Ung thư tử cung có thể bị đẩy lùi
Nếu tiêm vắcxin và khám sàng lọc được áp dụng rộng rãi, ung thư cổ tử cung có thể biến mất tại 149 nước.
Mỗi năm, thế giới ghi nhận hơn nửa triệu phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung. Trung bình, cứ hai phút lại có một bệnh nhân tử vong. Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, đe dọa sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, nó có thể bị đẩy lùi.
Trên tờ The Lancet Oncology, các nhà khoa học Australia dự đoán từ năm 2020, nếu tiêm vắcxin và sàng lọc cổ tử cung được áp dụng rộng rãi hơn, ung thư cổ tử cung có thể được loại bỏ tại 149 trên 181 nước, giúp ngăn chặn 13,4 triệu ca bệnh trong vòng 50 năm tới (2069).
Chiếc nơ xanh, biểu tượng kêu gọi nâng cao nhận thức ung thư cổ tử cung. Ảnh: HealthyWoman.
Hiện Australia rất thành công với chương trình ngăn ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắcxin và sàng lọc, nhờ đó giảm tỷ lệ ung thư cổ cung xuống dưới 4 trên 100.000 người chỉ trong 9 năm.
Những quốc gia thu nhập cao khác như Mỹ, Phần Lan, Anh, Canada cũng có triển vọng đạt kết quả giống Australia trong vòng 25-40 năm tới. Tuy nhiên, các nước kém phát triển hơn như Ethiopia, Haiti và Papua New Guinea nhiều khả năng mất thêm vài chục năm. Đối với châu Phi, các nhà khoa học dự đoán sau năm 2100 mới loại bỏ được căn bệnh này.
“Hơn hai phần ba trường hợp ung thư cổ tử cung xảy ra tại các nước phát triển kém hoặc trung bình như Ấn Độ, Nigeria, Malawi. Ở những nơi này, khả năng tiếp cận với vaccine HPV và sàng lọc ung thư cổ tử cung còn hạn chế”, trưởng nhóm nghiên cứu Karen Canfell, nhà dịch tễ học ung thư đến từ Ủy ban Ung thư Sydney, Australia chia sẻ với Science Alert.
Cũng theo công trình, nếu việc ngăn ngừa bằng vắcxin và sàng lọc cổ tử cung không được triển khai thành công thì 50 năm tới, 44 triệu phụ nữ trên thế giới sẽ mắc ung thư cổ tử cung, 15 triệu bệnh nhân số này đối mặt nguy cơ tử vong.
Năm ngoái, ông Tedros Adhanom, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới bày tỏ mong muốn “mọi cô bé trên thế giới được tiêm vắcxin HPV và mọi phụ nữ trên 30 được sàng lọc ung thư cũng như điều trị các tổn thương tiền ung thư”. Đây là thách thức lớn song con người vẫn có khả năng hoàn thành.
“Nếu thất bại trong việc áp dụng phương pháp trên, hàng triệu phụ nữ sẽ tử vong khi còn rất trẻ. Chúng ta đủ sức tránh điều này”, ông Canfell nhấn mạnh.
Video đang HOT
Lê Hằng
Theo VNE
Tầm soát sớm ung thư cổ tử cung như thế nào?
Theo thống kê của Bệnh viện K, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Hình ảnh khối u xâm lấn trên bệnh nhân S. Ảnh: VGP/Trần Hà
Cụ thể, ghi nhận của Bệnh viện K cho thấy, năm 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này.
Mới đây, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K đã tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân S. (54 tuổi), chẩn đoán ung thư cổ tử cung, nhập viện trong tình trạng ra máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn, da xanh niêm mạc nhợt, vô niệu.
Xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị suy thận cấp do khối ung thư cổ tử cung xâm lấn lan rộng. Các bác sĩ đã truyền máu, lọc máu, cấp cứu tích cực cho bệnh nhân. Bệnh nhân được chẩn đoán bị suy thận cấp và mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn IV, sẽ tiếp tục được theo dõi và điều trị theo phác đồ.
Trường hợp bệnh nhân S chỉ là 1 trong số nhiều bệnh nhânđến khám và điều trị tại Bệnh viện K khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
TS.BS Nguyễn Tiến Đức, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K khuyến cáo, sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao.
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, phụ nữ cần ghi nhớ gồm:
- Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu.
- Ra máu âm đạo bất thường.
- Ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục.
- Đau tức vùng bụngdưới.
- Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng.
Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
- Virus HPV: là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%), lây truyền qua đường tình dục. Bình thường, HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Trong đó, có 2 type nguy cơ cao nhất là type 16 và type 18.
- Ức chế miễn dịch: thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung.
- Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi.
- Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỉ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1-2 con.
- Một số nguyên nhân khác: béo phì, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài ....
Tại sao tầm soát sớm ung thư cổ tử cung
- Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất cần thiết cho điều trị căn bệnh này, đem lại hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
- Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho một lần đi khám sàng lọc ung thư sớm là rất nhỏ so với số tiền bạn phải bỏ ra để điều trị bệnh lâu dài khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Tầm soát sớm ung thư cổ tử cung như thế nào?
Bệnh nhân cần: Khám phụ khoa; soi cổ tử cung để phát hiện tổn thương sớm bất thường tại cổ tử cung; thực hiện xét nghiệm Pap để tìm những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung; xét nghiệm HPV sàng lọc ung thư cổ tử cung...
Những điều cần lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung
Phụ nữ thăm khám, làm xét nghiệm này trong lúc không có kinh nguyệt.Khoảng 2 ngày trước khi thử Pap không bôi kem hay đăt thuốc vào âm đạo.Không nên sinh hoạt tình dục trong vòng 1 -2 ngày trước khi thử Pap.
Tùy vào giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, tại Việt Nam bệnh ung thư cổ tử cung đang được điều trị theo các phương pháp hiện đại và hiệu quả như phương pháp phẫu triệt căn, hóa xạ trị triệt căn, hóa xạ trị kết hợp phẫu thuật. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Phạm vi phẫu thuật ung thư cổ tử cung có thể là phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung. Cắt tử cung toàn bộ, cắt tử cung triệt căn, vét hạch bằng mổ nội soi hoặc mổ mở. Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa.
Hiền Minh
Theo baochinhphu
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung chị em phải đến viện ngay không được trì hoãn Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Năm 2018, Việt Nam ghi nhận gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Ra...