Ứng viên đảng Cộng hòa chỉ trích chính sách của Tổng thống Obama với Syria
Các ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa chỉ trích chính sách của Tổng thống Barack Obama đối với Syria là yếu kém, theo Reuters ngày 2.11.
Chính sách của Tổng thống Barack Obama đối với Syria bị các ứng cử viên đảng Cộng hòa chỉ trích – Ảnh: AFP
Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định triển khai một nhóm chưa tới 50 lính lực lượng đặc nhiệm tới miền bắc Syria trong tháng 11 nhằm chống IS, các ứng cử viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa đã chỉ trích chính sách của ông Obama đối với Syria.
Những người này cho rằng chính sách đó là yếu kém, đồng thời nghi ngại liệu lực lượng đặc nhiệm có làm được điều gì khác biệt khi Mỹ không có chiến lược nào cụ thể và áp dụng trên diện rộng.
Thượng nghị sĩ bang South Carolina, ông Lindsey Graham, gọi quyết định của Tổng thống Obama là “sự thất bại trên mọi mặt trận”. Ông cho rằng đặc nhiệm Mỹ sắp lao vào “một chiến trường tồi tệ mà không hề có cơ hội giành chiến thắng”.
Video đang HOT
Ông Graham nói: “Những gì chúng ta sẽ làm là để vấn đề Syria cho Nga và Iran giải quyết, và cũng chắc rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ tiêu diệt được IS trong nhiệm kỳ của ông Obama, rồi mớ hỗn độn đó sẽ được chuyển cho tổng thống kế tiếp xử lý”.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ bang Florida, ông Marco Rubio, khẳng định vấn đề không phải ở việc triển khai lính đặc nhiệm Mỹ tới Syria mà phải hỏi chiến lược của Tổng thống Obama ở đây là gì.
Ứng cử viên Jeb Bush mặc dù hoan nghênh quyết định triển khai đặc nhiệm nhưng cho rằng không thể để Mỹ sa lầy mà cần có chiến lược thực sự để đánh đuổi IS và buộc Tổng thống Assad phải ra đi.
Bên cạnh đó, nữ ứng cử viên đảng Cộng hòa, bà Carly Fiorina, cũng lên tiếng chỉ trích chính sách của Tổng thống Obama khi cho rằng việc triển khai đặc nhiệm Mỹ là quá ít và quá muộn. “Điều đó phản ánh thực tế là Mỹ không hành động, không hề đi đầu trong 3 năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, lựa chọn của chúng ta rất hạn chế và tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm”, bà Fiorina nói.
Trước đó, Tổng thống Barack Obama đã quyết định sẽ triển khai lính đặc nhiệm Mỹ tới Syria để huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ phe nổi dậy chống chính phủ ở Syria nhằm tăng cường chiến dịch chống IS của Mỹ.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ e ngại việc đưa đặc nhiệm tới Syria
Quyết định gửi lực lượng đặc nhiệm tới Syria là một phần chiến lược nhằm giúp các lực lượng nổi dậy đánh bại IS nhưng sẽ đặt lính Mỹ vào vòng nguy hiểm, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tuyên bố.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho rằng việc triển khai đặc nhiệm Mỹ tới Syria sẽ đặt họ vào vòng nguy hiểm - Ảnh: Reuters
Theo thông báo của Nhà Trắng ngày 30.10, Mỹ sẽ triển khai khoảng 50 línhn thuộc lực lượng đặc nhiệm tới Syria vào tháng 11. Nhà Trắng cho biết, lực lượng này được triển khai với nhiệm vụ "huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ". Tuy nhiên, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest từ chối cung cấp thông tin chi tiết về vai trò của nhóm này, theo Reuters ngày 31.10.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 30.10 khẳng định: "Vai trò cơ bản và chiến lược của chúng tôi là nhằm giúp lực lượng sở tại, nhưng chắc chắn quyết định này sẽ đặt lực lượng Mỹ vào vòng nguy hiểm".
Ông Carter đã không loại trừ khả năng triển khai thêm lực lượng đặc nhiệm tới Syria nếu lần triển khai này đạt hiệu quả. Ông cũng cho biết, Mỹ đã suy tính đến những hướng đi mới cũng như thăm dò các cơ hội mới để hỗ trợ các lực lượng có khả năng tại Syria.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest, cũng Mỹ cũng có thể sẽ triển khai thêm lực lượng đặc nhiệm Mỹ tới Iraq.
Quyết định triển khai lực lượng đặc nhiệm tới Syria của Tổng thống Mỹ Barack Obama được đánh giá là bước đi nhằm tăng cường hỗ trợ cho phe nổi dậy ở Syria, giữa lúc Washington đang chịu sức ép về chiến dịch không kích chống IS. Quyết định này cũng song hành với nỗ lực tìm kiếm biện pháp ngoại giao nhằm kết thúc cuộc nội chiến Syria kéo dài từ năm 2011 đến nay, khiến trên 240.000 người chết, theo Reuters.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Phe nổi dậy đào chiến hào phản công quân chính phủ Syria Phe nổi dậy áp dụng những chiến thuật mới chống lại quân đội chính phủ Syria, khiến cuộc chiến có nguy cơ kéo dài và trở nên khốc liệt hơn. Chiến đấu cơ Nga xuất kích thực hiện nhiệm vụ ở Syria. Ảnh: RT Chiến dịch không kích của Nga ở Syria đã bước sang tháng thứ hai, với mục tiêu mà Nga...