Ung thư vòm họng do quan hệ bằng miệng
Yêu” bằng miệng nếu không có phương pháp bảo vệ an toàn thì cũng có nguy cơ lây lan các bệnh qua đường tình dục.
Ảnh minh họa
Chị Nguyễn Thị T, 45 tuổi (Hà Nội) gần đây thường bị đau họng, ho, sụt cân, người mệt mỏi…đi khám và làm các xét nghiệm được kết luận ung thư vòm họng.
Truy tìm nguyên nhân, chị không hút thuốc và uống rượu nhưng chị giật mình khi bác sĩ đưa ra giả thuyết quan hệ tình dục bằng miệng làm tăng virus HPV, vi khuẩn ở họng gây nên ung thư vòm họng.
Video đang HOT
Lời bàn: BS Tuấn Anh Bệnh viện K cho biết, quan hệ bằng miệng nếu không có phương pháp bảo vệ an toàn thì cũng có nguy cơ lây lan các bệnh qua đường tình dục. Người ta đã nghiên cứu có tới 20 chứng bệnh có thể lây lan qua đường tình dục: Lậu, giang mai, chlamydia, hạ cam mềm, mụn rộp sinh dục, viêm gan B, HIV/AIDS…
Khi quan hệ bằng miệng nhất là khi cổ họng đang có những vết trầy xước hoặc vết thương hở… rất dễ nhiễm bệnh. Cổ họng bị nhiễm HPV và nhiễm khuẩn lâu ngày dẫn tới ung thư vòm họng.
Vì vậy, để phòng tránh bệnh nên sống chung thủy và có biện pháp phòng ngừa bệnh.
T.H (ghi)
Sự thực về quan hệ bằng miệng gây ung thư vòm họng
Không phải cứ quan hệ tình dục (QHTD) bằng miệng sẽ gây ra ung thư. Bản thân QHTD bằng miệng không gây ung thư, nhưng nó làm lan truyền Human papillomavirus (HPV) là tác nhân gây ung thư.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân chính bắt nguồn từ người nhiễm HPV, loại virus này có thể truyền từ người sang người khi quan hệ tình dục, bao gồm cả QHTD bằng miệng.
HPV không trực tiếp gây ung thư, nhưng nó làm thay đổi tế bào bị lây nhiễm và những tế bào này có thể bị ung thư hóa, tuy nhiên cần một khoảng thời gian chừng vài năm. Có ít người nhiễm HPV sẽ tiến triển thành ung thư. Khoảng 9/10 người sẽ tự đào thải virus khỏi cơ thể trong vòng 2 năm.
Tuy nhiên những người hút thuốc lá ít có khả năng đào thải virus hơn bởi hút thuốc lá phá hủy những tế bào bảo vệ đặc biệt ở da, tạo điều kiện cho virus tồn tại. Có một số loại ung thư có mối liên hệ với sự lây nhiễm HPV ở khu vực miệng, họng và một số type HPV lại được lây truyền qua QHTD bằng miệng. Type HPV tìm thấy trong miệng gần như chỉ lây truyền qua đường tình dục, do đó QHTD bằng miệng là con đường lây truyền chính.
Khoảng 1/4 trường hợp ung thư khoang miệng và 1/3 trường hợp ung thư vòm họng có liên quan tới HPV, tuy nhiên đa số ung thư vòm họng ở người trẻ hiện nay có liên quan tới HPV. HPV có hơn 100 type khác nhau, trong đó 15 type nguy cơ cao có mối liên hệ với ung thư. Chúng cũng lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo và qua hậu môn, gây ra mối liên quan với ung thư cổ tử cung, trực tràng và dương vật.
Một số loại lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da - da, gây nên mụn cóc, bao gồm cả mụn cóc sinh dục. Type HPV gây mụn cóc thuộc nhóm nguy cơ thấp, không phải nhóm có mối liên hệ với ung thư.
Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, hoặc cảm thấy lo lắng bản thân có nguy cơ mắc ung thư miệng họng, bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt. Các triệu chứng cho thấy có thể đã bị ung thư miệng họng là: các mảng đỏ hoặc đỏ và trắng trên lưỡi, hoặc niêm mạc miệng; các vết loét trên miệng không liền sau 3 tuần; sưng miệng kéo dài trên 3 tuần; đau khi nuốt; cảm giác có vật cản mắc ở trong họng.
BS. Đinh Mạnh Trí
Theo SK&ĐS
10 phút, phát hiện được dạng ung thư "sinh ra" từ bệnh tình dục Một phương pháp xét nghiệm nước bọt đơn giản, giá rẻ được Mỹ phát triển có thể giúp các bác sĩ cứu mạng hàng triệu bệnh nhân ung thư miệng - họng khắp thế giới. Các nhà khoa học của Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ) đã phát triển một phương pháp xét nghiệm dễ dàng đến bất ngờ để thay thế cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

Cung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thao

Uống nước gừng chanh có tác dụng gì?

3 sai lầm khi ăn mít

Những thói quen càng làm càng hại thận

Bổ sung cholesterol đúng cách cho trẻ mắc hội chứng Smith Lemli Opitz

Một bệnh nhi tại Cao Bằng tử vong nghi mắc ho gà

Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết
Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ U50 'bay lắc' với 2 nam thanh niên
Pháp luật
15:30:20 24/04/2025
Robot hình người của Elon Musk gặp khó vì Trung Quốc cấm đất hiếm
Thế giới
15:28:18 24/04/2025
Phim của Tống Tổ Nhi dài dòng, gây tranh cãi
Phim châu á
15:27:32 24/04/2025
'Mùa hè kinh hãi': Nỗi ám ảnh từ vụ án mạng bị vùi lấp trong quá khứ
Phim âu mỹ
15:24:33 24/04/2025
Mẹ Quý Bình bật khóc, ôm chặt một nữ NSƯT từ Mỹ mới về
Sao việt
15:17:51 24/04/2025
Thái độ của "công chúa Kpop" khi bị thành viên cùng nhóm giật spotlight
Nhạc quốc tế
15:14:37 24/04/2025
Netizen bóc loạt MV bị gắn hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, đơn vị quản lý dùng chiêu trò hút fame?
Nhạc việt
15:10:24 24/04/2025
Mỹ nhân làng bóng đá ở nhà mặc đồ như "bà thím", ra ngoài với chồng cầu thủ lại sexy, quyến rũ ngỡ ngàng
Sao thể thao
15:03:23 24/04/2025
Mẹ biển - Tập 29: Hai Thơ 'ngã ngửa' khi gặp lại Đại sau 20 năm xa cách
Phim việt
15:02:31 24/04/2025
Vụ sao nam lộ ảnh thân mật giữa đêm với ngọc nữ kém 15 tuổi: Thêm 2 người mẫu bikini bị réo tên!
Sao châu á
14:47:18 24/04/2025