Ứng viên bị công ty bùng kèo dù đã nhận vào làm, đọc lý do mà tức anh ách
Dù đã thỏa thuận và được nhận vào làm, ứng viên lật đật đi bàn giao công việc cũ nhưng đến hôm chuẩn bị đến công ty mới thì gặp phải tình huống éo le này.
Cứ tưởng đi học vài năm trên ghế giảng đường là nghiễm nhiên cầm được tấm bằng rồi xin được việc ngon ở một công ty nào đó, kèm mức lương ổn ổn. Ấy thế mà, chuyện đi xin việc làm chưa bao giờ là dễ dàng. Nhà tuyển dụng cũng 7749 lần gặp ứng viên bùng kèo, chuyện đã đành, nhưng ở chiều ngược lại, cũng có lúc công ty “xù kèo” luôn ứng viên sau khi thỏa thuận đủ cả. Như vậy có tức không cơ chứ!
Một câu chuyện gần đây đang được bàn tán rôm rả trong một hội nhóm chuyên dành cho các bạn trẻ đang tìm việc. Chẳng là anh chàng nọ bức xúc thay cô người yêu đi xin việc, sau khi deal đủ thứ và được công ty này nhận. Tuy nhiên, như hầu hết các ứng viên khi có việc mới khác, ai cũng phải có khoảng thời gian chấm dứt hợp đồng lao động và bàn giao công việc cho công ty cũ, kiếm đường lui rồi mới nhận việc mới được. Chuyện này cũng đã được bàn tới, đôi bên đều vui vẻ cho nhau thời gian.
Ảnh: Nhân vật cung vấp
Nhưng ngày đầu đi làm, cô gái chưng hửng khi nhận được thái độ “ủa, ai biết gì!” của phía nhà tuyển dụng. Người đã phỏng vấn cô bạn này hôm đó chối đây đẩy việc đã hứa nhận cô vào làm với lý do đã tuyển được người. Nguyên văn câu chuyện qua lời kể của anh chàng người yêu “bóc phốt” hộ bạn gái như sau:
Theo các bạn về tình và cả về lý thì nhân sự làm việc kiểu này là đúng hay sai?
Người yêu mình là artist vẽ 2D, đi phỏng vấn ở công ty này khoảng 2 tuần trước và được nhận. Họ đồng ý cho hẹn ngày đầu tháng đi làm, do người yêu mình phải xin công ty cũ duyệt cho nghỉ việc. Cũng định là nếu không được duyệt thì chấp nhận mất lương để qua làm ở công ty mới.
Trong lúc chưa đi làm cũng cẩn thận nhắn tin hỏi thủ tục rồi các thứ cần chuẩn bị đàng hoàng nhưng nhân sự toàn trả lời “uh em, ok em!”.
Giờ tới ngày, xách mông đi làm thì bảo tuyển đủ người rồi.
Video đang HOT
Trưởng phòng nhân sự mà làm ăn không có chút chuyên nghiệp:
- Nếu ngay từ đầu cần người gấp thì đừng đồng ý cho người ta hẹn (chỉ khoảng 10 ngày).
- Mà nếu đã tuyển đủ thì cũng nhắn 1 tiếng là “em ơi bên anh tìm được bạn khác phù hợp hơn rồi, hẹn em dịp khác,…” để người ta biết mà xin việc chỗ khác chứ.
Ảnh minh họa
Đúng là phận làm công ăn lương, đâu phải hằng ngày chỉ tới văn phòng làm hết việc rồi cuối tháng lãnh tiền là xong. Xung quanh còn ti tỉ thứ khác phải đau đầu, mà một trong những cơn đau đầu tiên hẳn là phải đến từ vị trí HR vô tâm và vị sếp không có trách nhiệm như câu chuyện trên.
Nhưng cũng phải trách nhẹ cô gái nhân vật chính vì mọi thỏa thuận qua lời nói sẽ không có giá trị gì nhiều. Tất cả những hợp đồng, thư mời nhận việc,… đều phải nhận qua email một cách chính thống, để trong những tình huống như thế này còn có thứ mà đem ra đối chất. Cẩn thận hơn nữa thì hãy “điều tra” đơn vị mình dự định nộp hồ sơ có phải là một nơi làm việc lý tưởng thông qua các kênh như xem đánh giá trên fanpage, các hội review công ty, các web đăng tin tuyển dụng. Sau đó rồi hãy quyết định có nên gửi gắm tương lai cho chỗ ấy hay không.
Ảnh minh họa
Tất nhiên, cộng đồng mạng hẳn phải đồng cảm với câu chuyện của cô gái và thể hiện nỗi bức xúc qua những dòng bình luận:
“Bạn đăng vào mấy trang review công ty và mấy trang tuyển dụng để mọi người biết mà né luôn nhé, nhất là mấy em mới ra trường ấy. Dịch bệnh, công việc khó khăn mà chẳng hiểu sao làm vậy được nữa!”
“Hên cho bạn chưa vào công ty này đó, công ty như vậy không đáng bận tâm, chỉ tội mới nghỉ công ty cũ!”
“HR mà tưởng ban tổ chức Cuộc Đua Kỳ Thú không đó, ai tới trước là thắng?! Hứa hẹn cho đã xong lật lọng ‘đó là chuyện riêng của cuộc đời em’, không hiểu nổi!”
Đi phỏng vấn, cô gái khiến nhà tuyển dụng câm nín vì câu trả lời ngây thơ quá mức
Trước câu hỏi "em có gì để tôi phải nhận?", cô gái đã có câu trả lời khiến ai cũng lắc đầu ngao ngán vì thái độ vô tư quá của cô nàng.
Bất kỳ ai ra trường đi làm việc cũng phải đối mặt với khó khăn đầu tiên, đó là phỏng vấn. Hiện nay, các nhà tuyển dụng thường không tuân theo các phương pháp đánh giá ứng viên theo kiểu truyền thống, mà ngoài việc đánh giá chuyên môn, họ còn xem xét thái độ cũng như kĩ năng mềm của ứng viên để tìm ra người có đủ đức - tài cùng làm việc.
Ảnh minh họa
Thế nên khi đi phỏng vấn sẽ dễ gặp phải những câu hỏi dò la của bên tuyển dụng và chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể khiến bạn mất điểm. Câu chuyện của bạn ứng viên dưới đây trên group "Hội review công ty có tâm" là một điển hình.
Cụ thể, nguyên văn đoạn chia sẻ của cô nữ sinh như sau:
"Chào anh/chị. Em hơi buồn một tí. Hôm nay em đi ứng tuyển vị trí đại diện kinh doanh, thì HR có hỏi em là:
- Em có gì để tôi phải nhận em?
Em nói là:
- Em có sức trẻ!
HR lại nói đội ngũ của chị rất trẻ cũng có sức trẻ giống em. Em trả lời dạ vâng so với tuổi tụi nó trẻ hơn em thật, nhưng em được đào tạo qua trường lớp bài bản, so về kinh nghiệm, kĩ năng em có thể thua mấy anh chị 93 92,.. nhưng em khẳng định rằng em không hề thua mấy bạn 97 98.
Vậy là được nhận xét là cứng đầu. HR nói em đi xin việc hãy mang tư tưởng đi xin việc. Em mang sức trẻ không có bất cứ gì khác thì chị chắc chắn rằng không có công ty nào nhận em.
Về phía em: Em thấy chị HR nói không sai. Em căng thẳng tí nhưng em đã show trước thế mạnh của mình, chắc tại HR không thích em. Em không mang tư tưởng đi xin việc, em đi ứng tuyển".
Câu chuyện dở khóc dở cười trên đã khiến nhiều người câm nín trước thái độ ngây thơ, vô tư quá của cô bạn. Một vài người đã bình luận như sau:
"Em ơi, không hẳn HR không thích em, mà em chẳng để người ta thấy mình có năng lực gì ngoài sức trẻ thì sao người ta dám nhận"."Bạn ơi, sức trẻ ai chẳng có. Tự tin nhưng tự tin quá lại thành hỏng rồi. Bạn lấy gì ra để chứng mình mình không thua kém những ứng viên khác bằng tuổi? rút kinh nghiệm lần sau nhé!".
Tạo nên nguồn năng lượng tích cực cho buổi phỏng vấn là việc nên làm, thế nhưng có lẽ cách thể hiện năng lực của cô ứng viên trong trường hợp này sai hoàn toàn vì năng lực "tuổi trẻ" là điều ai cũng phải có.
Câu chuyện trên đây cũng là bài học cho nhiều bạn trẻ khi đi xin việc. Các bạn nên chú trọng câu trả lời của bản thân để nhà tuyển dụng thấy được sự đầu tư nghiêm túc cho công việc của công ty.
Gửi CV "cục súc" không ghi tiêu đề và giới thiệu, nhà tuyển dụng càng "méo mặt" khi đọc nội dung bên trong CV là một trong những vòng đầu tiên để nhà tuyển dụng chọn lọc ứng viên, tuy nhiên không ít sinh viên vẫn không chịu đầu tư nghiêm túc cho hồ sơ cá nhân của mình. Trong thời đại ngày nay, không cần lên tận công ty để xem thông tin tuyển dụng, ứng viên chỉ cần ngồi nhà, lên website chính thức...