Ung thư, quái thai vì chất bảo quản thực phẩm
Để thực phẩm tươi hơn, tuổi thọ dài hơn người ta sẵn sàng “tưới tắm” những chất bảo quản thực phẩm độc hại lên thịt, rau, củ quả,… Những chất độc ấy hàng ngày theo các bữa ăn xâm nhập vào cơ thể con người.
Hóa chất nào hay dùng để bảo quản thực phẩm?
Thực tế cho thấy, mục đích khi bảo quản thực phẩm bằng hóa chất không những giúp để được lâu hơn mà còn vì mục đích lợi nhuận. Các hoá chất bảo quản có thể là những hợp chất tự nhiên nhưng cũng có khi là những hợp chất hóa học tổng hợp. Những hợp chất bảo quản tự nhiên thường lưu giữ được dưỡng chất và mùi vị của thực phẩm, và ít ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên được khuyên dùng. Nhưng do giá thành đắt nên đã không ít người sử dụng hoá chất bảo quản tổng hợp vì giá rẻ hơn rất nhiều.
Sử dụng chất bảo quản vô tội vạ sẽ nguy hại khôn lường cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện nay các loại hoá chất thường được nhưng kẻ trục lợi dùng để bảo quản thực phẩm như: axit benzoic, axit ascorbic (vitamin C), sulfur dioxit (SO2), BHA (butyl hydroxyanisol), các chất kháng khuẩn như canxi propionat, natri nitrat (NaNO3), natri nitrit (NaNO2), K2-EDTA. Ngoài ra còn một số chất khác cũng đã từng xuất hiện như: formaldehyt, glutaraldehyt để diệt côn trùng, rượu ethanol và metyl chloro isothiazolinon.
Theo các chuyên gia, với rau củ quả người ta thường sử dụng các hợp chất của bromit vì chúng có thể ức chế hoạt động của enzym phân huỷ và ngăn ngừa sự tác động của vi sinh vật. Các chất khác cũng được sử dụng là acrylonitrit, carbon disulfit, carbon tetraclorit, etylen dioxit, hydro cyanit, phosphin, sulfuryl florit… áp dụng với các loại quả như nho, chuối, cam, chanh… Với bảo quản ngũ cốc, người ta thường sử dụng phương pháp phơi và sấy khô. Trong một số trường hợp, người ta sử dụng hoá chất mà hay gặp là cloro pyrifot metyl, methyl bromide (CH3Br) và phosphin.
Bảo quản thịt, cá thường là khó nhất vì hàm lượng nước, hàm lượng đạm và chất béo cao. Nên chất bảo quản thường được dùng là clorin và clorin dioxit. Hai chất này có khả năng diệt vi khuẩn E. coli, listeria monocytogenes, pseudomonas, lactobacillus, E. coli, salmonella, aeromonas hydrophila. Ngoài ra một chất khác như axit lactic, axit axetic, axit propionic và các hợp chất nitrat cũng hay được sử dụng.
Video đang HOT
Để làm cho cá tươi các chủ hàng thường ướp urê.
“Nhận diện” hóa chất bảo quản thực phẩm gây ung thư, quái thai
Có thể khẳng định rằng, dùng các loại hóa chất để bảo quản thực phẩm sẽ có những ưu điểm nhất định như: lưu giữ thực phẩm lâu, giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng và thu lại được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên vì những hóa chất này cũng có những tác hại nhất định nên chúng chỉ được phép thêm vào ở một nồng độ hạn chế cho phép. Song dường như những người buôn bán không hề quan tâm tới điều này và cố tình lờ đi. Điều này đã dẫn đến những hệ lụy cho sức khỏe con người.
Theo các chuyên gia hóa học, hai chất NaNO3 và NaNO thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm là nhóm tác nhân có thể gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng bởi nó có thể gây ra đột biến DNA và sự thoái biến tế bào. Bên cạnh đó người ta cũng thấy hợp chất này có nguy cơ gây ra các biến thể bệnh lý khác của DNA như bệnh Alzheimer, Parkinson do nó làm sai lạc hay biến đổi DNA bởi tác dụng của các nitrosamin, các hợp chất sinh ra khi thêm các nitrat vào những thực phẩm giàu protid.
Ngoài ra chúng còn gây ra các biểu hiện của nhiễm độc thực phẩm và thiếu máu do thiếu hemoglobin, giảm hàm lượng phosphat và magie máu, tăng hàm lượng canxi huyết. Ở hệ thống da, niêm mạc, chúng gây tăng tiết và làm tăng kích thích như tăng tiết dịch phế quản. Trên phụ nữ có thai, chúng là tác nhân gây ra quái thai. Do đó mà liều cho phép với chất này là dưới 50mg/l nước.
Khác với các hợp chất nitrit và nitrat, formaldehyt (thường gọi là foc-môn) là một chất cực độc và có thể gây tử vong. Đây là một hợp chất vẫn dùng để ướp xác. Nếu sử dụng hoá chất này trong xử lý thực phẩm, thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu. Nhưng tác hại mà nó gây ra thì cũng vô cùng lớn.
Bất chấp những nguy hại cho sức khỏe người dùng, nhiều người vì hám lợi vẫn sử dụng hóa chất kích thích cho quả chín nhanh.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, formaldehyde là chất kịch độc, không được sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào, đồng thời không được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, vì có tính sát trùng cao nên vẫn được gian thương sử dụng. Các loại thực phẩm được ngâm formaldehyde sẽ kích thích gây cay niêm mạc mắt, đỏ mắt, kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi. Đây cũng là một chất hoá học gây ra tình trạng quái thai rất mạnh.
Một loại chất nữa thường được sử dụng trong bảo quản thịt đó là clorin, chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể gây ra phá huỷ phổi. Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ. Điều đó cho thấy, clorin là một chất cực độc.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để bảo vệ sức khỏe cách tốt nhất là sử dụng thực phẩm tươi, không nên sử dụng thực phẩm có hoá chất bảo quản mà không rõ nguồn gốc. Với một quả cam hay quả táo để hàng tháng không ủng, bạn hãy thận trọng vì rất có thể chúng chứa một lượng cao các chất bảo quản. Hãy tránh xa những thực phẩm ôi thiu đã được tẩy mùi làm “tươi” lại, vì rất có thể hôm nay chúng ta ăn, ngày mai chúng ta mắc bệnh.
Theo VNE
Bé gái hai đầu được phẫu thuật tách rời thành công
Em bé sinh ra với hai cái đầu, người Afghanistan, đang trong quá trình phục hồi, sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật đầy mạo hiểm để cắt bỏ bớt một chiếc.
Asree và chiếc đầu dính liền
Theo BBC đưa tin, bé Asree Gul mới vài tháng tuổi, sống ở miền đông Afghanistan vừa được các bác sỹ cho xuất viện sau ca mổ cắt bỏ một chiếc đầu thừa thành công.
Asree sinh ra trong một gia đình có cha mẹ làm nông dân. Asree còn có một người chị em sinh đôi khác nhưng chị bé hoàn toàn bình thường. Tình cảnh đặc biệt này khiến Asree gặp khó khăn trong giấc ngủ.
Bác sỹ Ahmad Obaid Mojadihi, trưởng nhóm phẫu thuật chia sẻ rằng đây là một cuộc phẫu thuật phức tạp và là cuộc phẫu thuật đầu tiên theo dạng này được tiến hành trong khu vực.
Sau khi mổ, tình trạng sức khỏe của Asree không được tốt lắm. Anh Nematullah, bố của bé nói rằng anh thậm chí còn không hi vọng là bé sống sót được qua cuộc phẫu thuật.
"Các bác sỹ đã cứu mạng bé. Tôi thực sự cảm kích", anh Nematullah nói.
Theo các bác sỹ, dị tật bẩm sinh như thế này xuất phát từ nguyên nhân người mẹ có mang thai ba, nhưng 1 bé không phát triển một cách chính xác trong tử cung.
Cô bé (trái) và người chị sinh đôi sau phẫu thuật
Tuy chưa được khẳng định một cách chính thức, nhưng trường hợp này tương tự như một loại bệnh hiếm gặp y học gọi là craniopagus parasiticus. Theo đó, một cơ thể sinh đôi chưa phát triển đầy đủ bị dính liền với phần đã phát triển hoàn thiện.
Một trong những trường hợp điển hình đã được báo chí nhắc tới trước đây, đó là cô bé Manar Maged người Ai Cập. Bé đã được phẫu thuật tách rời đầu với người chị sinh đôi vào năm 2005 khi mới được 10 tháng tuổi. Cuộc phẫu thuật bước đầu thành công, tuy nhiên bé Manar sau đó đã bị nhiễm trùng não nặng và mất sau đó 1 năm.
Theo Xahoi
Người mẹ sinh con quái thai, có được quyền "từ bỏ"? "Pháp luật hình sự quy định tính mạng sức khỏe, nhân phẩn của con người đều được bảo vệ và đứa trẻ dù sinh ra bị quái thai thì vẫn là một con người", luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, đoàn luật sư TP Hà Nội. Bạn đọc luonghoan172...@gmail.comcó gửi thư hỏi: Trong trường hợp người mẹ sinh con ra nhưng đứa con bị...