Ung thư vú: Có nên phẫu thuật tái tạo ngực khi mổ cắt u?
Phẫu thuật tạo hình vú sau ung thư liên quan mật thiết với phương pháp điều trị: phẫu thuật bảo tồn hay phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u có kèm theo nạo vét hạch, xạ trị hoặc hóa chất.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Trong số các bệnh ung thư ở nữ, ung thư vú chiếm tới 35%.
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều phương pháp kết hợp trong điều trị ung thư vú. Trong đó phẫu thuật là lựa chọn khả thi khi khối u chưa lan rộng. Bác sĩ có thể phẫu thuật chỉ loại bỏ khối u trong vú hoặc cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú.
Thông thường trước các ca phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn để đảm bảo vừa loại bảo khối u và tạo hình ngực cho bệnh nhân đảm bảo về tính thẩm mỹ.
Phụ thuộc vào phương pháp điều trị ung thư vú, bệnh nhân có thể mổ tạo hình vú cùng lúc với ca mổ cắt u hoặc tạo hình sau khi đã kết thúc quá trình điều trị.
Ngày nay việc phẫu thuật bảo tồn tuyến vú có xu hướng ngày càng phát triển trên thế giới và nhu cầu tạo hình tuyến vú sau điều trị ung thư ngày càng cao.
Video đang HOT
Ths. BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình -Thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết bệnh nhân có thể được phẫu thuật tạo hình lại vú cùng lúc với phẫu thuật cắt khối u – tạo hình cùng một thì hoặc sau khi kết thúc quá trình điều trị ung thư (phẫu thuật, hóa/xạ trị…)- tạo hình thì 2.
Trong đó, tạo hình cùng một thì được chỉ định trong điều trị phẫu thuật ung thư vú thể nội ống. Điều trị lý tưởng của ung thư biểu mô thể nội ống là phẫu thuật bảo tồn.
Bác sĩ có thể cắt bỏ khối u đơn thuần, cắt bỏ u rộng rãi, cắt một phần tư vú hoặc cắt bỏ từng phần vú. Một số ít trường hợp u nội ống cần cắt bỏ rộng rãi tuyến vú (không cần nạo vét hạch) thì vẫn có thể tạo hình ngay thì 1 bằng đặt túi độn ngực để bảo tồn hình dáng vú sau phẫu thuật.
Theo BS Minh, tạo hình vú thì 2 được áp dụng sau phẫu thuật cắt vú toàn bộ, có nạo vét hạch, xạ trị và hoá chất. Nếu bệnh nhân chỉ phẫu thuật cắt u đơn thuần, không xạ trị thì có thể tạo hình sau 3 tháng. Nếu có điều trị hoá chất thì tạo hình sau 3-6 tháng khi kết thúc hóa trị.
Ngoài ra, việc tạo hình bầu vú phải đợi sau ít nhất 1 năm với người điều trị xạ trị, mục đích để da vùng xạ trị ổn định.
“Có rất nhiều phương pháp để tái tạo lại bầu vú, từ đơn giản đến phức tạp. Tùy thuộc vào tình trạng tuyến vú sau phẫu thuật, sự cân xứng giữa 2 bên và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ có lựa chọn phù hợp. Về cơ bản thì tất cả các bệnh nhân đều có thể tái tạo lại tuyến vú sau cắt bỏ vú do ung thư”, BS Minh cho biết.
Tuy vậy BS Minh cũng lưu ý, việc tạo hình phải được tiến hành sau khi quá trình điều trị khối u đã hoàn tất, đặc biệt bệnh nhân có chỉ định xạ trị hay hoá chất. Cá biệt một số trường hợp bị loét vùng ngực do xạ trị thì nhu cầu đặt ra là tạo hình che phủ tổn thương chứ không phải là tạo hình vú.
Ngoài ra, phương pháp tái tạo vú chống chỉ định với các bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn 4 đã có di căn tới các cơ quan khác, bệnh nhân quá cao tuổi hoặc không đủ tình trạng sức khỏe để thực hiện các ca phẫu thuật nói chung.
Nam Phương
Loại vaccine mới giúp loại bỏ tế bào ung thư vú ở phụ nữ
Với liệu trình gồm 7 mũi tiêm, loại vaccine mới kỳ vọng sẽ giảm bớt nỗi lo phẫu thuật và đau đớn cho các bệnh nhân bị ung thư vú.
Lee Mercker đến từ Florida, Mỹ là bệnh nhân đầu tiên tham gia thử nghiệm một loại vaccine mới sau khi được chẩn đoán bị ung thư vú ở tháng thứ 3 - giai đoạn đầu của bệnh.
Các bác sĩ cho biết, do phát hiện sớm, nên hiện các tế bào ung thư vú của Lee chưa lan rộng. Tuy nhiên, để điều trị, cô buộc phải lựa chọn giữa 3 phương pháp là: Phẫu thuật cắt bỏ khối u, phẫu thuật cắt bỏ một phần ngực và tham gia thử nghiệm lâm sàng để tiêm một loại vaccine mới, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng quay trở lại.
Lo ngại phẫu thuật, Lee quyết định đặt niềm tin vào phương pháp tiêm vaccine chống lại ung thư. Thật bất ngờ, sau cuộc thử nghiệm kéo dài 12 tuần tại bệnh viện ở Jacksonville, các bác sĩ cho biết một số các tế bào ung thư trong cơ thể của cô được tiêu diệt phần lớn nhờ vaccine.
Loại vaccine mới này được cho là có thể loại bỏ được tế bào ung thư vú.
Tiến sĩ, bác sĩ Saranya Chumsri - chuyên gia về ung bướu cho biết, loại vaccine trên được cho là có tác dụng kích thích phản ứng miễn dịch của chính bệnh nhân, từ đó các tế bào miễn dịch có khả năng xâm nhập và tấn công các tế bào ung thư, cũng như ngăn chúng quay trở lại.
"Chúng tôi thử nghiệm lâm sàng trên một bệnh nhân khác và kết quả cũng rất khả quan. Đây mới là thành công bước đầu, để đi đến kết quả cuối cùng và cho ra đời 1 loại vaccine hoàn chỉnh điều trị ung thư vú sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức.
Nhưng chúng tôi hy vọng, phát minh mới này sẽ giúp ích nhiều cho các bệnh nhân ung thư vú lo sợ phải phẫu thuật và đau đớn", bác sĩ Saranya Chumsri nói.
Chia sẻ về quá trình điều trị của mình, Lee cho biết, để "trải nghiệm" phương pháp tiêm vaccine cô phải trải qua liệu trình gồm 7 mũi tiêm. Trong đó 3 mũi liên tiếp trong 3 ngày đầu tiên, còn lại 4 mũi sẽ được sử dụng xen kẽ trong 4 tuần tiếp theo.
"Mọi thứ khá đơn giản, giống như bạn tiêm vaccine phòng bệnh cúm hay viêm phổi vậy, cảm giác khá dễ chịu và không đau đớn nhiều", Lee nói.
Theo các bác sĩ, mặc dù kết quả rất tốt, nhưng đây vẫn là thử nghiệm lâm sàng, nên để chắc chắn, thời gian tới Lee vẫn cần phải phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u.
Nguồn: The Sun/VTC
Mang thai 6 tháng sờ thấy hạch tưởng bị tắc sữa, mẹ lặng người khi đi khám Nhiều người nói chị Hiếu liều lĩnh khi chấp nhận cho bệnh ung thư tiến triển nặng để giữ lại đứa con thứ 3 nhưng với chị đó là những quyết định bình thường của một người mẹ, của tình mẫu tử thiêng liêng. Chị Phạm Thị Hiếu (37 tuổi) ở Hải Dương là mẹ của 3 bạn nhỏ Tuấn Anh, Phương Anh...