Ung thư gan có thể đến từ yếu tố lối sống, môi trường và có nguy cơ từ di truyền
Ung thư gan do nhiều nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng rất lớn từ viêm gan siêu vi, sử dụng thức uống có chứa nhiều cồn
Theo số liệu tại Việt Nam, ung thư gan cũng là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất ở nước ta với 26.418 trường hợp mắc mới và đặc biệt tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gần tương đương số người mắc bệnh.
ThS. BS Lê Thị Thanh Hồng, Chuyên gia Ung thư học – Cố vấn chuyên môn Ung thư của DNA Medical Technology cho biết, theo báo cáo ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2020 trên thế giới mỗi năm có khoảng 905.667 ca mắc mới ung thư gan và 830.180 người tử vong vì căn bệnh này.
Còn số liệu tại Việt Nam, ung thư gan cũng là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất ở nước ta với 26.418 trường hợp mắc mới và đặc biệt tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gần tương đương số người mắc bệnh.
ThS. BS Lê Thị Thanh Hồng, Chuyên gia Ung thư học – Cố vấn chuyên môn Ung thư của DNA Medical Technology
Ung thư gan là quá trình tăng sinh mất kiểm soát tế bào ở gan, ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như chán ăn, đau, căng tức vùng hạ sườn phải, chướng bụng, vàng da…
Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên rõ ràng hơn hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh như sụt cân không rõ nguyên nhân như: Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, người bệnh luôn có cảm giác ngứa, chướng bụng, đau, căng tức vùng hạ sườn phải, vàng da, củng mạc mắt, đi ngoài phân trắng, bạc màu…
Video đang HOT
Ung thư gan do nhiều nguyên nhân , trong đó có ảnh hưởng rất lớn từ viêm gan siêu vi, sử dụng thức uống có chứa nhiều cồn. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc các bệnh liên quan rối loạn chuyển hóa như gan nhiễm mỡ không do rượu, béo phì, đái tháo đường type 2… cũng có nguy cơ mắc ung thư gan.
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng góp phần tăng nguy cơ ung thư gan, cụ thể, nếu người thân trực hệ mắc bệnh thì khả năng bạn có thể bị bệnh. Theo báo cáo di truyền của Trung tâm Công nghệ Y khoa DNA (DNA Medical Technology),TP53, CDKN2A , PTEN… là các gene liên quan đến ung thư gan.
“Vì thế, nếu có người thân trong gia đình bị ung thư gan thì bạn nên tầm soát sớm nguy cơ ung thư gan, cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ hình thành và phát triển của bệnh thì bạn nên tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều thịt trắng, cá, rau xanh, không sử dụng thực phẩm cũ, bảo quản quá lâu, ngũ cốc ẩm mốc… và hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn như rượu, bia.
Việc tiêm ngừa vaccine viêm gan siêu vi B có ý nghĩa rất quan trọng, đồng thời phải điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa và các bệnh đang mắc như xơ gan, viêm gan siêu vi B, siêu vi C” – Bác sĩ Lê Thị Thanh Hồng khẳng định.
Từ A - Z về các nguyên nhân gây cận thị, số 1 gây bất ngờ!
Cận thị là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực ở những người dưới 40 tuổi. Nguyên nhân gây cận thị khá phức tạp. Nó thường bao gồm nhiều yếu tố và khác nhau giữa các cá nhân.
NỘI DUNG:
Cận thị có nghĩa là bạn có thể nhìn rõ các vật ở gần, nhưng khi nhìn các vật ở xa lại không rõ nét. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây cận thị là khi nhãn cầu quá dài so với khả năng hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Nó làm cho các tia sáng tập trung tại một điểm phía trước võng mạc. Thay vì hội tụ trực tiếp trên bề mặt võng mạc. Điều này dẫn đến một hình ảnh mờ được gửi đến não của bạn.
Cận thị cũng có thể do giác mạc và (hoặc) thủy tinh thể quá cong so với chiều dài của nhãn cầu. Trong một số trường hợp, cận thị xảy ra do sự kết hợp của cả 2 yếu tố này. Như vậy, nguyên nhân gây cận thị chính là do khiếm khuyến trong hình dạng của mắt. Vậy điều gì gây ra các khiếm khuyết này?
1. Cận thị do di truyền
Di truyền là một phần không nhỏ trong các nguyên nhân gây cận thị. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 40 gen có liên quan đến cận thị. Chúng chịu trách nhiệm về cấu trúc và sự phát triển của mắt, đồng thời truyền tín hiệu giữa não và mắt.
Theo thống kê, nếu cha hoặc mẹ bị cận thì con sinh ra có 23 - 40% nguy cơ cũng bị cận. Nếu đồng thời cả cha và mẹ đều bị cận thì nguy cơ này tăng lên 33 - 60%. Ngay cả khi cha mẹ không bị cận thì trẻ cũng có tới 6 - 15% bị cận.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, nếu bố mẹ cận dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con là nhỏ. Nhưng nếu bố mẹ cận từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái gần như là 100%.
Di truyền là nguyên nhân gây cận thị chủ yếu ở trẻ dưới tuổi đi học. (Ảnh Internet)
2. Lối sống - Nguyên nhân gây cận thị chính
Nếu như di truyền là nguyên nhân gây cận thị không thể tránh khỏi thì lối sống chính là nguyên nhân gây cận thị chủ quan mà chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa.
Các thói quen, lối sống có thể gây ra cận thị thường là:
- Sinh hoạt trong môi trường có ánh sáng không thích hợp. Điều kiện ánh sáng quá tối hoặc quá sáng đều khiến mắt phải điều tiết quá độ, dẫn đến cận thị.
- Xã hội hiện đại, áp lực công việc và học hành ngày càng gia tăng. Đồng nghĩa với việc mắt phải hoạt động tích cực hơn. Nhất là những người phải làm việc thường xuyên với máy tính, điện thoại, sách vở,.... Mắt căng thẳng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cận thị.
Ngồi sai tư thế, làm việc quá căng thẳng cũng góp phần không nhỏ vào nguyên nhân gây cận thị. (Ảnh Internet)
- Ngồi học hay làm việc sai tư thế cũng sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn.
- Các tia bức xạ từ màn hình tivi và điện thoại rất nguy hiểm cho mắt. Nhưng sự phát triển của mạng internet cùng các thiết bị kỹ thuật số khiến cho con người ngày càng dành nhiều thời gian hơn để nhìn màn hình.
Thay vì gặp nhau trò chuyện thì mọi người lại chat trực tuyến. Thay vì đi dạo, chơi thể thao thì mọi người lại chơi game trên điện thoại, máy tính. Nhiều người cũng thích giải trí bằng xem phim, đọc sách trên điện thoại vì tính tiện lợi.
- Ăn uống thiếu chất cũng có thể là nguyên nhân gây cận thị. Mắt được nuôi dưỡng bằng các mạch máu nhỏ. Nếu như không đủ dưỡng chất cho mắt, mắt ngày càng suy yếu. Suy giảm thị lực là điều sớm muộn sẽ xảy ra.
- Một số bệnh về mắt cũng có thể là nguyên nhân gây cận thị. Đặc biệt là các bệnh về giác mạc và thủy tinh thể. Chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, rách hoặc bong võng mạc,.....
Nguy cơ mắc ung thư cao, nếu bụng xuất hiện 3 dấu hiệu này Ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt có hơn 2/3 trong số họ được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn giữa và cuối. Nếu trên bụng xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây, cảnh báo nguy cơ mắc ung thư cao. Những ai đã có một chút kiến thức về ung thư hẳn đều biết ung thư ở giai...