Ung thư từ ăn uống và kẻ giết người giấu mặt
Trừ ung thư phổi ra, ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, ăn uống tại Việt Nam đang chiếm vị trí đặc biệt nghiêm trọng do sự gia tăng nhanh chóng số người mắc cũng như số tử vong.
Đây là thông tin do PGS.TS Phạm Duy Hiển, nguyên Phó giám đốc bệnh viện K, đưa ra.
Theo PGS Hiển, điều nguy hiểm hiện nay là nhiều người chỉ quan tâm đến những ngộ độc cấp tính nhìn thấy ngay, chứ chưa quan tâm đến những hậu quả tiềm tàng của việc đưa các loại thực phẩm chứa chất độc vào cơ thể thông qua quá trình ăn uống, sử dụng thực phẩm không đúng cách.
Ung thư đường tiêu hóa: Báo động đỏ
Hồi chuông báo động này được thể hiện trước tiên qua con số bệnh nhân mắc các loại ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, ăn uống tại Việt Namđang ở mức rất cao.
Cụ thể: Theo thống kê của Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu, riêng với bệnh ung thư gan thì trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 20.000 bệnh nhân mắc mới (con số này theo ông Hiển đánh giá là quá nhiều).
Các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, ăn uống ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động (Ảnh: C.Q)
Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 18.000-19.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Trong các loại ung thư liên quan đến tiêu hóa, đứng sau ung thư gan về mức độ phổ biến là ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư thực quản.
Mỗi năm Việt Nam có từ 11.000-12.000 người mắc mới ung thư dạ dày và 8.000 người tử vong.
Với ung thư đại trực tràng và ung thư thực quản, con số mắc tương tự ung thư dạ dày nhưng số tử vong ở mức 6.000 người.
Video đang HOT
Ông Hiển cho rằng các chuyên gia khó có thể khẳng định một cách chính xác các yếu tố cụ thể để gây bệnh ung thư trên một người bệnh, nhưng có một điều chắc chắn rằng khi đưa những thực phẩm không đảm bảo (về vệ sinh cũng như cách chế biến gây độc hại) vào cơ thể thì các chất (vốn không có khả năng gây ung thư) sẽ biến đổi (do yếu tố nội sinh) thành những chất có khả năng gây ung thư cao.
Vị PGS lấy ví dụ về đồ nướng – loại thức ăn được rất nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam. Ông cho biết khi nướng đồ ăn, nhiệt độ cao sẽ biến các axit amin ở trong thức ăn từ chỗ là gốc không gây ung thư thành gốc gây ung thư.
Nếu ăn thường xuyên đồ nướng (nhất là đồ nướng cháy) thì rõ ràng nguy cơ mắc ung thư sẽ cao hơn.
Ngoài ra, việc ăn quá ít rau xanh, hoa quả, không bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, ăn thừa chất béo, đạm, … là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư đại trực tràng.
Ở nước ta, ung thư đại trực tràng có dấu hiệu gia tăng đáng báo động (từ vị trí số 9 nhảy xuống vị trí số 4).
Thực tế từ các nghiên cứu của Viện dinh dưỡng cho thấy khẩu phần ăn của người Việt Nam rất mất cân bằng, thừa thịt và thiếu nhiều rau, quả.
Rượu, bia: “Kẻ giết người” giấu mặt
Ngoài chuyện sử dụng thực phẩm không đảm bảo, ông Hiển còn đặc biệt lưu ý đến vấn đề sử dụng rượu bia của người Việt Nam.
Uống rượu bia nhiều khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng cao (Ảnh: Intetnet)
Theo ông Hiển, hiện nay, tại Việt Nam, theo thống kê có khoảng 20 triệu người mắc viêm gan B và viêm gan C, trong đó có khoảng 60-70% số này là người lành mang trùng gây bệnh.
Trong số 20 triệu người mắc viêm gan thì có khoảng 5% phải điều trị do có diễn biến cấp tính; 10-15% tiềm tàng nguy cơ xơ gan. Số này nếu không bị kích thích bởi rượu bia hoặc bị nhiễm độc thì sẽ kéo rất dài rồi mới đến giai đoạn viêm gan mãn, nhưng nếu bị kích thích thì quá trình này sẽ diễn ra rất nhanh và người bệnh sẽ sớm bước vào giai đoạn bị ung thư gan sớm do xơ gan.
Chưa bàn tới vấn đề chất lượng thực phẩm, ông Hiển cho rằng chỉ với việc thay đổi cách ăn uống hợp lý, khoa học thì mỗi người đã có thể “lái” con thuyền sức khỏe của mình sang một hướng tích cực hơn (như giảm ăn đồ nướng, đồ hun khói, giảm ăn thức ăn làm sẵn vì có chứa chất bảo quản, tăng cường ăn rau xanh, đặc biệt “kiềng” rượu bia và năng vận động, vv …).
Minh chứng từ nước Mỹ đã cho thấy hiệu quả của những thay đổi này. Ông Hiển dẫn thông tin từ Tổ chức nghiên cứu ung thư toàn cầu: Khoảng 40-50 năm trước, bệnh ung thư dạ dày tại nước Mỹ đứng thứ 4 về mức độ phổ biến nhưng nay, nhờ việc thay đổi thói quen ăn uống, ung thư dạ dày ở nước này đã tụt xuống vị trí 16 trong danh sách về sự phổ biến của các bệnh ung thư.
Ông Hiển nhận định: Với tốc độ công nghiệp hóa và tình trạng an toàn thực phẩm, kiến thức và hành vi an toàn thực phẩm hiện nay tại Việt Nam thì trong vài năm tới, ung thư sẽ vượt qua tim mạch để “vươn lên” dẫn đầu danh sách những bệnh phổ biến.
Theo Dantri
Lạm phát hai tháng đầu thường chiếm 26% cả năm
Mặt bằng giá thị trường dự kiến trong năm nay sẽ không biến động nhiều, tuy nhiên, CPI phụ thuộc lớn vào sự điều hành của Nhà nước trong giá hàng hóa, dịch vụ công cũng như hoạt động cung tiền ra nền kinh tế.
Lạm phát 2 tháng đầu năm đã tăng xấp xỉ 2,6% so với đầu năm.
Cẩn trọng trong cung tiền ra lưu thông xử nợ xấu, cứu bất động sản
Trong 2 tháng vừa qua, mặc dù lạm phát ở mức cao so với mục tiêu cả năm (6-6,5%), song theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGS), mức này chưa thực sự đáng ngại.
Phân tích các nhân tố chính tác động đến lạm phát Việt Nam trong năm nay, cơ quan này cho rằng, tác động của lạm phát cầu kéo là không quá lớn do tổng cầu còn khá yếu. Trong khi đó, lạm phát chi phí đẩy chưa đáng lo ngại do giá cả hàng hóa thế giới sẽ tương đối ổn định trong năm 2012. Vì vậy, việc kiểm soát lạm phát chi phí đẩy của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào chính sách quản lý giá.
Theo đánh giá mới nhất của World Bank, giá cả hàng hóa trong năm 2013 sẽ không có sự biến động lớn. Mặc dù một số chuyên gia cho rằng giá lương thực trên thị trường thế giới năm nay sẽ tăng, song giá gạo sẽ không tăng. Việt Nam và một số nước Đông Nam Á sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi giá lương thực.
Trong khi đó, yếu tố tiền tệ lại đang tạo nên những áp lực nhất định. Cụ thể, cung tiền (M2) đã tăng trên 22% trong năm ngoái, so mức tăng 12,5% trong năm 2011, phần nào sẽ ảnh hưởng đến lạm phát 2013 với độ trễ khoảng 6 tháng.
Lạm phát cơ bản sau khi được duy trì ổn định quanh mức 8% trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8/2012 đã bắt đầu xu hướng tăng dần lên mức 10% trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11/2012 và duy trì ở mức 12% kể từ tháng 12 cho đến nay. Theo lưu ý của UBGS, lạm phát cơ bản cao một phần do điều chỉnh giá thuốc và dịch vụ y tế. Nếu loại trừ yếu tố này, lạm phát cơ bản của năm 2012 sẽ ở mức thấp hơn (khoảng 10% so với năm 2011).
UBGS cho rằng, việc thực hiện các kế hoạch giải cứu bất động sản theo Nghị quyết 01 và 02 cũng như quá trình xử lý nợ xấu cần tính đến lượng tiền ra lưu thông để không ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu lạm phát của cả năm 2013.
Lạm phát tháng 2 qua các năm.
Tạo "gói bình ổn giá" với điện, xăng dầu, các dịch vụ công
Cơ quan này cũng tính toán, nếu VND giảm giá 3% sẽ góp phần làm CPI tăng thêm khoảng 0,3-0,4%. Trong khi đó, nếu giá điện tăng 10% thì CPI tăng thêm 0,4% gà giá xăng tăng khoảng 5% thì CPI tăng thêm 0,1-0,15%.
Như vậy, chỉ tính riêng 3 yếu tố này nếu được điều chỉnh vào cùng thời điểm thì sẽ góp phần làm CPI tăng khoảng 0,8-1%.
UBGS khuyến nghị, việc điều chỉnh tỷ giá cũng như giá điện, nước và các dịch vụ công khác cần phải cẩn trọng và có sự phối hợp chặt chẽ.
Theo các nghiên cứu trước đây của UBGS, mức ảnh hưởng về mặt định lượng của từng yếu tố trên đến lạm phát tổng thể là không quá lớn, song việc điều chỉnh sẽ có tác động nhiều đến lạm phát kỳ vọng, nhất là trong bối cảnh chúng ta đặt mục tiêu lạm phát năm 2013 thấp hơn năm 2012.
Cơ quan này giám sát tài chính khuyến nghị, trong điều hành, Chính phủ cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý để tạo một "gói bình ổn giá" trong đó bao gồm các loại lộ trình tăng giá xăng, dầu, giá điện, giá dịch vụ công... nhằm phân bổ hợp lý hơn việc tăng giá (nếu cần thiết). Theo đó, tăng giá sẽ chia đều cho các tháng, tránh tập trung vào các tháng có CPI tăng cao theo tính chất mùa vụ hoặc vào những thời điểm nhạy cảm làm gia tăng kỳ vọng lạm phát.
Cũng theo nhận định của Ủy ban, lạm phát chi phí đẩy chủ yếu phụ thuộc vào sự phối hợp trong điều hành chính sách, và đây có lẽ là nhân tố cần được đặc biệt quan tâm đối với công tác quản lý giá trong thời gian tới.
Lạm phát 2 tháng đầu năm đã tăng xấp xỉ 2,6% so với đầu năm. Xem xét quy luật trong 5 năm trở lại, tốc độ tăng CPI của 2 tháng đầu năm chiếm khoảng 26% của cả năm. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, không loại trừ nguy cơ, lạm phát sẽ tăng cao trở lại.
Theo Dantri
"Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh dự án bôxít" "Hiệu quả một dự án cần tính trong cả vòng đời. Với những dự án có hiệu quả nhưng trước mắt gặp khó khăn, nhà nước có thể xem xét một số cơ chế hỗ trợ" - Bộ trưởng Vũ Đức Đam trao đổi về việc Vinacomin xin cơ chế đặc thù cho bôxít Tây Nguyên. Trả lời nhiều câu hỏi về những...