Ung thư thứ hai sau ung thư tuyến giáp – nguy cơ mà nhiều người còn rất mơ hồ
Thật không may là điều trị một loại ung thư này không có nghĩa là không thể mắc ung thư loại khác. Những người đã bị ung thư tuyến giáp vẫn có thể mắc ung thư tương tự như những người bình thường.
Theo thống kê, ngày càng nhiều người mắc ung thư tuyến giáp. Sau khi điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh có thể gặp một vài vấn đề sức khỏe, một trong số đó là nguy cơ đối mặt với một bệnh ung thư khác có hoặc không liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp và được gọi là ung thư thứ hai. Bàn về vấn đề này, bác sĩ Ngô Trường Sơn, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai chỉ ra chi tiết những điều cần lưu ý.
Theo bác sĩ Sơn: “Vì ung thư tuyến giáp có tiên lượng sống thêm lâu nhất và có chất lượng cuộc sống tốt nhất trong những loại ung thư thường gặp. Bởi việc điều trị ung thư tuyến giáp vai trò chủ yếu là phẫu thuật và nếu bệnh giai đoạn muộn hay nguy cơ cao thì điều trị thêm i-ốt phóng xạ chứ ít chỉ định điều trị hóa chất hoặc xạ trị”.
Tuy nhiên, người bệnh cần phải có một quá trình từ nhận thức hiểu biết về bệnh, kế hoạch thăm khám theo dõi định kỳ đầy đủ, chế độ ăn uống hợp lý cho đến vận động tập thể dục hàng ngày đều đặn.
Bác sĩ Ngô Trường Sơn, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
Thông tin cần biết về “ung thư thứ hai sau ung thư tuyến giáp”
Có một điều không may mắn rằng điều trị ung thư loại này không có nghĩa là không thể mắc ung thư loại khác. Những người đã bị ung thư tuyến giáp vẫn có thể mắc ung thư tương tự như những người bình thường.
Theo bác sĩ Sơn, những người bị ung thư tuyến giáp sau khi điều trị có thể bị ảnh hưởng đến một số vấn đề về sức khỏe, nhưng mối quan tâm lớn nhất là phải đối mặt với một loại ung thư khác. Ung thư thứ 2 sau khi điều trị ung thư tuyến giáp có nhiều nguyên nhân, trong phần tài liệu nguồn có so sánh các yếu tố khác như tuổi, giới, giai đoạn, thể mô bệnh học, xạ trị , i-ốt phóng xạ thì thấy bệnh nhân sau khi điều trị i-ốt phóng xạ có nguy cơ cao hơn nhóm không có chỉ định điều trị i-ốt phóng xạ.
Người bệnh đã hoặc đang bị ung thư tuyến giáp có thể mắc bất kỳ loại ung thư thứ hai nào, những loại ung thư thứ hai có nguy cơ cao hơn bao gồm:
Ung thư vú (ở phụ nữ)
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến thượng thận
Video đang HOT
Nguy cơ ung thư tuyến thượng thận đặc biệt cao ở những người từng mắc loại ung thư tuyến giáp thể tủy.
- Bệnh nhân được điều trị bằng i-ốt phóng xạ cũng có nguy cơ mắc cao hơn bao gồm:
Bệnh bạch cầu cấp
Ung thư dạ dày
Ung thư tuyến nước bọt
“Kế hoạch” chăm sóc sức khỏe để dự phòng bệnh
Các chuyên gia không khuyến nghị thêm bất kỳ một xét nghiệm bổ sung nào để tìm kiếm ung thư thứ hai ở những người bệnh không có triệu chứng. Bác sĩ Sơn chỉ ra những điều lưu ý sau điều trị ung thư tuyến giáp:
- Sau khi hoàn thành quá trình điều trị ung thư tuyến giáp người bệnh nên đi khám bác sĩ thường xuyên và làm các xét nghiệm để tìm các dấu hiệu ung thư tái phát hoặc di căn.
- Xin hãy thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề mới xuất hiện nào, vì các triệu chứng có thể là do ung thư tuyến giáp tái phát hoặc do một bệnh mới hoặc ung thư thứ hai gây ra.
- Người bệnh sau khi điều trị xong cần theo dõi các xét nghiệm phát hiện sớm (tầm soát) các loại ung thư khác.
- Tất cả người bệnh nên tránh khói thuốc, vì hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.
- Để giúp duy trì sức khỏe tốt, người bệnh sau khi điều trị khỏi nên thực hiện:
Duy trì cân nặng hợp lý.
Duy trì hoạt động thể chất và hạn chế ngồi hoặc nằm.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế hoặc tránh các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, đồ uống có đường. Hạn chế thực phẩm tái, sống, thực phẩm đã qua chế biến, ủ, muối, hun khói…
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ, rau củ quả và nên hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tái, sống, hun khói ủ muối
Không uống rượu bia. Nếu uống rượu thì không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.
Ung thư thứ 2 sau khi điều trị ung thư tuyến giáp có nhiều nguyên nhân, trong phần tài liệu nguồn có so sánh các yếu tố khác như tuổi, giới, giai đoạn, thể mô bệnh học, xạ trị, i-ốt phóng xạ thì thấy bệnh nhân sau khi điều trị i-ốt phóng xạ có nguy cơ cao hơn nhóm không có chỉ định điều trị i-ốt phóng xạ
Nguồn tham khảo:
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC364
2. https://www.thyroid.org/patient-thyroid-information/ct-for-patients/vol-7-issue-4/vol-7-issue-4-p-3-4?fbclid=IwAR3GUJkPeikExsMFiHJAbxbx6GQi4BvVDucUla3s4WYFqn0bqxiNf6Wfom4
Ung thư tuyến giáp chiếm 90% bệnh nhân ung thư nội tiết, dấu hiệu âm thầm nhưng có thể điều trị được
Ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất, gần 100% bệnh nhân có cơ hội sống trên 5 năm nếu phát hiện sớm.
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính phổ biến nhất, chiếm hơn 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết. Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới nhưng may mắn, đây là loại ung thư có tỉ lệ chữa khỏi cao.
Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn so với những loại ung thư khác. Bác sĩ Ngô Trường Sơn, Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đã chỉ ra 5 điều quan trọng cần biết về ung thư tuyến giáp mà ai cũng cần biết:
1. Ung thư tuyến giáp có thể không có triệu chứng
Trong một số trường hợp ung thư tuyến giáp hoàn toàn không có triệu chứng. Thực tế, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện bệnh nhờ siêu âm hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác.
Khi ung thư tuyến giáp có triệu chứng thì xuất hiện các dấu hiệu như sờ thấy khối u trước cổ, khàn tiếng, nuốt khó hoặc nuốt vướng.
2. Ung thư tuyến giáp thể nhú kích thước nhỏ có thể không cần điều trị quá mức
Mặc dù phương pháp điều trị cơ bản cho hầu hết ung thư tuyến giáp là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, sau đó điều trị iốt phóng xạ (I-131) để tiêu diệt các mô tuyến giáp còn sót lại, nhưng hiện nay các chuyên gia đều cho rằng ung thư biểu mô thể nhú kích thước nhỏ có thể không cần thiết điều trị theo quy trình như thế.
Một số khuyến nghị đưa ra phương pháp tiếp cận theo dõi và chờ đợi đối với "vi ung thư biểu mô" thể nhú và các nhà nghiên cứu cho rằng nếu được yêu cầu phải phẫu thuật thì các khối ung thư có kích thước dưới 4,0 cm có thể chỉ cần phẫu thuật cắt thùy - phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp trong đó chỉ một thùy hoặc nửa tuyến giáp.
3. Vai trò không chắc chắn của chọc hút bằng kim nhỏ (Fine needle aspiration: FNA)
Khi có một khối u tuyến giáp nghi ngờ là ác tính, bước đầu tiên thường là sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ để tìm tế bào ung thư. Nếu xác định chắc chắn là ung thư thì các bác sĩ sẽ lên kế hoạch phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Tuy nhiên, FNA không phải lúc nào cũng mang tính kết luận.
Tại Hoa Kỳ ước tính có khoảng 450.000 bệnh nhân có các khối u tuyến giáp nghi ngờ được sinh thiết và có tới 30% trong số đó được phân loại là "không xác định được" hoặc "không thể kết luận". Điều này có nghĩa là không thể loại trừ ung thư và chẩn đoán thường không rõ ràng. Gần đây, các bác sĩ khuyến cáo những bệnh nhân này nên phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Khoảng 70 đến 80 phần trăm những bệnh nhân có khối u không xác định, đánh giá cuối cùng là lành tính - không phải ung thư - và bệnh nhân bị mất tuyến giáp và phải điều trị suy giáp suốt đời.
Tuy nhiên nghiên cứu "Phân tích tuyến giáp Veracyte Afirma" khi được tiến hành dựa trên kết quả FNA có thể cung cấp kết quả gần như chính xác và loại bỏ hầu hết các kết quả FNA không xác định hoặc không thể kết luận được, cũng như các chỉ định phẫu thuật cho các khối u tuyến giáp lành tính.
4. Có thể không cần dừng hormone tuyến giáp để chụp xạ hình
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau khi được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì sẽ tiếp tục được điều trị iốt phóng xạ (I-131) để loại bỏ mô tuyến giáp còn sót lại, bệnh nhân phải dùng thuốc để thay thế hormone tuyến giáp bị thiếu của cơ thể. Nhưng trước đây theo định kỳ thì những bệnh nhân này phải ngừng thuốc, chờ xét nghiệm TSH đạt mức cao (tức là 30, 40, v.v.) và trải qua nhiều tuần suy giáp nặng và suy nhược, trước khi chụp xạ hình để phát hiện ung thư tái phát.
Tuy nhiên những năm gần đây một loại thuốc có tên là Thyrogen đã được sử dụng để giúp bệnh nhân tránh được giai đoạn suy giáp. Bệnh nhân ngừng thay thế hormone tuyến giáp và tiêm một liều Thyrogen và sau đó xạ hình chính xác mà không có triệu chứng của suy giáp.
5. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp đối mặt với nguy cơ ung thư thứ phát tăng lên
Hầu hết ung thư tuyến giáp - đặc biệt là ở giai đoạn I, II và III - có khả năng sống thêm cao, nhiều bệnh nhân ung thư tuyến giáp không được giải thích nguy cơ phát triển ung thư thứ hai sẽ tăng 30%. Nguy cơ cao nhất trong năm đầu tiên sau khi điều trị ung thư nhưng không thuộc nhóm ung thư hắc tố, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận, ung thư tuyến thượng thận và u lympho không Hodgkin.
Bác sĩ Ngô Trường Sơn còn lưu ý: "Bệnh ung thư tuyến giáp tiên lượng tốt sống thêm lâu nhưng lựa chọn điều trị đúng là quan trọng nhất. Vì sau khi khỏi bệnh thì vấn đề chất lượng cuộc sống khỏe mạnh mới là điều cần hướng tới cho bệnh nhân".
Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có các dấu hiệu khác thường về sức khỏe để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của cơ thể, cũng như có thể phát hiện các bệnh tật và có hướng điều trị sớm nhất. Khi đó, hiệu quả điều trị bệnh sẽ tốt nhất. Để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư tuyến giáp, thì cần thực hiện các phương pháp bao gồm: siêu âm tuyến giáp, chụp phim X- quang, CT- scan và MRI ở khu vực cổ, kèm theo xét nghiệm chẩn đoán tế bào học để phát hiện các tế bào ung thư...
Người mẹ bất ngờ được cứu sống khi đi siêu âm thai The Mirror đưa tin, một người phụ nữ ở London (Anh) tin rằng chính đứa con trong bụng đã cứu sống cô sau khi cô được chẩn đoán có khối u ác tính kích thước bằng quả bưởi trong quá trình siêu âm thai nhi. Theo đó, Rachel Bailey, 28 tuổi, bắt đầu thấy hiện tượng bất thường khi ra máu trong lúc...