Ứng phó với bão số 4: Phải bảo đảm an toàn về người và tài sản
Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh yêu cầu trên trong chiều 16/8 khi cùng Đoàn công tác của Bộ về kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó với bão số 4 tại tỉnh Thái Bình…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó với bão số 4 tại tỉnh Thái Bình.
Kiểm tra tại công trình Cống Trà Linh (Thái Thuỵ), Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao kinh nghiệm, sự chủ động của tỉnh Thái Bình trong ứng phó với bão.
Theo dự báo, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh, do vậy Bộ trưởng lưu ý tỉnh cần có tinh thần chủ động, sẵn sàng các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, với nhiệm vụ trọng tâm là phải bảo đảm an toàn về người và tài sản. Tỉnh cần tăng cường kiểm tra, kiên quyết di dời lao động tại các đầm, chòi trông canh ngao vào trong đê chính, đồng thời bảo đảm an toàn tại các khu vực nuôi trồng, thuỷ hải sản.
Bộ trưởng cũng lưu ý tỉnh về công tác ứng trực, tranh thủ thời gian mở các cống tiêu để hạ thấp mực nước trên các sông trục, bởi theo dự báo hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn, để xảy ra ngập úng tại thời điểm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diện tích lúa mùa của tỉnh, nếu thiệt hại không thể cấy lại…
Đến chiều 16/8, hầu hết tàu thuyền của tỉnh Thái Bình đã vào bờ tránh trú.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV, trước khi bão số 4 đổ bộ, toàn tỉnh Thái Bình đã tập trung kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh trú; di dời dân đang sinh sống,làm việc tại các khu vực ven biển, ven sông đồng thời di dời dân đang ở trong các ngôi nhà không đảm bảo an toàn.
Theo đó, đến chiều ngày 16/8, tỉnh Thái Bình đã kêu gọi, tổ chức neo đậu an toàn cho tổng số 1.239 tàu, thuyền với 3.608 ngư dân đang làm ăn trên biển. Trong đó, có 78 phương tiện, 382 lao động đang hoạt động ngoài tỉnh; 22 phương tiện, 72 lao động đang hoạt động trong vùng biển của tỉnh; 1.139 phương tiện, 3.154 lao động đang neo đậu tại các bến trong tỉnh. Tất cả các phương tiện trên đều liên lạc được với gia đình, không còn phương tiện nào đang hoạt động trong vùng nguy hiểm.
Hai huyện ven biển Thái Thụy, Tiền Hải và các huyện thành phố khác trong tỉnh tập trung kêu gọi, di dời 1.268 lao động đang canh coi 1.153 chòi ngao trên các khu vực ven biển, ven sông; 1.907 đang làm việc tại 1.216 đầm nuôi thủy, hải sản ven sông, ven biển; kêu gọi, di dời toàn bộ 4.229 hộ dân với 15.249 người sinh sống ngoài đê chính vào tránh trú phía trong đê. 7.731 hộ với 17.236 người đang ở trong những ngôi nhà yếu cũng có phương án di dời đến nơi an toàn.
Cùng với đó, kiểm tra, rà soát, tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh xá, bến cảng, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, lồng, bè, trang trại trên bãi sông, ven sông, ven biển để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Nỗi lo lớn nhất của tỉnh Thái Bình hiện nay là 79.444 ha lúa mùa đã gieo cấy; 8.675 ha cây hoa màu. Để bảo vệ đồng ruộng, những ngày qua, hai Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc và Nam Thái Bình đã thường trực quân số 24/24 giờ, mở các cống tiêu nước, đặc biệt là cống Trà Linh và cống Lân nhằm hạ mực nước trên các trục tiêu của toàn hệ thống giúp kịp thời tiêu nước khi có mưa lớn,kéo dài. Đồng thời phối hợp với các địa phương trong tỉnh, bố trí lực lượng khơi thông dòng chảy trên hệ thống kênh mương nội đồng, các sông trục. Bố trí hệ thống máy bơm sẵn sàng bơm tiêu. Điện lực Thái Bình cũng đã chủ động phương án cung cấp điện, kịp thời khắc phục các sự cố…
Duy Hưng
Theo baodatviet
Bão số 4 áp sát đất liền, Thanh Hóa Quảng Nam đang mưa to
Bão số 4 gió giật cấp 9-10 đã đi vào vùng biển từ Hà Tĩnh - Quảng Trị. Hoàn lưu bão đang gây mưa to cho các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 4 - Sonca. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.
Sáng 25/7, tại cuộc họp với Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, bão số 4 đang di chuyển với tốc độ nhanh hơn, khoảng 15-20km/giờ theo hướng Tây. Do đó, bão sẽ tiệm cần với bờ sớm hơn dự tính.
Đến 11 giờ sáng nay, bão số 4 - Sonca đã đi vào vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đã có mưa vừa, mưa to, một số nơi mưa rất to như Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 101mm, Đông Hà (Quảng Trị) 68mm; tại Hòn Ngư (Nghệ An), Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió giật cấp 7.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Trong 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.
Từ trưa nay, trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh dần lên cấp 7, giật cấp 8-9; ở Nghệ An và sâu trong đất liền các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; ở vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế có gió giật cấp 6-7.
Từ ngày 25-27/7, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to (phổ biến 150-250mm cả đợt); ở đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to (phổ biến 50-150mm cả đợt).
Khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5m.
Vùng biển ven bờ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh dần lên cấp 8, giật cấp 9-10; sóng biển cao từ 2-4m, biển động mạnh.
Vùng biển ven bờ khu vực Nam Thanh Hóa và các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; sóng biển cao từ 2-3m, biển động mạnh. Nước dâng kết hợp với thủy triều ở vùng ven biển từ Nghệ An đến Quảng Bình cao từ 2-3m.
Khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau tiếp tục có mưa rào và dông, gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 2-3m, biển động; khu vực Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật cấp 6-8.
Nhiều chuyến bay đến Thanh Hóa, Quảng Bình bị hủy do bão số 4 Ngày 25/7, Các hãng hàng không cho biết, do ảnh hưởng cơn bão số 4 từ khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị nên nhiều chuyến bay đi đến các tỉnh này bị thay đổi lịch. Cụ thể, Vietnam Airlines sẽ dừng khai thác 8 chuyến bay gồm của các chặng giữa TP.HCM - Vinh (Nghệ An); Hà Nội - Vinh và giữa TP.HCM - Thanh Hóa. Hãng này cũng điều chỉnh lịch khởi hành các chuyến bay VN1264 và VN1265 của chặng TP.HCM -Vinh (Nghệ An) sớm 2 tiếng 45 phút so với kế hoạch. Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) sẽ không khai thác 2 chuyến bay, gồm 0V8591 và 0V8590 của chặng Hà Nội - Đồng Hới. Hãng hàng không VietJet thông báo hủy các chuyển bay mang số hiệu VJ248/247/246/245/250/249 hành trình từ TP. Hồ Chí Minh- Thanh Hóa và ngược lại; VJ216/741/740/217 hành trình TPHCM - VINH - Buôn Mê Thuột và ngược lại; VJ264/265; VJ220/221 hành trình T.P Hồ Chí Minh- Vinh; VJ758/759 hành trình Pleiku - Vinh. Hãng Jetstar cũng cho biết dừng khai thác 4 chuyến bay giữa TP.HCM - Thanh Hoá và chặng TPHCM - Đồng Hới (Quảng Bình) gồm các chuyến có số hiệu BL350/BL351/BL486/BL487. Đại diện các hãng hàng không cho hay, các hành khách trên các chuyến bay bị hoãn sẽ được chuyển đổi miễn phí sang các chuyến bay cùng hành trình trong ngày hôm sau trong tường hợp còn chỗ. Các hãng hàng không khuyến nghị hành khách đang có kế hoạch đến/đi từ các sân bay Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới trong thời gian này nên thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết, thông tin của để chủ động lịch trình đi lại. Nguyễn Đức
Theo Danviet
Chiều tối nay, bão số 4 giật cấp 10 đổ bộ Hà Tĩnh Quảng Trị Bão số 4 gió giật cấp 9-10 mỗi giờ di chuyển được khoảng 15km và đến chiều tối nay sẽ đổ bộ các tỉnh từ Hà Tĩnh - Quảng Trị. Vị trí và hướng di chuyển của bão số 4 - Sonca. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 4 giờ sáng...