Ứng phó với bão số 2: Kiểm tra, rà soát các hồ chứa thủy lợi để vận hành đảm bảo an toàn
Sáng 2-8, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Thiên tai (PCTT) tổ chức họp giao ban đánh giá tình hình và công tác chuẩn bị ứng phó bão số 2. Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT Trần Quang Hoài chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, tính đến sáng 2-8, lực lượng Bộ đội Biên phòng các tỉnh ven biển đã phối hợp với chính quyền các địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn 56.174 tàu thuyền với 233.900 lao động biết diễn biến bão số 2. Về hồ chứa thủy lợi, hiện có 204 hồ chứa hư hỏng và 115 hồ chứa đang thi công.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết: Bão số 2 đã gây mưa lớn, đặc biệt ở Hà Tĩnh, Nghệ An hiện đã đạt hơn 500mm, từ đêm qua (1-8) mưa mở rộng ra vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Dự báo bão số 2 sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Ninh Bình đến Nghệ An vào chiều 2-8. Cường độ gió khi bão đổ bộ vào đất liền gió cấp 6, giật cấp 8-9, sóng biển cao 3-4 mét. Dự báo, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình từ 100-150mm, có nơi lượng mưa trên 200mm trong ngày 2-8. Do mưa lũ, khu vực sông Giang (Quảng Bình) có khả năng lên trên báo động 2. Cảnh báo về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, các tỉnh miền núi phía Bắc.
Video đang HOT
Quang cảnh cuộc họp sáng ngày 2-8.
Về tình hình các hồ chứa thủy lợi, đại diện Tổng cục Thủy lợi cho biết thêm: Lượng mưa do bão số 2 đã giúp dung tích các hồ chứa ở Hà Tĩnh tăng thêm khoảng 3%, Nghệ An dung tích tăng thêm 8%, Quảng Bình tăng 3-4% (mực nước các hồ chứa mới chỉ đạt 38% dung tích thiết kế). Về cơ bản các hồ chứa khu vực Bắc Trung Bộ vẫn ở mức nước thấp so với thiết kế, đảm bảo an toàn.
Theo đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Dung tích phòng lũ của các hồ chứa thủy điện lớn ở khu vực miền núi phía Bắc còn 12,6 tỷ m3, riêng hồ Hòa Bình dung tích phòng lũ còn khoảng 3 tỷ m3; Bắc Trung Bộ dung tích phòng lũ còn 1,36 tỷ m3.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đề nghị lực lượng biên phòng và các chính quyền địa phương tiếp tục triển khai kiểm đếm tàu thuyền và các giải pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tại nơi neo đậu cũng như đang di chuyển trên biển. Về nuôi trồng thủy sản cần có tiếp tục triển khai các phương án bảo vệ an toàn. Đối với các tỉnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ sẵn sàng chuẩn bị tiêu úng. Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, đề nghị Tổng cục Thủy lợi tăng cường công tác theo dõi, giám sát vận hành các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ ở khu vực này; đối với các hồ thủy điện vừa và nhỏ, Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý chỉ đạo việc theo dõi, vận hành để đảm bảo an toàn.
Tàu cá đưa 9 người từ Đà Nẵng về Huế trốn dịch
Bộ đội biên phòng sau khi phát hiện sự việc đã giao những người này lực lượng y tế kiểm tra, giám sát sức khỏe.
Ngày 30/7, Đồn Biên phòng Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa - Thiên Huế phát hiện tàu cá ĐNa 90511 TS đưa 9 người từ Đà Nẵng về quê ở huyện Phú Lộc trốn dịch.
Tàu cá chở người đi trốn dịch. Ảnh: Q.T.
Tàu cá này xuất phát từ phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng đưa 9 người về Thừa - Thiên Huế. Chủ phương tiện là ông Trần Ni (quê ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc).
Lực lượng biên phòng đã bàn giao 9 người trên cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thị trấn Lăng Cô kiểm tra y tế theo quy định. Ngoài ra, cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ giấy tờ của chủ tàu cá.
Theo Trung tâm CDC Thừa Thiên - Huế, những trường hợp trên tàu cá sẽ được đưa đi cách ly y tế tập trung.
Bộ đội lại dựng lều chặn đường mòn, lối mở phòng chống Covid-19 Lực lượng biên phòng tỉnh Lai Châu ngày đêm tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép, không để dịch bệnh xâm nhập. Tỉnh Lai Châu có hơn 270km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, khiến việc duy trì các chốt chặn kiểm soát người dân...