Ứng phó khi có mẹ chồng siêu bẩn
Nếu đứng trước tình huống mâu thuẫn với mẹ chồng chỉ vì mình siêu sạch còn mẹ chồng siêu bẩn, bạn sẽ làm gì?
Từ xưa đến nay, mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu đã trở thành vấn đề quá phổ biến trong đời sống gia đình. Sự phức tạp và khó giải quyết của mâu thuẫn này khiến nhiều nàng dâu rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười khi có mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với mẹ chồng, thậm chí với cảnhà chồng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự không hòa hợp mẹ chồng và nàng dâu. Nhưng tựu chung lại đều là do sự khác biệt về văn hóa, lối sống quan điểm mà ra.
Đặt mình vào tình huống cụ thể là mâu thuẫn với mẹ chồng chỉ vì mình siêu sạch còn bà siêu bẩn, có người con dâu chọn giải pháp âm thầm chịu đựng, có người chọn cách nói chuyện tâm tình, nhẹ nhàng. Nhưng cũng có người muốn thẳng thắn nói cho rõ ràng.
“Im lặng là vàng”
Đây là lời tâm sự của Huyền Nguyễn – cô gái 25 tuổi, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Huyền cho rằng: “Thật may mắn, mình không rơi vào hoàn cảnh này bởi mẹ chồng mình rất gọn gàng, chỉn chu, lại hết lòng thương yêu con cháu.
Nhưng nếu mình gặp phải trường hợp mẹ chồng siêu bẩn, bừa bãi, chắc chắn mình sẽ chọn giải pháp im lặng. Mỗi một thế hệ là một lối sống, lối suy nghĩ khác nhau, rất khó để hoà hợp, thay đổi nên tốt nhất, để yên cửa yên nhà, mình nên im lặng. Im lặng theo mình đó là một cách bày tỏ thái độ tôn trọng với mẹ chồng.
Tuy nhiên, im lặng chưa đủ. Mình sẽ luôn giữ “cái ổ” của hai vợ chồng thật gọn gàng, sạch sẽ. Thêm vào đó, việc tìm hiểu tâm lý mẹ chồng cũng là một điều vô cùng cần thiết để tìm ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống này.
Mình sẽ tìm thêm sự đồng tình, ủng hộ từ những người thân xung quanh như chồng, em chồng, bố chồng. Đồng thời tìm hiểu suy nghĩ và cách nhìn nhận của họ như thế nào trong vấn đề này để mình có cái nhìn đa chiều cũng như có thêm những hướng giải quyết phù hợp.
Bên cạnh đó, mình sẽ nhờ chồng nói nhỏ với mẹ. Tuy nhiên nếu mãi mà bà vẫn không thay đổi thì không sao, mình đành tiếp tục ’sống chung với lũ’ vậy” (Cười).
“Trò chuyện thân mật với mẹ chồng”
Đó là quan điểm của Nguyễn Thanh Vân, 25 tuổi, đang làm việc tại một công ty tài chính.
Cô bạn cho: “Những va chạm, mâu thuẫn trong cuộc sống chung là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên việc chọn giải pháp nào để hạn chế hoặc giải quyết những mâu thuẫn ấy, ứng xử ra sao với mẹ chồng để cuộc sống ‘trong ấm ngoài êm’ sẽ là điều mà bất cứ thành viên nào cũng đều hướng đến.
Video đang HOT
Quan hệ mẹ chồng và con dâu chưa bao giờ là dễ dàng đối với nhiều người. Mọi việc đôi lúc sẽ còn phức tạp hơn khi mẹ chồng luôn đưa ra những đòi hỏi mà con dâu cho là vô lý. Tuy nhiên nếu tìm hiểu căn nguyên và giải quyết tận gốc rễ của vấn đề, hiểu mẹ chồng hơn, ai cũng sẽ có thể mang bình yên về dưới mái nhà và thực sự yêu thương người mẹ thứ hai này của mình.
Mình là một người thích sạch sẽ, chỉn chu, thích không gian thoáng đãng. Còn gì tuyệt vời hơn sau một ngày đi làm về mệt mỏi, được trở về ngôi nhà sáng bóng, thoáng đãng của mình để tận hưởng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, điều đó khó lòng mà thành hiện thực nếu mẹ chồng siêu bẩn, không gọn gàng.
Trước hết, mình sẽ là người chăm chỉ lau dọn nhà cửa thật sạch sẽ. Sau đó mình sẽ trao đổi, trò chuyện với mẹ chồng một cách thân mật, đóng góp ý kiến thật khéo léo. Mình tin bằng tình cảm chân thành của mình, cùng sự yêu thương, chia sẻ của mẹ chồng, bà sẽ hiểu và nhận ra vấn đề”.
“Hiểu và thông cảm với mẹ”
Cô bạn Quỳnh Nguyễn (24 tuổi, nhân viên kinh doanh) lại chọn cách thông cảm với mẹ chồng nếu bà có thói quen sống bừa bộn, không sạch sẽ.
Cô bạn tâm sự: “Thật may mắn là mình được làm con dâu của một người mẹ rất tâm lý, yêu thương con cái. Mình thông cảm với những ai gặp phải tình huống này. Nhưng theo mình nghĩ, mẹ chồng là người ở với mình trong một thời gian dài, kiểu gì mẹ cũng sẽ mãi mãi là mẹ mình.
Mình không thể gay gắt hay thái độ với mẹ, bởi mỗi người mỗi tính, mình lại là người mới, mình cần phải thông cảm với mẹ.
Tuy nhiên, nếu gặp phải tình huống này, mình sẽ làm những hành động thể hiện mình như con gái của mẹ, gần gũi, tâm sự để hiểu mẹ hơn.
Khoảng cách thế hệ và lối sống đôi khi có thể làm cho bất kỳ người con dâu nào cảm thấy ‘Chẳng thể hiểu nổi mẹ chồng đang nghĩ gì’. Và tương tự cũng khiến cho mẹ chồng không thể đồng cảm được với con dâu. Thật ra, một chút lắng lòng tìm hiểu nguyên do và đặt mình vào vị trí của mẹ chồng có thể giúp con dâu hiểu rõ hơn về tính cách, thói quen của mẹ.
Theo mình nghĩ, nhỏ nhẹ, dịu dàng, đầy tôn trọng là những vũ khí lợi hại có thể giúp người con dâu thành công trên mặt trận chinh phục trái tim mẹ chồng, để từ đó khiến mẹ lắng nghe ý kiến của mình. Tóm lại, ý kiến của mình vẫn là tôn trọng mẹ”.
Nhờ chồng góp ý với mẹ
Nếu gặp phải tình huống này, Đỗ Thị Vân (26 tuổi, nhân viên tài chính) sẽ chọn cách nhờ chồng góp ý với mẹ. Theo cô bạn: “Theo mình nghĩ con người không ai là hoàn hảo, mình cần thông cảm và cố gắng hiểu về tính cách của mẹ chồng.
Nếu sau này mình có mẹ chồng siêu bẩn, mình sẽ nhờ chồng lựa thời điểm thích hợp để góp ý với mẹ. Mưa dầm thấm lâu, mưa mãi mà không thấm thì đành chấp nhận vậy chứ làm sao thay đổi được. Dù sao chồng và bố chồng vẫn sống được với mẹ, thì tại sao mình lại không được chứ? Có lẽ lúc ấy mình sẽ chọn cách ‘bơ đi mà sống’ để không nuôi bực tức, khó chịu với mẹ chồng trong lòng”.
Theo afamily
Mẹ chồng "đầu hàng" trước con dâu siêu bẩn
Nhiều bà mẹ chồng bản tính sạch sẽ, gọn gàng nên không ưa nổi cô con dâu ăn ở bừa bộn, thậm chí là siêu bẩn.
Khi nàng dâu "siêu bẩn"
Là một người mẹ mẫu mực, hết lòng chăm sóc con cái nhưng bà Minh (Hàng Chiếu, Hà Nội) không thể chấp nhận được cô con dâu quý hóa của mình.
Nhìn bề ngoài, chị Linh - con dâu bà lúc nào cũng quần là áo lượt, xúng xính váy vóc như tiểu thư với toàn hàng hiệu, nước hoa Pháp thơm lừng. Thế nhưng, khi vào phòng riêng của hai vợ chồng mới biết bản chất thực của Linh thế nào.
"Nói ra thì bảo mẹ chồng nói xấu con dâu chứ thực sự tôi hết chịu nổi rồi. Trông bên ngoài thì bóng bẩy thế kia mà về đến nhà nó chẳng chú tâm vào việc gì cả. Quần áo cởi đâu quăng đó, dép guốc mỗi nơi vứt một chiếc" - bà Minh phàn nàn.
Không chỉ có vậy, Linh còn bẩn tới mức quần áo thay ra vài ngày mới chịu giặt. Trời khô ráo còn đỡ, hôm nào lỡ dính mưa về thì y như rằng, quần áo bốc mùi nặng sau vài hôm Linh "ngâm dấm".
Rồi có hôm không chịu nổi, bà Minh phải gọi Linh vào phòng "chỉnh đốn": "Con phải xem thế nào chứ ai đời, hai vợ chồng lại được cả đôi. Dùng bao cao su xong bạ đâu quăng đó. Lúc thì mẹ thấy &'nó' nằm chềnh ềnh ở dưới gầm giường, lúc thì nằm ở ngay ngoài ban công".
Không ít lần mẹ chồng đã phải nhắc nhở cách ăn ở bừa bộn, siêu bẩn của con dâu quý hóa (Ảnh minh họa).
Chị Linh lại gãi đầu gãi tai hứa hẹn "Từ nay về sau con sẽ...". Thế nhưng điều chị hứa hẹn "con sẽ..." mãi chẳng thấy đâu.
Chưa hết, mỗi lần chị "đến ngày", bà Minh mới "nhiều việc". Đã rất nhiều lần,bà là mẹ chồng lại phải kiêm thêm nhiệm vụ đi thu gom băng vệ sinh đã dùng rồi để vứt vào thùng rác cho con dâu.
Linh có tính buông rơi bỏ vãi và hay quên. Vì thế, đến những ngày "bị", khi thay băng vệ sinh ra là chị cứ bạ đâu vứt đó. Hiếm hoi lắm chị mới nhớ vứt băng vệ sinh vào thùng rác. Còn lại, hầu hết chị đều thay đồ ở đâu thì vứt "hàng nóng" ở đó hoặc tiện tay "phi qua cửa sổ".
Thế mới có chuyện lúc thì bà Minh tìm được băng vệ sinh dưới gầm tủ quần áo, khi thì bà phát hiện nó nằm lăn lóc trong nhà tắm nhìn rất kinh hãi và chướng mắt.
"Khuyên bảo, mắng mỏ, tôi đã dùng hết cách rồi mà con dâu tôi vẫn chứng nào tật nấy. Nó cứ vâng vâng, dạ dạ rồi nhanh chóng tống khứ lời tôi nói ra khỏi đầu. Hình như cái tính luộm thuộm hay quên và siêu bẩn của con dâu tôi đã hết thuốc chữa rồi" - bà Minh ngán ngẩm.
Không lôi thôi và bạ đâu vứt đó như Linh nhưng cái tính ở bẩn của chị Thoa (Quận 7, TP HCM) lại được thể hiện trong việc nấu ăn. Mà nghịch lý ở chỗ, bà Giang - mẹ chồng chị lại vô cùng coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm. Với bà, mọi thứ đều không quan trọng bằng đồ ăn cho vào miệng.
Thế nên bà Thoa mới không chấp nhận được cách nấu ăn siêu bẩn mà chị "diễn" hàng ngày. Cải bắp sau khi thái, chị để dưới vòi nước xì xì vài cái rồi cho luôn vào nồi vì "lá cải bắp cuộn chặt thế, bụi bẩn làm sao bay vào được mà cần rửa kĩ".
Rau sống chị cũng chẳng rửa qua, ngâm nước muối mà dội qua vài gáo nước rồi sắp lên mâm cho cả nhà ăn. Ghê nhất là chuyện chị thường xuyên mang thực phẩm vào nhà vệ sinh để rửa.
Nhà chị vốn chật chội nên WC cũng chỉ đủ chỗ lắp đặt bồn cầu, vòi nước rửa tay và một chỗ đứng khiêm tốn để tắm. Thế nên mỗi khi chị rửa đồ, thực phẩm gần như toàn phải tiếp xúc với bồn cầu.
Bị mẹ chồng nhắc nhiều lần nhưng chị không chừa vì... lười di chuyển, "chạy vào đó cho nhanh".
Lại thêm, chị thường nấu cơm vào khoảng 6h chiều, thời điểm nước rất yếu, nhỏ từng giọt. Muốn nước chảy mạnh, chị phải lên tầng 2 bật máy bơm. Chị than như vậy mất thời gian lắm, cứ vào nhà vệ sinh rửa cho nhanh (nhà vệ sinh nhà chị lấy nước trực tiếp từ bể nên ít khi bị mất nước).
Mẹ chồng "đầu hàng" con dâu siêu bẩn
Vợ chồng chị Linh nói trên hiện vẫn đang sống cùng bố mẹ chồng và cậu em trai. Có lần bà Minh bước vào nhà vệ sinh thấy cậu út ngơ ngẩn trước bao cao su dùng rồi của anh chị vứt ngay dưới sàn. Bà xấu hổ thay con dâu nhưng vẫn lẳng lặng mang vứt vào thùng rác.
Sau sự cố đó, bà gọi con dâu ra dạy dỗ thẳng thắn: "Còn một lần quên nữa thì vợ chồng đi ra khỏi nhà và ở riêng ngay đấy". Chị lại vâng vâng, dạ dạ và hứa hẹn sẽ cẩn thận hơn.
Thế rồi "tai nạn" tiếp tục xảy ra khi chị vứt "hàng nóng" linh tinh ngay trong ngày sinh nhật bố chồng. Hôm đấy, các anh chị và các cháu chồng đến rất đông đủ. Cả nhà đang ăn thì cu Thanh 6 tuổi - con chị chồng, bước vào nhà tắm và khóc ầm ĩ "Máu máu". Tưởng cu Thanh bị tai nạn, cả nhà chạy xúm vào nhà tắm và phát hiện sự thật. Lúc đó, bà Minh vừa ngượng vừa xấu mặt với con dâu.
Ngay tối hôm đó, khi các con trai, con gái và đã về hết, bà họp gia đình và tuyên bố từ nay nếu chị Linh không ngăn nắp gọn gàng thì bà không có con dâu là chị Linh nữa. Chuyện hai vợ chồng tự giải quyết với nhau. Bà chỉ đồng ý cho con trai anh chị sống trong ngôi nhà của bà.
Sau một tuần, bà vẫn chưa nguôi giận cho con dâu. Bà bảo, con dâu ở bẩn đã khó chấp nhận, đằng này nói mãi mà không sửa được thì đành phải từ thôi.
Gia đình bà Giang lại khác, bà rất khó chịu với con dâu. Nhắc nhở con mãi không được, bà quyết định ăn riêng. Mấy tháng trở lại đây, gia đình chị xảy ra chuyện dở khóc dở cười: hai cặp vợ chồng ngồi ăn cơm ở hai góc nhà.
Trong khi chồng đau đầu vì tự dưng bị rơi vào hoàn cảnh chia năm xẻ bảy thì chị Thoa lại thấy thoải mái lắm. Chị thậm chí còn thở phào nhẹ nhõm vì từ bây giờ không còn phải nghe những lời thuyết giáo vô vị từ bà mẹ chồng khó tính nữa.
Từ ngày ăn riêng, chị càng thoải mái "phát huy" "tài năng" nấu nướng siêu bẩn và siêu bừa bộn của mình. Nếu trước đây, khi còn ăn chung, mẹ chồng chị thường xuyên đi theo dọn "bãi chiến trường" của chị thì bây giờ bà mặc kệ.
Vì vậy, nhiều khi nấu nướng xong, quay lại nhìn đống lộn xộn, bản thân chị cũng thấy ghê. Nhưng rồi chị tặc lưỡi cho qua. Với chị cứ thuận tiện, thoải mái là được, vệ sinh thì... vừa vừa thôi.
Đỉnh điểm nhất của cái thuận tiện, thoải mái đã đưa gia định chị vào ba chiếc giường trong... bệnh viện. Hai vợ chồng và cu Nam - con trai chị bị ngộ độc thực phẩm, nôn thốc, nôn tháo. Cu Nam nặng nhất phải nằm viện cả tháng trời mới bình phục.
Thương con, thương cháu, lúc này bà Giang không thể "nể" con dâu được nữa. Dù con dâu mới khỏi bệnh, bà vẫn ra tối hậu thư "hoặc sửa đổi cái tính này hoặc ra khỏi nhà mà đi ở riêng cho khuất mắt. Tôi không nói chơi đâu".
Theo afamily
Nghe hai phái bày tỏ những khác biệt trong tình yêu Phụ nữ và đàn ông sinh ra là để yêu nhau song hai phái luôn tồn tại nhiều sự khác biệt trong tình yêu. Phụ nữ yêu bằng tai. Đàn ông yêu bằng mắt! Thanh Huyền (27 tuổi, thư ký): "Suốt một thời gian dài chơi với nhau như anh em, mình không bao giờ nghĩ rằng sẽ yêu một người như anh...