Ung thư cổ tử cung và những quan niệm sai lầm phổ biến.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 15 đến 44 tại Việt Nam1. UTCTC gây ra gánh nặng và những tổn thất vô cùng to lớn về sức khoẻ và tình thần cho bản thân người phụ nữ mắc bệnh và cả những người thân trong gia đình. Do đó việc chị em phụ nữ hiểu và phòng tránh căn bệnh này là rất cần thiết.
Tuy nhiên, qua cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của phụ nữ ở một số nước Châu Á về UTCTC, chúng ta không khỏi giật mình vì sự thiếu hiểu biết của nhiều phụ nữ đối với căn bệnh nguy hiểm này.
1. UTCTC là bệnh di truyền ?
Kết quả từ cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của người phụ nữ đối với căn bệnh UTCTC tại một số Quốc gia Châu Á cho thấy 39% phụ nữ cho rằng UTCTC có tính di truyền2. Thật ra, UTCTC không phải loại bệnh do di truyền. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung đã được xác định là do nhiễm HPV, một loại vi rút gây u nhú ở người có tỉ lệ lây nhiễm rất cao qua đường tình dục.
2. Sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân tốt sẽ không bị UTCTC?
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng, UTCTC chỉ xảy ra với những người có quan hệ bừa bãi, sinh đẻ nhiều và vệ sinh cá nhân kém. Những yếu tố này làm gia tăng nguy cơ nhiễm HPV. Tuy nhiên, thực tế là HPV rất dễ lây lan, chỉ cần tiếp xúc ngoài da ở bộ phận sinh dục đã có thể lây. Nhiễm HPV là nhiễm trùng đường sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ 3. Do đó UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào.
3. Đã nhiễm HPV thì chắc chắn bị UTCTC và HPV nào cũng gây ung thư?
Trên thực tế nhiều chị em nhiễm HPV rồi tự hết mà không cần điều trị. Một số khác nhiễm lâu dài với những loại HPV có khả năng gây ung thư qua nhiều năm thì các tổn thương sẽ dần dần tiến triển ở cổ tử cung và trở thành ung thư.Gây ra UTCTC nhiều nhất là HPV 16, 18, 31, 45, với hơn 80% các ca UTCTC 4.
Video đang HOT
4. Chỉ khám phụ khoa định kỳ và tầm soát là đủ?
Việc khám phụ khoa và thực hiện tầm soát bằng pap smear định kỳ ít nhất mỗi năm một lần là rất cần thiết đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Phương pháp này giúp kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm để có thể điều trị kịp thời. Tuy nhiên không giúp phòng ngừa HPV, nghĩa là không ngăn chặn được nguyên nhân gây bệnh ban đầu. Hiện nay đã có vắc xin ngừa những tuýp HPV gây bệnh phổ biến nhất và việc chủng ngừa song song với khám tầm soát định kỳ sẽ giúp chị em phòng ngừa UTCTC tốt nhất.
5. Chủng ngừa UTCTC sớm là không cần thiết?
35% bà mẹ có con trong tuổi vị thành quan niệm rằng con gái họ còn quá nhỏ nên chưa cần chủng ngừa2. Đây là quan niệm cần thay đổi. Việc chủng ngừa giúp ngăn ngừa nhiễm HPV gây bệnh, thực hiện càng sớm sẽ càng giảm được nguy cơ lây nhiễm. Vắc xin phòng UTCTC giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy HPV trước khi chúng xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
(Eva.vn)
9 hiểu lầm tai hại khi dùng sữa
Sữa là loại dinh dưỡng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, tuy nhiên có nhiều quan niệm sai lầm khi sử dụng khiến lượng dinh dưỡng thu được không cao, có hại cho người sử dụng.
1. Sữa càng đặc càng tốt
Có người cho rằng uống sữa đặc sẽ khiến cơ thể hấp thu được lượng dinh dưỡng cao nhất, thực ra suy nghĩ như vậy không khoa học. Trong sữa đặc thành phần bột sữa nhiều hơn nhiều so với lượng nước, khiến lượng sữa vượt quá giới hạn tiêu chuẩn thông thường.
Cũng có người nghĩ rằng sữa tươi quá nhạt, cần cho thêm sữa bột. Nhưng nếu cho trẻ nhỏ thường xuyên ăn loại sữa đặc như trên sẽ dễ bị tiêu chảy, táo bón, chán ăn thậm chí bỏ ăn và còn có thể dẫn đến viêm, nhiệt chảy máu ruột cấp tính bởi vì nội tạng của trẻ còn yếu không thể đảm nhận nhiệm vụ quá lớn.
2. Càng nhiều đường trong sữa càng tốt
Chúng ta đều biết, uống sữa không đường khó tiêu hoá, bởi vì cho thêm đường có nghĩa là thêm nhiệt lượng, nhưng cũng cần phải định lượng, thông thường khoảng 100ml sữa cho khoảng 5-8g đường.
Vậy loại đường nào pha sữa là tốt nhất? tốt nhất là đường mía (đường sucroza). Sau khi đường sucroza đi vào đường ruột được dịch tiêu hoá phân giã thành đường glu-cô, được cơ thể hấp thu. Độ ngọt của đường glu-cô rất thấp, nên chú ý nếu dùng nhiều sẽ dễ vượt qua giới hạn cho phép.
Vấn đề tiếp theo là thời điểm nào nên thêm đường? Cho đường vào sữa lúc hâm nóng sữa sẽ khiến cho lysine trong sữa sinh phản ứng ở với đường ở nhiệt độ cao ( từ 800C đến 1000C ).
Loại vật chất này không những bị cơ thể người hấp thu mà còn có hại cho sức khoẻ, do đó nên để sữa nguội bớt khoảng 400C - 500C mới cho đường nhé!
3. Sữa thêm sôcôla
Có người cho rằng sữa là thực phẩm giàu prôtêin, sôcôla lại là thực phẩm giàu năng lượng, nên hai loại này kết hợp thì chất lượng dinh dưỡng càng cao.
Trên thực tế không phải như vậy, khi pha sữa cùng sôcôla sẽ khiến thành phần can-xi trong sữa phản ứng với các a-xít oxalic có trong sôcôla, sản sinh ra can-xi oxalate.
Do đó, thành phần can-xi ban đầu vốn có giá trị dinh dưỡng cao nay biến thành vật chất có hại cho cơ thể, từ đó dẫn đến thiếu can-xi, tiêu chảy, trẻ nhỏ chậm phát triển, tóc khô, giòn xương, tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người.
4. Uống sữa với thuốc - Nhất cử lưỡng tiện
Có người cho rằng, dùng đồ ăn giàu dinh dưỡng để phối hợp khi uống thuốc nhất định có lợi. Kỳ thực đó là sai lầm lớn.
Nguyên nhân là do sữa sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể, khiến nồng độ thuốc trong máu giảm thấp hơn so với khi không uống sữa.
Chúng cũng dễ hình thành màng che phủ thuốc, khiến can-xi, ma-gê và các nguyên tố vi lượng khác trong sữa có phản ứng với các thành phần của thuốc, tạo ra vật chất khó tan trong nước, như vậy không những giảm thiểu tác dụng của thuốc, mà còn có hại cho cơ thể. Do đó trước sau khi uống thuốc 1- 2 tiếng không nên uống sữa.
5. Tăng thêm hương vị bằng cách cho thêm quất, chanh vào sữa
Cho thêm chút quất, chanh vào cốc sữa, xem ra là một biện pháp hay để tăng thêm hương vị. Trên thực tế, quất, chanh là loại hoa quả chua, a-xít gặp prôtêin trong sữa sẽ khiến prôtêin biến tính, làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
6. Cho thêm nước cơm hoặc cháo
Có người cho rằng, làm như vậy có thể khiến các chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau. Kỳ thực đó không phải là biện pháp khoa học.
Trong sữa có chứa vitamin A, mà thành phần chủ yếu của cháo, nước cơm là tinh bột sẽ phá vỡ vitamin A. Đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu hàm lượng vitamin A không đủ, trẻ chậm lớn, cơ thể suy nhược, do đó nếu muốn bổ sung dinh dưỡng, không nên sử dụng cùng lúc 2 loại nước trên.
7. Sữa cần phải đun sôi
Thông thường, nhiệt độ tiệt trùng sữa không cao, ở 700C chỉ cần đun 3 phút, 600C cần 6 phút. Nếu đun nóng đến 1000C, sẽ khiến lượng đường sữa (đường lac-to-za) bị đốt cháy, đây là nguyên tố có khả năng gây ung thư.
Ngoài ra sau khi đun ở nhiệt độ cao, can-xi trong sữa sẽ có hiện tượng lắng đọng a-xít phốt-pho-ríc, giảm thiểu dinh dưỡng của sữa.
8. Đặt bình sữa dưới ánh nắng mặt trời có thể tăng thêm vitamin D
Từ quảng cáo mọi người biết được: bổ sung can-xi đồng thời cũng cần bổ sung vitamin D, mà phơi nắng là biện pháp tốt để hấp thu vitamin D, theo đó nếu phơi nắng bình sữa sẽ đạt được hai mục đích trên.
Trên thực tế, biện pháp trên không sai, vì làm như vậy sữa có thể thu được một chút vitamin D, nhưng lại làm mất đi vitamin B1, B2, C. Bởi vì ba nguyên tố này sẽ bị phân giải dưới ánh nắng mặt trời, hơn nữa dưới ánh nắng đường lac-to-za sẽ bị lên men, khiến sữa biến chất.
9. Thay sữa tươi bằng sữa đặc
Sữa đặc là một loại sản phẩm được làm từ sữa bò, khi đem chưng cất sữa tươi với tỷ lệ 2/5, thêm 40% đường sucroza sau đó đóng hộp bảo quản. Có người cho rằng những thứ được đem chưng lọc đều là tinh tuý, do đó dùng sữa đặc thay cho sữa tươi. Biện pháp đó tất nhiên không đúng.
Sữa đặc quá ngọt, cần thêm 5-8 lần nước để pha loãng, đương nhiên khi đạt độ ngọt thích hợp thì nồng độ prôtêin và chất béo cũng chỉ còn một nửa so với sữa tươi. Nếu như cho một lượng nước nhỏ vào sữa đặc mà nồng độ protein và chất béo gần bằng sữa tươi thì lượng đường lại quá cao.
Dĩnh Vi (Theo Food)
Đoán bệnh qua nước bọt Tiềm năng chẩn đoán của nước bọt (nước miếng) là rất lớn, từ các bệnh lý vùng miệng như sâu răng và nha chu cho đến các bệnh di truyền, bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa hay ung thư. Tại Trung tâm y khoa Medic TP.HCM đã thực hiện xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán bệnh mất ngủ, rối loạn nội tiết...