Ung thư không “quật ngã” được sản phụ sinh con trong hôn mê
Tình mẫu tử thiêng liêng một lần nữa khiến các bác sĩ Bệnh viện K phải nghiêng mình trước sự hy sinh lớn lao của một sản phụ quyết giữ lại đứa con 28 tuần tuổi dù ung thư đã di căn lên não, rơi vào tình trạng hôn mê.
TS, BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện K trao đổi với bệnh nhân về phác đồ điều trị.
Hành trình tìm con của sản phụ đang điều trị ung thư
Ở tuổi 36, chị Nguyễn Thị H (quê tại xã Quý Sơn, huyên Luc Ngan, tinh Băc Giang) khao khát có con hơn bất kỳ người phụ nữ nào. Nhưng căn bệnh ung thư vú phát hiện 5 năm trước khiến chị phải gác lại mọi giấc mơ được ôm ấp đứa con trong tay.
“Tháng 4-2013, tôi thấy đau nhói bên ngực trái và thật không ngờ, cơn đau đó do khối u gây ra. Thời điểm ấy tôi khung hoang, suy sup hoàn toàn, nhiều khi muốn buông xuôi”, chị H ngậm ngùi kể lại.
Cứ thế, suốt 5 năm, chị chống chọi với căn bệnh ung thư. Sự lạc quan của chị, nỗ lực vượt qua bạo bệnh đã giúp chị ổn định căn bệnh. Lúc này, mơ ước được làm mẹ lại bùng cháy.
TS, BS Hàn Thị Thanh Bình, Phó Trưởng khoa Nội 5 – bác sĩ trực tiếp tiếp nhận bệnh nhân H từ ngày nhập viện chia sẻ, bệnh nhân H đã điều trị ổn định gần 5 năm nhưng có nguyện vọng tạm dừng điều trị để mang thai. Dù rất chia sẻ nhưng các bác sĩ vẫn phải kiểm tra về toàn bộ các chỉ số, đánh giá sức khoẻ của H, hội chẩn kỹ về những hoá chât đã điều trị cho H có ảnh hưởng gì nếu mang thai hay không.
Và rồi cũng như bao phụ nữ khác, chị và gia đình mừng rỡ trước tin chị có thai vào đầu năm 2019. Chị vẫn hàng ngày đi làm công nhân ở xí nghiệp may, mọi sinh hoạt đều diễn ra bình thường. Nhưng không may, đến tháng thứ 7 chị H cứ ăn vào là nôn. Nghi là bi nghén vì cơ thê không có biểu hiện khác thường, gia đình đưa chị đến khám tại Bệnh viên Phu san Trung ương, Bệnh viện K kiểm tra định kỳ.
Khối u di căn lên não của bệnh nhân.
Đánh giá ban đầu, các bác sĩ nhận định trong quá trình mang thai khối u tiếp tục phát triển và di căn lên não. “Giữ hay không giữ con đây”, chị H nhiều lần tự hỏi mình. Nhưng cuối cùng, chị H vẫn quyết tâm giữ lại sinh linh bé bỏng đang mang trong mình. Đó là một sinh linh mà chị biết, dù chỉ có thể có một “thời khắc” ngắn ngủi để được ôm con trong tay, dù phải đánh đổi cả tính mạng để có được.
Lúc này, chị H có dấu hiệu giảm trí nhớ, nói không biết gì, gia đình phai trơ giúp hoàn toàn. Đên tuân thư 34, trí nhơ suy giam hoàn toàn, H vân quyêt tâm sinh con. Thời điểm đó, chi H băt đâu hôn mê, thai có biêu hiên suy tim, ngay lập tức các bác si quyêt đinh mô cưu hai mẹ con.
Ngày 29-10, bé gái Hương Giang nặng 2.000gram chào đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình và các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và chị H được chuyển sang Bệnh viện K để tiếp tục chưa trị.
Cuộc chiến đấu với tử thần giành giật sự sống cho hai mẹ con
TS, BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện K cho biết, bệnh nhân H được đánh giá là trương hơp đăc biêt vơi tôn thương ơ phía hô sau canh các câu trúc và kích thươc tương đôi lơn. Khi được chuyển từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương sang, khối u đã di căn vào não ba ô, đăc biêt di căn vào hô sau gây chèn ép, dân đên tình trang hôn mê. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành điều trị cho chị H bằng phương pháp hiện đại xạ phẫu dao Gamma.
Video đang HOT
“Nêu xa phâu một lân duy nhât thì trong tình trạng hôn mê, sức khoẻ bệnh nhân se không bảo đảm, do đó các bác sĩ quyêt đinh xây dựng kế hoạch điều tri chia làm ba phân liêu cách nhau hai tuân. Với trường hợp của chị H khối u nằm cạnh hệ thống não thất, có thể dẫn đến tình trạng ứ nước trong não, do vậy các bác sĩ chuẩn bị cả phương án mổ phối hợp để dẫn lưu dịch não tủy nếu cần”, BS Liên nói.
Chia sẻ về những thách thức trước ca phẫu thuật cân não này, BS Liên nói, khó khăn lơn nhât là phai cân nhăc giưa phâu thuât mở thông thường và xạ phẫu Gamma Knife, do khối u khá lơn, vi trí hai khôi ơ tiêu não, một khôi ơ bán câu đai não, ca ba khôi công vào gây ra triêu chưng công hương.
“Chúng tôi phai hôi chân vơi bác si chuyên khoa vê ung bươu thân kinh và u vú, đưa ra phác đô điêu tri phôi hơp cùng nhau giúp bênh nhân hôi phuc, vì nêu chi tâp trung vào điều trị u não thì có thê di căn bô phân khác. Nêu chi điêu tri bênh toàn thân thì có thê hôn mê, cơ thê không thê chiu đươc”, TS Liên cho hay.
Điều kỳ diệu đã đến với mẹ con chị H sau bao nỗ lực của ê kíp các bác sĩ Bệnh viện K và nghị lực của chị. Sau khi điều tri với phác đồ bằng dao Gamma hai ngày, chị đã dần phục hồi trí nhơ, tinh táo trơ lai.
Vượt qua cơn bạo bệnh để có được đứa con như trong mơ, chị H vẫn không thể tin được, cuộc đời lại vẫn dành cho chị sự ưu ái đến thế. “Đã có lúc tôi nghi mình không qua khỏi nhưng rất may các bác sĩ đã nỗ lực để tôi được hồi sinh lần hai, được trở về với con. Hai mẹ con cùng khỏe mạnh thật sự là một cảm giác trong mơ”, chị H xúc động nghẹn ngào kể.
Sau sáu tuần điều trị, bệnh nhân H đáp ứng thuốc rât tôt, khối u đã giảm 40% thể tích, và được kiểm soát tốt, bên cạnh đó việc phối hợp với điều trị hóa trị đã giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Chính vì có điêu tri hóa chât nên hiêu qua kiêm soát khôi u càng cao hơn, tránh được các đơt di căn khác lên não.
ĐẶNG LUÂN
Theo Nhân dân
Thay đổi đáng kinh ngạc của người mẹ khi cho con bú và những điều tuyệt vời khi nuôi con bằng sữa mẹ mang lại
Cho con bú không những mang lại nguồn dinh dưỡng cho con mà còn giúp mẹ phòng tránh được vô số các loại bệnh.
Chắc hẳn mẹ nào mới sinh con xong cũng đều được khuyên nên cho con bú mẹ, nhưng liệu có mẹ nào đã biết hết những "siêu năng lực" mà việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại hay chưa?
Cho con bú không những là phương thức gắn bó tình mẫu tử giữa mẹ và con, mà nó còn giúp mẹ giảm cân, giảm được nguy cơ mắc các bệnh ung thư, loãng xương, tim mạch và trầm cảm sau sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp con phát triển trí não và thể chất, cũng như bảo vệ con khỏi các loại bệnh nhiễm trùng.
Đó là chưa kể trong sữa mẹ còn mang tế bào gốc - đi qua cơ thể để trở thành một phần não, tim, thận hoặc mô xương của con. Hay sữa mẹ biết tự thay đổi để đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng con cần trong từng giai đoạn phát triển.
1. Cho con bú là cách giúp mẹ giảm cân
Sản xuất sữa và cho con bú là một công việc khó khăn đối với cơ thể của người phụ nữ. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, trên thực tế, công việc này có thể đốt cháy tới 500 calo mỗi ngày. Đây là lý do tại sao nhiều bà mẹ nhận thấy rằng cân nặng của mình đã giảm ngay sau khi sinh con. Vì lượng calo bị đốt cháy nhiều hơn so với lượng calo được cung cấp, cho nên các bà mẹ cho con bú sẽ giảm được vài cân mà không cần tập thể dục thêm.
2. Sữa mẹ thay đổi hương vị và màu sắc tùy theo thực phẩm mà mẹ ăn
Một nghiên cứu thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa kỳ cho biết mùi và vị của sữa mẹ thay đổi tùy theo những gì mẹ ăn. Điều này đặc biệt hữu ích vì nó cho phép các bé tiếp xúc với các hương vị khác nhau trong suốt hành trình cho bú mẹ và giúp bé bớt kén ăn hơn khi đến thời kỳ ăn dặm.
Thêm vào đó, có một sự thật thú vị nữa rằng sữa mẹ không phải là màu trắng, mà nó thay đổi màu sắc tùy thuộc vào thực phẩm mẹ hấp thụ cũng như lượng vitamin. Nếu mẹ thường xuyên vắt sữa thì sẽ dễ dàng nhận ra là đôi khi sữa có màu hơi xanh, hoặc vàng, hoặc hồng, tùy theo từng thời điểm.
3. Cơ thể mẹ tự động thay đổi thành phần sữa để đáp ứng nhu cầu của con
Sữa mẹ sẽ thay đổi các thành phần dinh dưỡng tùy thuộc vào nhu cầu cần thêm protein, khoáng chất và các loại vitamin đáp ứng theo từng giai đoạn phát triển của con. Hoặc những khi con đang phải "chiến đấu" với một số bệnh như cảm lạnh, ho, sổ mũi... thì sữa mẹ cũng biến mình thành những "chiến binh" cùng con đẩy lùi bệnh tật. Điều này có thể xảy ra từ tuần này sang tuần khác hoặc thậm chí ngày này sang ngày khác.
4. Sữa mẹ cung cấp tế bào gốc cho con
Trong quá trình lớn lên của mình, con vẫn cần một số trợ giúp từ mẹ để tiếp tục phát triển cơ thể. Sữa mẹ chính là chìa khóa cho quá trình này vì nó chứa các tế bào sống, đặc biệt là các tế bào gốc - nó đi qua cơ thể để trở thành một phần não, tim, thận hoặc mô xương của con.
5. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho cả mẹ và con đều hạnh phúc, gắn bó và yêu thương nhau hơn
Nuôi con bằng sữa mẹ kích thích não của mẹ và con cùng giải phóng oxytocin - hormone chịu trách nhiệm cảm nhận sự hạnh phúc và an toàn. Nó cũng xoa dịu, luôn giữ mức độ căng thẳng và lo lắng của mẹ ở một mức độ an toàn, giảm thiểu tình trạng mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Bên cạnh đó, hormone oxytocin còn giúp cho cả hai cảm thấy gắn bó và yêu thương nhau. Cho con bú cũng giúp mẹ nuôi dưỡng sự nhạy cảm của mình đối với con, kéo dài trong nhiều năm về sau. Mẹ hiểu con muốn gì, cần gì và biết cách ứng xử linh hoạt để phù hợp với tính cách của con. Mặt khác, nó cũng giúp con cảm thấy an tâm và cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.
6. Cho con bú giúp mẹ giảm khả năng mắc bệnh ung thư và các bệnh khác
Phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ mắc một số bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tim, trầm cảm sau sinh và khả năng bị đột quỵ. Tuy nhiên, nếu mẹ cho con bú càng lâu thì mẹ càng được bảo vệ khỏi các loại bệnh này.
Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết rằng mang thai và cho con bú có thể khiến cơ thể người phụ nữ hấp thụ canxi hiệu quả hơn rất nhiều, do đó, nó cũng giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương cho người mẹ.
7. Cho con bú cũng bảo vệ con khỏi các loại bệnh
Bác sĩ Duijts L - làm việc tại khoa Nhi, Trung tâm Y tế Erasmus (Hà Lan) khẳng định rằng các bệnh thông thường ở trẻ sơ sinh như nhiễm trùng tai, viêm đường hô hấp và đường tiêu hóa thường ít xuất hiện ở những trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Vì sữa mẹ có đặc tính bảo vệ trẻ khỏi một số loại bệnh nhiễm trùng ngay từ khi còn nhỏ.
8. Nuôi con bằng sữa mẹ là cách giúp con tăng cường trí nhớ và trí thông minh (IQ)
Một nghiên cứu của Giáo sư Michael Kramer, công tác tại Khoa Nhi thuộc trường Đại học McGill (Canada), chứng minh rằng nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ thông minh hơn. Theo đó, con càng được bú mẹ nhiều, đặc biệt là trong 28 ngày đầu sau sinh, thì não của con càng tăng trưởng và phát triển tốt, giúp tăng khả năng nhận thức và sự thông minh của con sau này.
9. Cơ thể người mẹ tự động sản xuất sữa có nhiều protein cho trẻ sinh non
Ông Clair-Yves Boquien, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Dinh Dưỡng của trường Đại học Nantes (Pháp) cho biết sữa của các bà mẹ sinh non có nồng độ protein cao để giúp các em bé phát triển tốt sau khi chào đời. Ngoài ra, cơ thể người mẹ còn sản xuất ra sữa giàu chất béo, canxi và các khoáng chất khác - đây là chìa khóa cho sự phát triển của xương và não, giúp trẻ ngăn ngừa các loại bệnh nhiễm trùng.
10. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp con phát triển cân nặng khỏe mạnh
Một nghiên cứu của Bác sĩ Koletzko, đến từ Bệnh viện Nhi Hauner trực thuộc trường Đại học Munich (Đức) đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ được bú sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh béo phì thấp hơn tới 30% so với trẻ không được bú mẹ. Cụ thể, cứ mỗi tháng con được bú mẹ thì sẽ giảm được 4% nguy cơ bị béo phì. Lý giải về điều này, bác sĩ Koletzko cho rằng bởi vì trong sữa mẹ có lượng vi khuẩn đường ruột tốt hơn, có thể ảnh hưởng đến việc lưu trữ chất béo.
Nguyên Thảo
Nguồn: Brightside/toquoc
Tâm sự đẫm nước mắt của người mẹ cạo đầu cổ vũ con chống bệnh ung thư Không muốn con trai cảm thấy mình khác biệt, chị Vân đã cạo đầu để đồng hành cùng con trên chặng đường chữa căn bệnh ung thư máu quái ác. Chị Vân xuống tóc cỗ vũ con trai bị ung thư. Ảnh: Tuổi Trẻ Đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị Thanh Vân (39 tuổi, quê Quảng Nam). Ngồi lọt thỏm một...