Ứng viên thẩm phán tòa tối cao của ông Trump vướng cáo buộc quấy rối tình dục
Đã có hai phụ nữ công khai cáo buộc ông Brett Kavanaugh, ứng cử viên thẩm phán tòa tối cao Mỹ do Tổng thống Donald Trump đề cử, có hành động quấy rối tình dục trong quá khứ.
Ông Brett Kavanaugh (Ảnh: Reuters)
Theo BBC, bà Deborah Ramirez, bạn cùng lớp với ông Kavanaugh tại Đại học Yale, đã cáo buộc ứng viên thẩm phán đã tấn công tình dục bà vào những năm 1980. Bà Ramirez nói rằng ông Kavanaugh đã có hành động rất khiếm nhã trước mặt bà.
Trước đó, giáo sư Christine Blasey Ford tuần trước đã cáo buộc ông Kavanaugh tấn công tình dục bà vào năm 1982. Bà đã đồng ý sẽ lên trước Thượng viện để điều trần về vụ việc vào ngày 27/9.
Ông Kavanaugh đã bác bỏ hoàn toàn cáo buộc trên, cho rằng phát ngôn của bà Ramirez là “hành vi bôi nhọ”. “Những cáo buộc từ 35 năm trước không xảy ra. Những người quen biết tôi sẽ hiểu rằng chuyện đó không xảy ra. Tôi rất mong chờ buổi điều trần ngày 27/9 để có thể lên tiếng bảo vệ uy tín và tên tuổi mà tôi đã dành cả đời để gây dựng nên”.
Một phát ngôn viên của Nhà Trắng cho rằng cơ quan này đứng về phía Kavanaugh, cáo buộc đảng Dân chủ là bên đứng sau vụ việc nhằm “làm hại một người đàn ông tử tế”.
Hai nhà báo Ronan Farrow và Jane Mayer của New Yorker, đồng tác giả của bài báo về vụ việc bà Ramirez, cho biết họ đã liên lạc với những người bạn cùng lớp để hỏi về câu chuyện của bà. Có ba cựu học sinh trường Yales cho biết họ đã từng được kể về chuyện này hoặc từng bàn luận về vấn đề này ở thời điểm đó.
Video đang HOT
Một số nghị sĩ Cộng hòa và ngay cả Tổng thống Mỹ Donald Trump đều cáo buộc các chính trị gia đảng Dân chủ đang cố “can thiệp và làm chậm quá trình thông qua ứng viên tòa án tối cao” bằng những cáo buộc trên.
Trong khi đó, ông Michael Avenatti , luật sư của cựu sao khiêu dâm Stormy Daniels, người đang vướng vào lùm xùm nhận tiền của Tổng thống Trump để im lặng về nghi án tình ái, cũng lên tiếng về vụ việc. Ông Avenatti cho biết ông có một nguồn tin đáng tin cậy về nhân chứng trong vụ việc của ông Kavanaugh và giáo sư Ford.
Đức Hoàng
Theo Dantri/BBC
Tổng thống thân Trung Quốc thất bại trong bầu cử ở Maldives
Abdulla Yameen, đương kim Tổng thống Maldives được Trung Quốc hậu thuẫn, đã không thể bảo vệ chiếc ghế của mình trước ứng viên phe đối lập sau nhiệm kỳ 5 năm đầy náo động.
AFP đưa tin vào sáng 24/9, với 58,3% phiếu bầu giành được, ứng viên đối lập Ibrahim Mohamed Solih đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Maldives.
"Đây là khoảnh khắc hạnh phúc, giây phút của hy vọng, một thời khắc lịch sử", ông Solih phát biểu trước đám đông. "Đối với nhiều người trong chúng ta, chặng đường vừa qua là một chặng đường khó khăn, dẫn tới nhà tù và cảnh lưu đày. Hành trình ấy đã kết thúc trong hòm phiếu. Tôi phải cảm ơn tất cả những người đã đấu tranh vì điều này".
Theo tổ chức giám sát địa phương Transparency Maldives, những kết quả ban đầu trước đó cũng cho thấy ông Solih sẽ giành chiến thắng "với cách biệt lớn".
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên hữu quan duy trì môi trường có lợi cho sự chuyển tiếp quyền lực trong hòa bình", tổ chức này cho biết.
Ông Ibrahim Mohamed Solih giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Maldives. Ảnh: AFP.
Trước đó, các nhà phân tích nhận định Tổng thống Abdulla Yameen gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai trước liên minh các đảng đối lập. Tuy nhiên, không ai có thể dự báo thất bại của ông bởi tổng thống vốn nắm quyền kiểm soát ủy ban bầu cử, tòa án tối cao và đài truyền hình.
Theo Guardian, trong nhiệm kỳ 5 năm từ khi đắc cử, Tổng thống Yameen phát triển quan hệ thân cận với Trung Quốc. Ông cũng ban hành các luật chống phỉ báng, và bỏ tù hoặc lưu đày một số đối thủ chính trị.
Chính phủ đã dùng "luật được viết một cách mơ hồ để ngăn chặn sự phản đối và đe dọa cũng như bỏ tù nhiều người chỉ trích", một số người bị hành hung và thậm chí là giết hại, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền.
Trước cuộc bầu cử, nhiều người cảnh báo rằng Tổng thống Yameen có thể sẽ cố giữ ghế với bất cứ giá nào. Hồi tháng 2, ông ban hành tình trạng khẩn cấp, đình chỉ hiến pháp và chỉ đạo lực lượng an ninh bắt 2 trong số 5 thẩm phán tòa án tối cao.
Những động thái này làm dấy lên lo ngại của cộng đồng quốc tế rằng Maldives có thể sẽ trở về chế độ quân chủ chỉ 10 năm sau khi chuyển sang dân chủ.
Tổng thống Abdulla Yameen. Ảnh: AFP.
Cuộc bầu cử được theo dõi sát sao bởi Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia đang tranh giành tầm ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương. Trong lúc đó, Liên minh châu Âu và Mỹ dọa áp lệnh trừng phạt nếu cuộc bầu cử diễn ra không công bằng.
Các nhà quan sát cho biết số cử tri đi bầu hôm 23/9 đạt mức kỷ lục. Hàng dài người nối tiếp nhau đi bầu cử và thời gian bỏ phiếu phải kéo dài thêm 3 giờ so với dự kiến để đáp ứng nhu cầu.
Sau nhiều thập kỷ dưới chế độ độc tài, Maldives bắt đầu chuyển sang chế độ dân chủ vào năm 2008. Ông Solih sẽ là tổng thống thứ 4 của nước này dưới chế độ dân chủ. Ông cũng là một trong những nghị sĩ cố gắng thành lập đảng chính trị độc lập đầu tiên của nước này hồi năm 2003.
Khi lên nắm quyền, ông Solih được cho là sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để giữ cho liên minh các đảng đoàn kết, đồng thời cân bằng ảnh hưởng của nước láng giềng Ấn Độ và Trung Quốc, quốc gia sẵn sàng đầu tư vào đảo quốc này.
Ngọc Hà
Theo Zing
Chó giúp chủ thoát khỏi án tù vì cáo buộc lạm dụng tình dục Con chó bị lạc và sau đó được tìm thấy, đã giúp biện minh cho chủ nhân - người bị kết án về tội quấy rối tình dục đối với con gái mình. Ảnh minh họa. Ảnh: AP. Chủ nhân của con chó - người thợ sửa ống nước bị kết án và được xem xét lại hôm 10.9. "Bản cáo trạng chống...