Ung thư làm chết hơn 114.000 người trong năm 2018
Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) cho thấy, năm 2018, Việt Nam có hơn 114.000 người chết vì ung thư và khoảng 164.000 ca mắc ung thư mới. Tỉ lệ này đồng nghĩa với mỗi ngày có hơn 450 người mắc mới và hơn 312 người tử vong. Việt Nam được xếp vào nước có người mắc ung thư tăng nhanh.
Hiểu cơ chế hoạt động của tế bào ung thư để tầm soát
Năm 2000, Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới, năm 2015, con số này đã tăng lên đến 150.000 ca mắc mới. Ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000 người.
Trong 20 năm từ 1995 đến 2004, riêng tại TP.HCM có 119.556 ca mắc ung thư. Từ năm 2012 đến nay, số người mắc ung thư tăng nhanh, trung bình 8-9%/năm. Cụ thể, nếu như năm 2012 có 7.392 ca mắc ung thư mới thì năm 2013 tăng lên 8.049 ca, năm 2014 là 8.951 ca, và 2015 là 9.270 ca.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong năm 2018 ung thư gan là một trong 5 loại gây tử vong hàng đầu, ước tính 782.000 ca tử vong mỗi năm. Gánh nặng ung thư gan đến từ người nhiễm viêm gan B và C, lạm dụng đồ uống có cồn, ăn thực phẩm chứa nấm mốc aflatoxin. Gần 85% bệnh nhân ung thư gan xảy ra ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Theo GLOBOCAN, Việt Nam được xếp trong nhóm những nước mắc ung thư gan cao nhất thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh là 23,2/100.000 người ở cả hai giới. Tại các hội thảo quốc tế về ung thư, các nhà khoa học đang lo ngại tình trạng ung thư ở Việt Nam đang được trẻ hóa. Ví như, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư thực quản…
Các chuyên gia về ung thư nhận định để đối phó với tình trạng người bệnh mắc ung thư ngày càng tăng, giải pháp tốt nhất là tăng cường tầm soát và điều trị ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi ung thư là có thể (ở một số loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung…). Còn ở giai đoạn muộn thì tình trạng điều trị là rất khó khăn và chỉ điều trị để kéo dài. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, không chỉ ở đô thị lớn người dân mới đi khám tầm soát ung thư sớm mà ở vùng nông thôn cũng cần đến các cơ sở y tế để khám phát hiện sớm ung thư. Vì hiện nay ung thư ở vùng nông thôn có nguy cơ phát triển cao.
PV
Theo baovephapluat
Bạn có nguy cơ mắc ung thư phổi?
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư có số ca mắc cao nhất tại Việt Nam. Kiểm tra và phát hiện bệnh càng sớm, khả năng chữa khỏi sẽ càng cao.
Ung thư phổi tại Việt Nam
Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc ung thư phổi ở nước ta rất cao và còn gia tăng liên tục. Theo thống kê của Globocan, từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2018, số ca mắc ung thư phổi là 16,722 ca, chiếm 18,4% số ca mắc ung thư, đứng thứ hai sau ung thư gan (21,5%). Hơn nữa, đi cùng số ca mắc bệnh ngày càng tăng là bệnh nhân ngày càng trẻ hóa.
Video đang HOT
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là một hiện tượng tăng trưởng bất thường của các mô ở phổi. Khi bạn hít vào, không khí sẽ đi xuống khí quản rồi vào phổi và tràn qua các ống gọi là phế quản. Hầu hết các ca bệnh ung thư phổi đều bắt đầu từ tế bào ở trong những đường ống này.
Có 2 loại ung thư phổi chính:
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non-Small Cell Lung Cancer) là loại ung thư phổi phổ biến nhất.
Ung thư phổi tế bào nhỏ (Small Cell Lung Cancer) là ít phổ biến hơn, nhưng lan nhanh chóng đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua máu.
Nguyên nhân gây ung thư phổi
Khói thuốc lá (thuốc lá, điếu cày và điếu xì gà) là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, mặc dù không phải ai hút thuốc cũng sẽ bị ung thư phổi. Các chất độc hại trong khói thuốc làm tổn thương tế bào phổi. Người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc thụ động từ những người hút thuốc ở gần cũng có thể mắc ung thư phổi.
Bạn cũng có thể có nguy cơ bị ung thư phổi nếu bạn:
Trên 40 tuổi - hầu hết các bệnh nhân bị chẩn đoán mắc ung thư phổi đều trên 65 tuổi
Tiếp xúc nhiều với các chất như radon (khí phóng xạ), amiăng, asen, crôm, niken và ô nhiễm không khí
Có thành viên trong gia đình mắc ung thư phổi
Các triệu chứng của ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi khi được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện triệu chứng. Khi bệnh đã nặng hơn thì bệnh nhân mới có những triệu chứng cụ thể như:
Ho dai dẳng và ngày một nặng hơn
Bị khản tiếng
Khó thở, ví dụ như thở dốc
Đau ngực liên tục
Ho ra máu
Cảm giác mệt mỏi thường xuyên
Thường xuyên mắc bệnh các bệnh nhiễm trùng phổi như viêm phổi
Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Hãy lưu ý rằng, những triệu chứng này cũng có thể do vấn đề sức khỏe khác nhưng hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng nêu trên.
Phương pháp điều trị ung thư phổi
Có 4 phương pháp điều trị ung thư phổi:
Hóa trị để thu nhỏ khối u hoặc tiêu diệt ung thư
Phương pháp xạ trị (tia X năng lượng cao) để tiêu diệt tế bào ung thư
Phẫu thuật cắt bỏ khối u và các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng (tuyến)
Liệu pháp trúng đích để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư
Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào?
Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến gây ung thư phổi, bạn vẫn có thể chủ động phòng tránh bằng những thay đổi thói quen hàng ngày.
Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại
Tránh xa nguồn không khí ô nhiễm
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Hạn chế uống đồ có cồn
Ăn uống vệ sinh và lành mạnh
Kiểm tra phổi định kỳ
Một việc không kém phần quan trọng hơn nữa chính là tầm soát ung thư 6 tháng một lần. Đặc biệt là người hút thuốc lâu năm, trên 40 tuổi hoặc trong gia đình có người mắc ung thư phổi. Lợi thế của tầm soát ung thư thường xuyên chính là khả năng phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm (nếu có), đảm bảo hiệu quả điều trị và tăng cơ hội sống tốt hơn cho bệnh nhân.
Bài viết được cung cấp bởi Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore, trung tâm y tế hàng đầu với lịch sử hơn 35 năm với các chuyên gia giàu kinh nghiệm và công nghệ khám chữa bệnh hiện đại.
Nhận hỗ trợ ngay từ Việt Nam và đăng ký để nhận tư vấn từ các chuyên gia tại Mount Elizabeth Singapore: https://bit.ly/2rit0do
Tại Hồ Chí Minh: tòa nhà Charmington La Pointe, Block B, Tầng 3, căn hộ số 311, số 181 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
Tại Hà Nội: tầng 5, số 110 - 112 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Theo Dân trí
Người trẻ mắc ung thư: Chữa trị không dễ! Dù chưa có thống kê đầy đủ về việc trẻ hóa ung thư ở Việt Nam song một số bệnh ung thư ở nước ta có độ tuổi mắc sớm hơn so với thế giới Gần 1 tuần sau ca phẫu thuật ung thư vú, bệnh nhân Nguyễn Thu H. (31 tuổi; Quảng Ninh) vẫn nặng trĩu tâm trạng lo lắng về căn...