Ứng phó với thiên tai: Khắc phục tâm lý chủ quan
Với sự chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, thành phố Hà Nội đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2018.
Để tiếp tục ứng phó hiệu quả với diễn biến cực đoan của thời tiết trong năm 2019, việc khắc phục tâm lý chủ quan, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng là giải pháp quan trọng.
Sở NN&PTNT Hà Nội đẩy nhanh tiến độ xử lý sự cố cống Cẩm Đình (huyện Phúc Thọ) phục vụ công tác phòng, chống thiên tai năm 2019.
Còn xem nhẹ… thiệt hại
Năm 2018, thành phố Hà Nội chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới, 7 đợt nắng nóng, 8 đợt rét đậm, rét hại và 15 đợt mưa to trên diện rộng… Mặc dù thành phố đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ giải pháp nhưng thiệt hại do thiên tai gây ra vẫn còn lớn. Theo đánh giá của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, ngoài thời tiết cực đoan, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống lũ lụt vượt tần suất thiết kế, một số huyện ngoại thành bị thiệt hại còn do… chủ quan.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Phiu, Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức) cho biết, xã đã khuyến cáo người dân không phát triển đàn thủy sản trong mùa mưa bão để hạn chế thiệt hại khi mực nước hồ Quan Sơn dâng cao. Bên cạnh đó, vào những ngày mực nước hồ Quan Sơn dâng cao, xã đã lập chốt cảnh báo người dân không đi qua đập tràn… Tuy nhiên, do một số hộ dân, người dân trên địa bàn chủ quan, chưa thực hiện khuyến cáo, cảnh báo nên xảy ra thiệt hại về kinh tế và tai nạn đáng tiếc…
Ông Nguyễn Văn Chuẩn, hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Hợp Tiến giãi bày: “Dựa vào mực nước năm 2008, gia đình tôi đã tôn cao bờ ao thêm 0,8m. Vậy nhưng không ngờ lượng mưa và mực nước hồ Quan Sơn năm 2018 lại lớn đến vậy!”.
Đánh giá công tác phòng, chống thiên tai năm 2018 trên địa bàn, Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Triều thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế: Một số cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện còn chủ quan, chưa nhận thức đầy đủ về công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Cụ thể là chưa xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế của địa phương, còn thiếu các giải pháp cụ thể; chưa xây dựng phương án phòng, chống thiên tai theo cấp độ rủi ro; hoặc có xây dựng thì cũng mang tính hình thức…
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Chu Phú Mỹ cho rằng, hạn chế nêu trên của huyện Mỹ Đức là thực trạng chung ở nhiều đơn vị, địa phương trong năm 2018. Ngoài ra, nhiều đơn vị, địa phương chưa chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân kỹ năng phòng tránh, ứng phó thiên tai. Cụ thể, nếu người dân có kiến thức về thiên tai sẽ không xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, thoát lũ; không đi qua các đập tràn hoặc đánh bắt cá khi nước sông, suối dâng cao, chảy xiết… Khi có kiến thức về thiên tai, người dân những vùng thường xuyên xảy ra úng ngập dài ngày sẽ chủ động kê cao tài sản, tích trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men chữa bệnh, nhiên liệu đun nấu, thắp sáng…
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng là giải pháp rất quan trọng trong giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Vì vậy, năm 2019, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai đề án Nâng cao nhận thức của cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Minh Ngọc cho biết: “Huyện Chương Mỹ xác định, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Bởi vậy, năm 2019, huyện đã giao các xã, thị trấn tuyên truyền về tác hại và các biện pháp phòng, chống từng loại hình thiên tai; trong đó, tập trung hướng dẫn kỹ năng ứng phó, thích ứng úng ngập cho nhân dân 10 xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang…”.
Còn Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức) Trần Văn Phiu khẳng định đã nghiêm túc rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Cụ thể, xã đã ban hành nghị quyết về công tác phòng, chống thiên tai, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cụ thể cho từng thành viên. Bên cạnh đó, xã sẽ phối hợp cơ quan chức năng để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai…
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, về lâu dài, Sở đề xuất các cấp, các ngành nghiên cứu, đưa nội dung phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu vào chương trình đào tạo chính thức trong các cấp học; đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai tại các địa phương, nhất là cấp cơ sở…
Theo SGGP
Ngành Nông nghiệp Hà Nội đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết
Chiều 17-1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2019. Tới dự có Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu; đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ NN&PTNT và thành phố Hà Nội.
Các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao của ngành Nông nghiệp được khen thưởng.
Năm 2018, ngành Nông nghiệp Hà Nội đạt nhiều kết quả nổi bật: Giá trị nông nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Toàn thành phố có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với 325/386 xã đã đạt và đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 323 xã đã được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn), về đích trước 2 năm so với mục tiêu đề ra; đời sống người dân ngày càng nâng cao, năm 2018 đạt 46,5 triệu đồng/người/năm.
Năm 2019, ngành Nông nghiệp đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng ngành tăng từ 2,5% đến 3%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản theo giá cố định tăng 3,19%; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt hơn 131 triệu đồng, tăng 8,9% so với năm 2018; số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 30 xã trở lên...
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu đề nghị, thời gian tới, ngành Nông nghiệp cần tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố khác... Đặc biệt, các đơn vị của ngành cần tiếp tục phát triển chuỗi liên kết "4 nhà", mở rộng chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 cá nhân và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 2 tập thể của ngành Nông nghiệp; 6 đơn vị thuộc ngành được UBND thành phố tặng Cờ thi đua; 12 tập thể, 22 cá nhân được UBND thành phố tặng Bằng khen.
Theo HNMO
Kỷ niệm 74 năm Ngày Chiến thắng phát-xít tại TP Hồ Chí Minh Ngày 7/5, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt - Nga TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tổng lãnh sự quán Liên bang Nga tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Họp mặt kỷ niệm 74 năm Ngày Chiến thắng phát-xít (9/5/1945 - 9/5/2019) và Lễ tưởng niệm "Binh đoàn bất tử" trong chiến tranh Vệ quốc vĩ...