Ứng viên thủ tướng Nhật bị tố đăng ảnh vợ như ‘người hầu’
Cựu ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida, người đang ứng cử ghế thủ tướng Nhật, bị chỉ trích sau khi đăng Twitter ảnh vợ đứng cạnh bàn ăn phục vụ chồng.
Bức ảnh được cựu ngoại trưởng Kishida, 63 tuổi, đăng hôm 31/8, cho thấy ông mặc vest chỉnh tề, ngồi bên bàn ăn với mâm cơm được dọn sẵn, trong khi vợ ông mặc tạp dề, chắp tay đứng bên mép bàn.
Kishida viết thêm dưới bức ảnh rằng ông rất biết ơn vợ vì đã đi từ quê nhà cách 800 km để tới Tokyo ủng hộ chồng, sau khi ông ứng cử chức chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền để thay thế Thủ tướng Shinzo Abe.
Tuy nhiên, ông Kishida ngay lập tức hứng chỉ trích gay gắt vì hình ảnh vợ ông xuất hiện trong bức ảnh bị nhiều người xem như “người hầu”. “Tôi cứ nghĩ đó là một người chủ và một người giúp việc, hoặc có thể là một vị khách trong nhà hàng và cô phục vụ”, một tài khoản bình luận.
“Tôi thấy thật khủng khiếp khi chứng kiến điều này. Nó tạo cho tôi ấn tượng về một cô phục vụ đang chờ đợi ông ta”, một người dùng mạng xã hội tự nhận là người ủng hộ LDP cho biết.
Video đang HOT
Cựu ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) cùng vợ bên bàn ăn. Ảnh: Twitter/ kishida230.
Nhiều tài khoản khác trên Twitter cho rằng đáng lẽ ông Kishida có thể cải thiện hình ảnh bản thân khi đăng ảnh chụp hai vợ chồng đang dùng bữa cùng nhau trong hạnh phúc. Một số người cũng nói rằng cựu ngoại trưởng có lẽ không ngờ bức ảnh có thể gây ra chỉ trích nghiêm trọng như vậy.
“Kishida đã rất vất vả để thể hiện mình là thành phần tiến bộ hơn của LDP, thể hiện cho phe tự do hơn của đảng, nhưng điều này đã phá hỏng hình ảnh đó”, Noriko Hama, giáo sư kinh tế tại Đại học Doshisha của Kyoto, cho biết.
Hama nói thêm bức ảnh hứng chỉ trích của ông Kishida có thể để lại ảnh hưởng lâu dài vì nó sẽ luôn được coi như ví dụ về thái độ của cựu ngoại trưởng với phụ nữ.
Nhiều nhà phê bình cũng nhận xét bức ảnh sẽ tác động tiêu cực rất lớn đến cơ hội sau này của Kishida trong LDP cũng như giảm cơ hội chiến thắng của ông trong cuộc chạy đua vào vị trí lãnh đạo đảng, dù khả năng ông thắng cuộc vốn không cao.
Cựu ngoại trưởng Kishida, hiện giữ chức trưởng ban nghiên cứu chính sách của LDP, hôm 1/9 thông báo sẽ ứng cử chức chủ tịch của đảng. Chủ tịch LDP gần như chắc chắn sẽ tiếp quản ghế thủ tướng bởi đảng này chiếm đa số trong quốc hội Nhật Bản.
Cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo LDP dự kiến diễn ra vào ngày 14/9. Truyền thông Nhật Bản gần đây dự đoán phần thắng sẽ nghiêng về Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, người đang chiếm được cảm tình của đa số nghị sĩ trong đảng.
Ông Suga cũng được nhiều người kỳ vọng sẽ tiếp nối chiến lược kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe, nhằm phục hồi và vực dậy nền kinh tế trong bối cảnh Covid-19 hoành hành.
Thủ tướng Nhật lại đến bệnh viện
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe dự kiến đến một bệnh viện ở Tokyo hôm nay, trong bối cảnh nhiều người lo ngại về tình hình sức khỏe của ông.
Tờ Yomiuri, một trong những tờ báo lớn nhất Nhật Bản, trích nguồn tin từ chính phủ cho biết Thủ tướng Shinzo Abe sẽ nhận kết quả kiểm tra sức khỏe từ tuần trước. "Lần này là để nghe kết quả kiểm tra", quan chức chính phủ giấu tên nói.
Thủ tướng Nhật Bản hôm 19/8 thông báo ông đã trải qua một cuộc kiểm tra y tế để đảm bảo sức khỏe vẫn tốt và đã sẵn sàng quay lại làm việc. Tuyên bố được đưa ra hai ngày sau khi ông tới bệnh viện Đại học Keio ở thủ đô Tokyo và rời đi sau hơn 7 tiếng tại đây, làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của ông. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ khẳng định đó chỉ là cuộc kiểm tra bình thường.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu với báo giới bên ngoài văn phòng hôm 19/8. Ảnh: AFP.
Truyền thông Nhật Bản tháng này nhiều lần suy đoán về sức khỏe của ông Abe, tập trung chú ý vào tốc độ đi bộ của ông. Tờ Flash cho biết Thủ tướng đã nôn ra máu tại văn phòng hôm 6/7, song quan chức chính phủ bác thông tin này.
Akira Amari, một người thân cận với ông Abe và đồng thời là Chủ tịch ủy ban thuế của đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền, cho biết Thủ tướng Nhật có thể đang bị suy nhược vì làm việc liên tục để đối phó đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Abe, lãnh đạo tại vị lâu nhất của Nhật, từng phải từ chức vào tháng 9/2007, sau một năm nắm quyền vì viêm loét đại tràng mãn tính. Ông tiếp tục tranh cử và trở thành Thủ tướng từ năm 2012 đến nay và vẫn dùng thuốc điều trị bệnh.
Thủ tướng Nhật đã tránh các cuộc họp báo kéo dài và các cuộc tranh luận ngoài phiên họp kể từ tháng 6. Ông thi thoảng tiếp xúc với phóng viên đợi bên ngoài văn phòng, nhưng một số người nói rằng giọng của ông "thiếu sức sống" và dường như ông không được khỏe.
Gần 60 người tại Nhật Bản chết do sốc nhiệt Theo chính quyền Tokyo, có 27 người tử vong vì sốc nhiệt ở khu vực thủ đô trong vòng một tuần qua. Theo Phòng Khám nghiệm Y khoa, các nạn nhân ở độ tuổi từ ngoài 50 đến ngoài 90. Trong đó, nạn nhân ở độ tuổi 70 đến 90 chiếm khoảng 70%. Trong số 27 trường hợp tử vong, có 26 trường...