Ứng phó ra sao trước cú điện thoại giả bắt cóc tống tiền
Tin là người thân bị bắt cóc thật, bị hại không gọi điện hay liên lạc với người nhà để kiểm tra bắt cóc thật hay không mà đã vội vàng chuyển tiền cho bọn chúng.
Theo Trung tá Đặng Hồng Minh – Đội phó Đội 2 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) – CATP Hà Nội: Trong thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Qua điều tra, nắm tình hình, CQCA đã phát hiện các đối tượng nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan dùng thủ đoạn dụ dỗ nhiều người dân tại các vùng giáp biên làm thẻ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng ở Việt Nam cho chúng. Sau khi mua lại số thẻ này, bọn chúng mang sang nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, Campuchia) sử dụng.
Cũng theo Trung tá Đặng Hồng Minh, các đối tượng thường gọi điện thoại thông qua mạng internet đến số máy cố định của nhà riêng hoặc cơ quan của bị hại và cho bị hại nghe các tiếng “kêu cứu” giả giọng người thân gia đình bị hại với nội dung chúng đã bắt cóc người thân của bị hại, yêu cầu phải chuyển tiền ngay cho chúng vào các tài khoản ngân hàng thì người thân mới được thả và không bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe.
Ảnh minh họa
Tin là người thân bị bắt cóc thật, bị hại không gọi điện hay liên lạc với người nhà để kiểm tra bắt cóc thật hay không mà đã vội vàng chuyển tiền cho bọn chúng. Không ít người sau khi chuyển tiền xong, biết người thân không ai bị bắt đã đến trình báo CQCA. Lúc này bọn chúng đã rút hết tiền trong tài khoản.
Thủ đoạn thứ hai mà bọn chúng hay sử dụng đó là giả là lực lượng CA, VKS hoặc an ninh ngân hàng điện thoại cho bị hại thông báo tài khoản của họ bị tội phạm xâm nhập và yêu cầu họ cung cấp số tài khoản, mật mã để bảo vệ. Trong lúc gọi điện thoại, bọn này tạo âm thanh như tiếng còi hụ xe cảnh sát; tiếng cấp dưới báo cáo vụ việc tài khoản của nạn nhân bị hacker tấn công… để cho bị hại nghe thấy. Nhiều người tưởng thật mà đã cung cấp số tài khoản, mật mã thẻ tài khoản của mình cho chúng. Chúng liền chuyển hết tiền trong tài khoản của bị hại sang tài khoản của chúng để chiếm đoạt.
Trên thực tế, CQCA TP Hà Nội đã tiếp nhận không ít trường hợp sử dụng các thủ đoạn trên để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhiều người. Chính vì vậy, theo Trung tá Đặng Hồng Minh, để hạn chế tối đa số nạn nhân của những thủ đoạn trên, CQCA khuyến cáo người dân cần quản lý và giữ bí mật các thông tin về cá nhân, số điện thoại của mỗi người, không cung cấp thông tin về đời tư, ảnh… lên các trang mạng xã hội.
Video đang HOT
Khi xảy ra vụ việc, người dân cần bình tĩnh, khéo léo thuyết phục, tìm cớ trì hoãn, kéo dài thời gian để không làm theo yêu cầu của đối tượng, đồng thời kiểm tra các thông tin và báo cho CQCA xác minh giải quyết. Bên cạnh đó, lực lượng CA cần vận động nhân dân kê khai, giao nộp các vật chứng mà họ đã làm thẻ ngân hàng để bán cho các đối tượng Trung Quốc, nhất là những người dân ở khu vực giáp biên. Ngoài ra, từng cảnh sát khu vực, CA phụ trách xã phải tuyên truyền phổ biến đến từng cụm, từng hộ dân cư về phương thức thủ đoạn của bọn tội phạm để họ tự phòng ngừa, phát hiện và tố giác tội phạm.
Theo Pháp luật Xã hội
Đường xuống địa ngục của doanh nhân buôn ma tuý
Có thể nói đây là phiên tòa xét xử đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy có số lượng lớn nhất (hơn 30 nghìn bánh tương đương 12 tấn heroin- PV) và đông bị cáo nhất từ trước tới nay. Do có số lượng bị cáo rất đông (89 bị cáo - PV) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng nên phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày.
Theo lời khai của các chân rết trong đường dây tội phạm của bà trùm Nguyễn Thị Bích Ngọc, những tấn hàng trắng được vận chuyển tinh vi từ Lào về các tỉnh thành của Việt Nam rồi qua Trung Quốc hết sức dễ dàng khiến những người dự khán và người dân đất Mỏ ngồi nghe cũng phải rùng mình, ghê sợ.
Đường xuống địa ngục của bà trùm
Từ giữa năm 2006, Nguyễn Thị Bích Ngọc (tức Bé, SN 1960, trú ở Hiệp Hòa, Bác Giang) đã cầm đầu đường dây buôn bán vận chuyển heroin từ Lào đưa qua các khu vực cửa khẩu: Lao Mèo (Thanh Hóa), Lao Bảo (Quảng Trị)... vào Việt Nam.
Ngọc cùng đồng bọn đã xây dựng hệ thống chân rết trải dài từ khắp các tỉnh thành để đưa ma túy về Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang... và Trung Quốc tiêu thụ. Hành trình tìm đến cánh cửa địa ngục của bà trùm Ngọc cũng dễ dàng như ngày Ngọc bị bắt giam.
"Siêu trùm ma túy" Nguyễn Thị Bích Ngọc tại phiên tòa sơ thẩm.
Ngọc vốn là thương lái chuyên thu mua chè khô, vải khô ở Thái Nguyên, Bắc Giang, sau đó vận chuyển sang Đông Hưng, Trung Quốc bán. Thấy làm ăn ngày càng khó khăn, trong khi món nợ kếch xù đang đè nặng, các chủ nợ ngày đêm hối thúc, qua các mối làm ăn trước đó, Ngọc biết vợ chồng Hạnh - Tuấn và Hoàng Văn Thực có nguồn ma tuý bán nên thị chuyển qua buôn ma túy kiếm lời.
Tháng 10/2007, Nguyễn Thị Bích Ngọc chính thức "bắt tay" với tử thần khi bước vào con đường mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý. Thị móc nối với A Phúc, Trần Minh sống tại Đông Hưng (Trung Quốc) là mối làm ăn cũ của thị để cung cấp nguồn hàng. Để qua mặt các cơ quan chức năng, Ngọc ăn mặc mát mẻ, luôn tỏ ra là một thương lái biết ăn chơi sành điệu. Tuy vậy, Ngọc không bao giờ ra mặt trực tiếp vận chuyển hàng mà chỉ đạo đàn em vận chuyển hàng qua biên giới.
Lần thứ nhất chân rết của thị vận chuyển 6 bánh heroin sang Đông Hưng, Trung Quốc giao cho Trần Minh, A Phúc. Lóa mắt trước đồng tiền kiếm được, sau đó khoảng 3, 4 ngày Ngọc tiếp tục vận chuyển trót lọt 10 bánh heroin. Thấy công cuộc làm ăn quá dễ dàng, tháng 11/2007, Ngọc ra Móng Cái trực tiếp gặp Trần Minh và A Phúc để thống nhất thu mua tất cả hàng trắng mà Ngọc có và Phạm Thị Kỷ sẽ là người trực tiếp vận chuyển ma túy qua biên giới giao cho chồng (cũng là đồng bọn trong đường dây buôn ma túy phía Trung Quốc của bọn Trần Minh và A Phúc).
Từ đó, Ngọc đã chính thức thiết lập cho mình một hệ thống buôn bán hàng trắng khủng và trực tiếp điều khiển cả 4 nhánh buôn hàng trắng khác nữa, trong đó có nhánh của Sa Văn Cầu (một nhánh của tập đoàn ma túy do Trịnh Nguyên Thủy và Đặng Văn Ấu cầm đầu mà bộ Công an đã phá trước đó - PV).
Giữa tháng 11/2007, Ngọc chỉ đạo một đối tượng tên là Tuấn chuyển ma tuý ra Móng Cái để Phạm Thị Kỷ trực tiếp xách sang Trung Quốc.
Đến khoảng 9h ngày hôm sau, bọn Trần Minh, A Phúc và chồng của Kỷ bị công an Trung Quốc bắt giữ. Đường dây do Ngọc cầm chịch vừa thiết lập đã bị mất một mắt xích bên phía Trung Quốc. Những mắt xích còn lại vội vàng tìm cách bỏ trốn, Ngọc cũng vội về quê Bắc Giang nằm im nghe ngóng. Tuy nhiên, bệnh khát tiền mãn tính khiến Ngọc không nằm yên lâu. Khoảng 8/2011, bị thúc giục trong món nợ 40 bánh heroin đã bị công an Trung Quốc bắt thời gian trước, chưa biết xoay tiền cách nào để trả nợ thì 10 ngày sau, Hạnh (mối hàng cũ của Ngọc) về Việt Nam và gặp Ngọc động viên: "Ngã từ đâu, đứng lên từ đấy, chị liên lạc với bên kia xem thế nào".
Và khoảng 10 ngày sau đó, có người Trung Quốc tên là Khánh liên lạc với Ngọc để đặt vấn đề mua ma tuý, số lượng không hạn chế. Như người chết đuối vớ được cọc, Ngọc đặt vợ chồng Tuấn - Hạnh mua 60 bánh ma túy của Sa Văn Cầu. Tại quán cafe số 5 Đặng Thái Thân, Hà Nội, Đức (tay chân của Cầu) xách chiếc túi đựng heroin để dưới bàn uống nước, Hạnh nhận và bán cho Ngọc, giao số ma tuý trên cho Đỗ Hữu Thực vận chuyển.
Khoảng cuối tháng 11/2011, Ngọc liên lạc với Hạnh đặt mua của Loan 20 bánh heroin, chỉ đạo đường dây và cho đàn em Đỗ Hữu Thực đi nhận và vận chuyển ma tuý. Tháng 1/2012, Ngọc tiếp tục liên lạc với Hạnh và Loan thì được biết có 12 bánh heroin. Ngày 28/1/2012, Hạnh chỉ đạo Lương Minh Tuấn đến nhận heroin từ Loan và vận chuyển đến khu vực cầu Đại Phúc, TP.Bắc Ninh giao cho Đỗ Hữu Thực theo hướng dẫn của Ngọc.
Ngày 30/1/2012, Thực vận chuyển số ma túy nói trên đến bờ sông thuộc khu vực biên giới TP.Móng Cái giao cho Vương Vũ để đưa sang Đông Hưng, Trung Quốc. Vừa đặt chân đến Đông Hưng, Vương Vũ, Nghiệp và một số đồng phạm khác bị công an Trung Quốc bắt giữ. Từ đây, đường dây buôn bán ma túy của Ngọc đã dần hé lộ.
"Chuyến bay" cuối cùng của doanh nhân buôn ma tuý
Cho đến một chiều tháng 4/2012, một người phụ nữ trung niên váy áo sang trọng, trang điểm cầu kỳ, nước hoa thơm phức, dáng vẻ như một thương lái thành đạt đang chậm rãi kéo va ly bước ra khỏi sân bay Nội Bài. Vừa bước ra khỏi cửa kiểm soát, thị chợt khựng lại.
Những trinh sát cùng với an ninh sân bay lập tức xuất hiện, kín đáo công bố lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Bích Ngọc. Ngọc được di lý nhanh chóng về Quảng Ninh. Từ một thương lái thu gom nông sản, Ngọc đã thiết lập đường dây khủng gồm nhiều chân rết, có cả phiên dịch, bảo vệ, người áp tải hàng từ Lào về khắp các tỉnh thành của Việt Nam và đưa sang Trung Quốc...
Khi tra tay vào còng, nữ quái buôn ma túy số một của đường dây vẫn giữ được vẻ bình tĩnh lạ thường. Ba ngày đầu, Ngọc một mực phủ nhận những chứng cứ buộc tội mà các điều tra viên đưa ra. "Bà trùm" luôn khẳng định mình là một doanh nhân và buôn bán một cách hợp pháp. Nhưng sau đó, trước những bằng chứng không thể chối cãi, Ngọc đã phải khai ra sự thật và thừa nhận mình là một "bà trùm" gieo rắc "cái chết trắng" có hạng.
Đứng trong vành móng ngựa, Ngọc vẫn giữ được vẻ mặn mà, thị chỉ trả lời rất ngắn gọn những câu hỏi của HĐXX. Thị khai nhận những "chiến tích lẫy lừng" của mình mà gương mặt không chút biểu cảm khiến tất cả những người dự khán phải rùng mình ghê sợ. Pháp luật rất công bằng, thị và đồng bọn sẽ phải trả giá cho những tội lỗi mà bọn chúng đã gây ra.
Bắt bà trùm khám phá ra 4 đường dây ma tuý lớn
Từ mắt xích quan trọng Nguyễn Thị Bích Ngọc, công an tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện, bóc gỡ 4 đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia với số lượng đặc biệt lớn với thủ đoạn rất tinh vi, tính chất hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm, sử dụng nhiều loại vũ khí quân dụng và sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện.
Theo Người đưa tin
Tiếng kêu thảm của bộ hài cốt bí ẩn dưới lòng sông Phó Đáy Câu chuyện về bộ hài cốt bị chôn vùi bên bờ sông Phó Đáy (chảy qua địa phận huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) tình cờ được các công nhân hút cát thu lượm được và sự thật về một tội ác tưởng như bị chôn vùi vĩnh viễn. Bộ hài cốt dưới đáy sông Vụ án được bắt đầu vào buổi trưa ngày...