Ứng viên đại biểu Quốc hội phải công khai khi vận động bầu cử
“Công khai” là nguyên tắc bổ sung được đưa vào trong quy định về việc vận động bầu cử tại dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua. Quốc hội tán thành cao với nội dung này.
Trước khi bấm nút biểu quyết thông qua dự luật, Quốc hội nghe Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung lý đại diện UB Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.
Về quy trình ứng cử, tự ứng cử đại biểu Quốc hội, ông Lý cho biết, có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ, cụ thể hơn trong luật về việc tiếp nhận hồ sơ ứng cử áp dụng đối với người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử.
Tuy nhiên, UB Thường vụ Quốc hội giải thích, trong dự thảo Luật đã quy định khá cụ thể về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu, các bước tiến hành nộp và xem xét hồ sơ ứng cử, số lượng và các loại tài liệu cần có trong hồ sơ ứng cử.
Trong Luật cũng không thể quy định một cách quá tỉ mỉ về yêu cầu đối với từng loại giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ ứng cử cũng như cách xử lý đối với từng trường hợp cụ thể có thể phát sinh. Do đó, dự thảo Luật đã giao Hội đồng bầu cử quốc gia quy định mẫu hồ sơ ứng cử đại biểu và hướng dẫn cụ thể về việc nộp và xem xét hồ sơ ứng cử.
Dự thảo Luật cũng đã có quy định về hồ sơ và thủ tục áp dụng chung cho cả ửng cử viên là người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và cả người tự ứng cử.
Về vấn đề vận động bầu cử, có ý kiến đề nghị bổ sung yêu cầu “công khai” vào các nguyên tắc vận động bầu cử (quy định tại khoản 1 Điều 63). Ý kiến này, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội cho biết, đã được UB Thường vụ Quốc hội tiếp thu, bổ sung vào dự thảo luật.
Cũng có ý kiến đề nghị bổ sung, chỉnh lý một số nội dung liên quan đến quy định về các hành vi bị cấm trong vận động bầu cử cho phù hợp với quy định của các văn bản pháp luật khác và UB Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý lại Điều 68 để đảm bảo chính xác, thống nhất với các quy định hiện hành.
Bỏ quyền ưu tiên về số lượng đại biểu của Hà Nội
Video đang HOT
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội tại khu vực bỏ phiếu số 3 của TP Hà Nội hơn 4 năm trước.
Vấn đề kinh phí tổ chức bầu cử (Điều 6), có ý kiến đề nghị quy định rõ kinh phí tổ chức bầu cử phải được dự toán và phân bổ trong năm ngân sách có tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhận định, Điều 55 của Hiến pháp 2013 đã quy định các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán. Do đó, kinh phí tổ chức bầu cử do ngân sách nhà nước bảo đảm cũng phải được dự toán trong ngân sách của các địa phương, ngân sách của các cơ quan, tổ chức có tham gia công tác bầu cử từ năm trước đó. Với quy định của dự thảo Luật, này, công tác bảo đảm kinh phí cho cuộc bầu cử sẽ có điểm thuận lợi hơn vì ngày bầu cử do Quốc hội quyết định sẽ được công bố sớm hơn so với các lần bầu cử trước (từ kỳ họp cuối năm trước năm tiến hành bầu cử) và như vậy sẽ là cơ sở để các địa phương, cơ quan, tổ chức thực hiện việc dự toán, bố trí khoản kinh phí phù hợp trong năm ngân sách. Cách thức, nội dung chi tiết liên quan đến công tác dự toán ngân sách sẽ được quy định trong Luật ngân sách nhà nước và do Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể.
Với lý do đó, Điều 6 của dự thảo luật được giữ nguyên với nội dung quy định, kinh phí tổ chức bầu cử do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Ngoài ra, còn một nội dung nhận được nhiều ủng hộ là việc bỏ quy định “ưu tiên” về cơ cấu đại biểu Quốc hội đối với thủ đô Hà Nội.
Cụ thể, luật bầu cử đại biểu Quốc hội hiện hành quy định về căn cứ phân bổ đại biểu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề ra nguyên tắc mỗi tỉnh, thành có ít nhất 3 đại biểu cư trú, làm việc tại địa phương; số đại biểu được tính theo số dân và đặc điểm mỗi địa phương. Riêng Hà Nội có riêng một điều khoản quy định “Thủ đô Hà Nội được phân bố số đại biểu thích đáng”.
Góp ý về nội dung này, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về số đại biểu Quốc hội được bầu tại thành phố Hà Nội với lập luận, trước đây, quy định ưu tiên xác định số lượng đại biểu Quốc hội thích hợp cho thành phố Hà Nội là cần thiết (khi dân số Hà Nội mới chỉ xấp xỉ bằng một phần hai dân số của thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, hiện tại, sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của Hà Nội, thì dân số của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không còn có sự chênh lệch quá lớn.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, điều khoản quy định ưu tiên đối với Hà Nội đã được chỉnh lý, loại bỏ trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua.
Luật này có hiệu lực thi hành ngay từ 1/9 năm nay, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp khóa mới.
P.Thảo
Theo Dantri
Trưng cầu ý dân: Làm không tốt dễ có tình trạng bỏ phiếu hộ
Trưng cầu ý dân là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước. Kết quả cuộc trưng cầu ý dân có giá trị quyết định với vấn đề được đưa ra trưng cầu.
Ngày 28/5, Quốc hội lần đầu tiên nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Luật trưng cầu ý dân. Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam - cho biết, quan điểm cơ bản Luật trưng cầu ý dân phải thể chế hóa các quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia rộng rãi, trực tiếp vào những vấn đề trọng đại của đất nước.
Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định
Trình bày dự án Luật trưng cầu ý dân, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, trưng cầu ý dân là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước trong từng thời điểm cụ thể. Thực tiễn đã cho thấy, từ khi thành lập nước đến nay, nhất là từ sau năm 1976, sau khi đất nước thống nhất về mọi mặt, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật trước khi ban hành đã được triển khai.
Kết quả cuộc trưng cầu ý dân có giá trị quyết định với vấn đề được đưa ra trưng cầu (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, ông Quyền cũng cho rằng, thực tiễn cũng cho thấy, kết quả của các hoạt động lấy ý kiến nhân dân, để nhân dân quyết định trực tiếp đối với những vấn đề trọng đại về quốc kế dân sinh cũng còn rất nhiều hạn chế, một trong những nguyên nhân là cho đến nay nước ta vẫn chưa có thể chế pháp lý rõ ràng về trưng cầu ý dân, mặc dù trưng cầu ý dân luôn là một quy định pháp lý hiến định.
"Việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân là cần thiết, để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước, đáp ứng nhu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới đất nước", Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nói.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Dự thảo xây dựng trên cơ sở kết quả cuộc trưng cầu ý dân có giá trị quyết địnhdo đó, kết quả cuộc trưng cầu ý dân phải đảm bảo số lượng cử tri nhất định theo công thức "quá bán kép" cụ thể là: "Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Phương án trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành".
Quyền dân chủ cao nhất
Chỉ rõ quan điểm còn có ý kiến khác nhau trong Luật trưng cầu dân ý, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, có một số ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn nữa những việc mà Quốc hội có thể quyết định trưng cầu ý dân, tránh quy định chung chung, khó cho việc thực hiện sau này.
Trong dự thảo Luật trình 2 phương án về chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân. Theo Phương án 1 thì Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị trưng cầu ý dân. Phương án 2 mở rộng thêm một số chủ thể khác có quyền sáng kiến pháp luật cũng có quyền đề nghị trưng cầu ý dân.
Về vấn đề trên, Ủy ban Pháp luật chỉ rõ, trưng cầu ý dân là hình thức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp cao nhất của người dân. Chủ thể đề nghị trưng cầu ý dân đã được Quốc hội thảo luận và cân nhắc kỹ tại kỳ họp thứ 8 khi xem xét, thông qua Luật tổ chức Quốc hội. Theo đó, "Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội".
Ủy ban Pháp luật cũng đưa ra quan điểm rằng nếu quy định tỷ lệ tham gia và tán thành của cử tri quá cao (quá hai phần ba) đối với một vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân thì không khả thi. Thậm chí nếu tổ chức không tốt có thể dẫn đến tình trạng thúc ép cử tri đi bỏ phiếu hoặc cử tri đi bầu hộ, bầu thay và như vậy, sẽ làm giảm sút ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân với tư cách là một hình thức để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình.
Do đó, Ủy ban pháp luật tán thành với việc quy định cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Phương án trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành.
Quang Phong
Theo Dantri
Trưng cầu ý dân phải thể hiện đúng quyền "gật - lắc" của người dân Đã trưng cầu ý dân là người dân có quyền quyết định cao hơn cả Quốc hội, dân đã quyết là thực hiện, không làm lại. Trưng cầu ý dân về việc gì đơn giản là để người dân thể hiện ý chí "đồng ý" hay "không đồng ý", gật hoặc lắc một cách minh bạch... Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng...