phải yếu tố tiên quyết để chiêu mộ nhân tài. Tầm nhìn của doanh nghiệp, môi trường làm việc, khả năng thăng tiến, chế độ đào tạo, sự lắng nghe/ thấu hiểu của các sếp – Nhà tuyển dụng, đôi khi chính là yếu tố quyết định “chốt deal” thành công.
Tập 9 Cơ hội cho ai – Whose chacen tiếp theo là cuộc đối đầu giữa Kiến Trúc – Cử nhân Quản trị doanh nghiệp, thạc sĩ kinh tế VNP đã khởi nghiệp, làm chủ, nay muốn đi làm cho các tập đoàn lớn với vị trí giám đốc điều hành hoặc giám đốc bộ phận và Minh Thành – Cử nhân Marketing, kinh nghiệm làm việc 3 năm. Đồng thời, chương trình chào đón sự quay trở lại của sếp Khánh (Phó chủ tịch đầu tư và phát triển doanh nghiệp, thành viên thường trực HĐQT tập đoàn Tiki), cũng như “nhân vật ghế nóng” mới toanh, một Sếp người nước ngoài đến từ tập đoàn hàng đầu của Hà Lan – sếp Gabor Fluit (Tổng giám đốc DE HEUS châu Á) hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho các ứng viên và sự cạnh tranh giữa các Sếp sẽ quyết liệt hơn.
Ngoài ra, tập 9 lên sóng VTV3 lúc 11g00 ngày 9/11 tuần này xuất hiện sự điều chỉnh về luật chơi của vòng đối đầu sau khi lắng nghe những phản hồi từ khán giả, cùng giới chuyên môn. Việc điều chỉnh này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều bất ngờ cho người hâm mộ chương trình.
Theo yeah1
Giải mã sức hút Cơ hội cho ai show tuyển dụng đang khiến giới trẻ "phát sốt"
Cơ hội cho ai - Whose Chance là nơi truyền kinh nghiệm cho rất nhiều bạn trẻ muốn gia nhập vào các công ty hàng đầu Việt Nam. Chủ nhân "ghế nóng" là các CEO đến từ các môi trường làm việc đáng mơ ước.
Cơ hội cho ai - Whose Chance là chương trình truyền hình thực tế về việc làm đầu tiên ở Việt Nam theo chuẩn quốc tế, tạo ra những buổi phỏng vấn thật về công việc, mức lương, các chế độ đãi ngộ giữa người tìm việc và nhà tuyển dụng trên sóng truyền hình quốc gia. Dẫn dắt chương trìnhlà MC Lại Văn Sâm và 6 Sếp, những lãnh đạo của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu. Họ không chỉ mang đến nhiều cơ hội việc làm mà họ còn tranh giành gắt gao để thu hút nhân tài.
MC Lại Văn Sâm và các nhà tuyển dụng quyền lực của chương trình
Từ trái sang: ông Vũ Mạnh Hùng (Chủ tịch HDQT TGD Tập đoàn Hùng Nhơn); ông Hoàng Nam Tiến (Chủ tịch FPT Software); ông Phạm Thanh Hưng (Phó Chủ tịch HĐQT CenGroup); MC Lại Văn Sâm; ông Phùng Tuấn Hà (Chủ tịch HĐQT PETROSETCO; bà Lưu Nga (TGĐ Thời trang Elise); ông Ngô Hoàng Gia Khánh (thành viên thường trực HĐQT Tập đoàn Tiki);.
Nhân tố mới xuất hiện gần đây trong chương trình: ông Trần Quí Thanh- Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát.
Sau 6 tập lên sóng, Cơ hội cho ai - Whose Chance đã được hàng ngàn bạn trẻ háo hức đón xem. Mỗi tập đăng lại trên kênh YouTube - ALO Media Entertainment đều thu hút rất nhiều bình luận thú vị. Chương trình này có gì mà hấp dẫn đến thế?
Những chí hướng và cá tính đầy bất ngờ
Đối diện với các "ông lớn" là các bạn trẻ ở đủ trình độ và kinh nghiệm. Có bạn vừa ra trường nhưng đầy bản lĩnh, có người đã là chuyên viên cấp cao nhiều năm, làm việc ở các tập đoàn, công ty đa quốc gia. Đáng nói là mỗi ứng viên có ước mơ và cá tính đặc sắc. Các Sếp lẫn khán giả đã từng cảm phục trước Mai Lý - chàng kỹ sư môi trường, chân chất, giỏi chuyên môn nhưng khó thể ngờ lại mang sự nghiệp của mình gắn vào chặt vào một hoài bão vì cộng đồng, hay mến mộ cô bạn Phan Thị Ý Nhi với nghị lực phi thường, mãnh mẽ vượt qua chứng trầm cảm trong quá khứ để nắm bắt tương lai bằng loạt câu trả lời thuyết phục, những câu hỏi thông minh và bảng thành tích khủng.
Mai Lý (áo đen) có một tâm hồn đáng mến
Cách khai thác cá tính ứng viên độc đáo thông qua các tình huống hài hước
Chương trình cũng không hiếm những khoảnh khắc "tình bể bình". Như chàng trai đến từ Hà Nội, Trần Quốc Tuấn, 34 tuổi, giàu kinh nghiệm và nhạy bén trong kinh doanh, có sự rắn rỏi được tôi luyện từ 6 năm trong quân đội nhưng khi cần đưa ra quyết định cuối cùng, anh lại quay sang hỏi ý kiến vợ đầy ấm áp.
Lương không là yếu tố quyết định cơ hội thuộc về ai?
Không phải cứ trả lương cao là "chiêu dụ" được nhân tài. Mức lương đề xuất bí mật của ứng viên phải thấp hơn hoặc bằng với mức lương mà các sếp đề nghị thì đôi bên mới được "về chung một nhà". Nếu định giá không chuẩn thì cả sếp lẫn ứng viên đều đánh mất cơ hội của mình. Đã có bạn phải ngậm ngùi ra về đầy tiếc nuối.
Sếp Tiến thường đưa ra nhiều góc nhìn dí dỏm
Thú vị là khi gặp ứng viên tiềm năng, các Sếp cũng không ngần ngại cạnh tranh công khai. Vũ khí của các "cao thủ thương lượng" này không chỉ là lương mà còn là môi trường làm việc, khả năng thăng tiến, chế độ đào tạo, làm việc tại nước ngoài và nhiều phúc lợi hấp dẫn khác. Thậm chí, cơ hội thoát "ế" cũng được Sếp Tiến tận dụng triệt để.
Những biến số thú vị
Một câu hỏi cũng có thể làm xoay chuyển quyết định của các Sếp. Loạt đèn đỏ (không chọn), đèn vàng (lưỡng lự) đã từng đồng loạt chuyển sang màu xanh (chọn) trong tích tắc. Thậm chí, trước cùng một ứng viên nhưng vị trí mà các sếp đề xuất lại khác nhau như giám đốc, trưởng nhóm, chuyên viên, nhân viên, trợ lý giám đốc...
Chưa kể, các sếp còn định lương dựa trên năng lực, dù cùng ở vạch xuất phát là sinh viên mới tốt nghiệp nhưng có bạn đã được tuyển dụng với mức lương ngàn đô nhưng có người chỉ ở mức 5 - 7 triệu. Với những bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm và bản lĩnh vững vàng, các Sếp sẵn sàng đưa ra mức thu nhập hơn 40 triệu. Thú vị hơn nữa, các Sếp cũng bị ứng viên phỏng vấn ngược lại.
Những ánh đèn quyền lực
Nụ cười vỡ òa của ứng viên
MC Lại Văn Sâm (giữa) luôn đứng về phía ứng viên
MC Lại Văn Sâm cũng không ít lần đứng ra "đỡ lời" cho cho các bạn ứng viên hay ngầm ra hiệu để các Sếp trả mức lương tốt hơn hay tạo ra những cái kết vỡ òa. Đơn cử như, Sếp Hưng từng đếm số bước chân của "MC quốc dân" này để đoán mức lương mà ứng viên đề xuất.
Theo 8saigon
Nữ ứng viên từ bỏ mức lương 25 triệu, đầu quân cho 'Sếp' Nga vì đồng cảm Tập 5 của chương trình "Cơ Hội Cho Ai - Whose Chance" tiếp tục lên sóng, mang đến cho khán giả nhiều tình tiết bất ngờ xoay quanh hành trình tìm kiếm công việc của các ứng viên. Khác với tuần thi trước, vị trí của 'Sếp' Khánh tuần này được thay thế bằng 'Sếp' Trần Quí Thanh, chủ tịch hội đồng quản...