Ung thư phổi: Sàng lọc sớm hiệu quả điều trị cao
Ung thư phổi ở giai đoạn thường ít có các triệu chứng rõ ràng, nhiều người bệnh có thể bị ho khan kéo dài, tức nặng ngực, khó thở khi gắng sức. Việc sàng lọc sớm mang đến hiệu quả trong điều trị.
Ung thư phổi: Sàng lọc sớm hiệu quả điều trị cao (BVCC)
Người bệnh cần được sàng lọc sớm
Ở giai đoạn đầu, hầu hết trường hợp mắcung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác, dẫn đến việc điều trị không đúng phương pháp.
Cho tới khi một số triệu chứng bộc lộ rõ rệt như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực… thì phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Phát hiện sớm ung thư phổi sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa.
Các bác sĩ chuyên khoa Nội Bệnh viện K cho biết: Sàng lọc là tìm kiếm ung thư trước khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng gì.
Sàng lọc giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, giúp tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cao hơn cho việc điều trị. Bởi, khi bệnh nhân đã có triệu chứng, ung thư có thể đã bắt đầu lan rộng.
Trước đây việc sàng lọc, phát hiện sớm ung thư phổi không được khuyến cáo vì chụp XQ phổi và làm tế bào học đờm chưa chứng minh làm giảm được tỉ lệ tử vong do ung thư phổi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một tỉ lệ lớn ung thư phổi được phát hiện khi chụp cắt lớp vi tính (CT) là những khối u ở giai đoạn đầu, có tiên lượng tốt, chứng minh làm giảm 20% tỉ lệ do ung thư phổi ở những người hút thuốc nặng được sàng lọc hàng năm trong 3 năm.
Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn muộn hơn
Đến giai đoạn muộn hơn, các dấu hiệu rõ rệt dần xuất hiện, các triệu chứng rõ ràng hơn khi khối u phát triển lan rộng, xâm lấn đến cơ quan xung quanh hoặc di căn xa đến các cơ quan khác.
- Các triệu chứng hô hấp: Ho tăng lên, có thể ho đờm lẫn máu (triệu chứng đuôi khái huyết); Khó thở: gặp ở giai đoạn muộn khi u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp; Khò khè, thở rít do u chèn ép phế quản lớn.
- Các triệu chứng do u xâm lấn và chèn ép; Khối u xâm lấn thành ngực: Đau ngực: vị trí điểm đau thường tương ứng với khối u; Hội chứng tràn dịch màng phổi do u xâm lấn, di căn màng phổi.
- Khối u xâm lấn đến các thành phần trong trung thất: Nấc và khó thở: u chèn ép cơ hoành; Khàn tiếng: do u chèn ép dây thần kinh thanh quản quặt ngược; Phù áo khoác: phù mặt và nửa thân trên; Hội chứng chèn ép tim cấp: do tràn dịch màng tim; Nuốt nghẹn: u chèn ép thực quản gây nuốt nghẹn.
- Triệu chứng do di căn xa: Ung thư phổi thường di căn đến các cơ quan như gan, não, xương, tuyến thượng thận, màng phổi.
Những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như hút thuốc lâu năm, hoặc với những người đã bỏ thuốc nhưng trong vòng 15 năm trước đó, tuổi từ 55-74 được khuyến cáo sàng lọc phát hiện sớm ung thư phổi bằng chụp CT ngực liều thấp.
Nếu kết quả sàng lọc có bất thường, bệnh nhân có thể cần phải làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định.
Hai nhóm người này nhất thiết phải khám phát hiện sớm ung thư phổi
Ung thư phổi phát triển âm thầm, các triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, tiên lượng bệnh rất dè dặt.
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong và mắc mới hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 23.667 ca mắc mới và 20.701 bệnh nhân tử vong mỗi năm, đứng vị trí thứ 2 chỉ sau ung thư gan.
Sàng lọc ung thư phổi là kiểm tra, phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng. Việc sàng lọc có thể giúp phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn sớm từ đó giúp tăng khả năng điều trị bệnh tốt hơn. Việc phát hiện sớm ung thư phổi giúp tăng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, tăng thời gian sống thêm và giảm chi phí y tế cho bệnh nhân.
Ung thư phổi được xếp vào loại ung thư khó phát hiện sớm. Dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, song tiên lượng bệnh vẫn còn dè dặt. Tiền sử bệnh, thể trạng, loại mô học ung thư phổi, giai đoạn, phương pháp và phản ứng với điều trị là các tác nhân đóng vai trò tiên lượng trong bệnh lý ác tính này.
Những ai nên sàng lọc ung thư phổi?
Theo BS Nguyễn Tiến Đồng, Trung Tâm Y Học Hạt Nhân và Ung Bướu, Bệnh Viện Bạch Mai (Hà Nội), việc sàng lọc được chỉ định cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, bao gồm:
Nhóm 1:
Tuổi: 55-74 tuổi có tiền sử hút thuốc từ trên 30 bao/năm, có thể hiện tại vẫn tiếp tục hút hoặc người đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua.
Nhóm 2:
Tuổi 50, có hút thuốc trên 20 bao/năm và có một trong các yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi, bệnh nhân mắc các bệnh phổi trước đó như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao..., bệnh nhân đang mắc một bệnh ung thư, phơi nhiễm yếu tố nguy cơ ung thư phổi nhưng không phải hút thuốc lá thụ động.
Một số nghiên cứu gần đây trên nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá cho thấy yếu tố ô nhiễm không khí cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Sàng lọc ung thư phổi bằng cách nào?
Chụp CT scan ngực liều thấp là thăm dò giúp sàng lọc ung thư phổi được khuyến cáo. Thăm dò này được thực hiện với một máy quét tia X sử dụng liều xạ thấp để tạo nên hình ảnh chi tiết về phổi của bạn.
Những xét nghiệm khác như X-quang ngực thẳng, xét nghiệm đàm hay chụp PET/CT không cho thấy lợi ích dựa trên những bằng chứng hiện tại trong sàng lọc ung thư phổi.
Sàng lọc ung thư phổi như thế nào?
Khi bạn có nhu cầu sàng lọc ung thư phổi, bác sẽ khám, khai thác tiền sử, bệnh sử và các yếu tố nguy cơ của bạn từ đó sẽ đưa ra các tư vấn sàng lọc bệnh ung thư cụ thể cho từng đối tượng. Với ung thư phổi để sàng lọc, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn chụp CT scan ngực liều thấp. Việc chụp này khá đơn giản và là một thăm dò không xâm lấn và bạn có thể ra về ngay sau đó.
Để chuẩn bị cho chụp CT scan ngực liều thấp bạn nên:
- Thông báo cho bác sĩ nếu bạn mới bị nhiễm trùng đường hô hấp. Lý do vì nếu bạn đang hoặc gần đây có viêm đường hô hấp việc chụp CT scan ngực liều thấp có thể gây ra các hình ảnh dương tính giả.
- Loại bỏ bất kỳ vật kim loại gì bạn mang trên người
Nếu chưa phát hiện bất thường, bạn nên thực hiện tiếp việc sàng lọc sau đó một năm.
Ung thư phổi di căn, người đàn ông Hà Nội vẫn sống tốt sau 6 năm Thấy ho ra máu tươi, ông Việt đi khám, được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn hạch nhiều nơi. PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, BV Bạch Mai chia sẻ, khi mắc ung thư, rất nhiều người coi đây là "án tử", nhưng nhiều năm trở...