Ứng phó khẩn cấp với siêu bão số 9 sắp vào biển Đông, Thủ tướng Chính phủ ra công điện khẩn
Cách đây không lâu, Thủ tướng Chính phủ đã ra Công điện về việc ứng phó khẩn cấp với siêu bão số 9 sắp vào biển Đông.
Ứng phó khẩn cấp với siêu bão số 9 sắp vào biển Đông, Thủ tướng Chính phủ ra công điện
Cụ thể, trong công điện nêu rõ:
Chiều nay (ngày 16 tháng 12 năm 2021), siêu bão số 9 có tên quốc tế là RAI đã ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển phía Đông của Phi-líp-pin; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối ngày 17 tháng 12 năm 2021 bão sẽ vào biển Đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 13-14, giật cấp 17, gây sóng biển cao từ 6-8m ở khu vực bắc, giữa và nam Biển Đông; ngày 19 và 20 tháng 12, khu vực biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ có thể có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15; đe dọa trực tiếp đến an toàn của tàu thuyền và các hoạt động trên biển, ven biển.
Ứng phó khẩn cấp với siêu bão số 9 sắp vào biển Đông, Thủ tướng Chính phủ ra công điện khẩn
Đây là cơn bão cường độ rất mạnh, di chuyển nhanh, xảy ra vào cuối mùa mưa bão, diễn biến còn rất phức tạp. Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và các hoạt động trên biển, an toàn tính mạng của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, các Bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, quyết liệt chỉ đạo, triển khai kịp thời công tác ứng phó với bão theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung một số nhiệm vụ sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển:
a) Phối hợp với lực lượng biên phòng và các cơ quan có liên quan chỉ đạo rà soát, nắm rõ ngay tất cả phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải và phương tiện khác) và các hoạt động trên biển; tổ chức theo dõi sát diễn biến của bão, chỉ đạo thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền di chuyển về nơi tránh trú an toàn, kiên quyết không để tàu thuyền, phương tiện hoạt động trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động trên biển, an toàn tính mạng và phòng chống dịch Covid-19 cho người dân tại nơi neo đậu, tránh trú.
b) Căn cứ diễn biến, nguy cơ ảnh hưởng của bão và thực tế tại địa phương chỉ đạo, triển khai các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên các đảo và trên lồng bè nuôi trồng thủy hải sản.
Video đang HOT
c) Rà soát, chuẩn bị sẵn phương án để chủ động ứng phó với tình huống bão ảnh hưởng đến địa phương; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó, xử lý mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là đảm bảo an toàn dân cư trong bối cảnh dịch Covid-19, bảo vệ đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời về diễn biến bão để Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương và người dân biết chủ động chỉ đạo và triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến của bão.
3. Bộ Ngoại giao theo dõi, chủ động liên hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho tàu thuyền Việt Nam vào trú tránh bão khi có yêu cầu.
4. Bộ Y tế chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là các khu vực dự kiến sơ tán dân cư khi có tình huống.
5. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Quốc phòng và các bộ ngành khác có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai các biện pháp ứng phó với bão, bảo đảm an toàn đối với lĩnh vực được phân công theo dõi, nhất là bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và các hoạt động trên biển, ven biển.
6. Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó bão khi có yêu cầu.
7. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin kịp thời diễn biến của bão, công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
8. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các địa phương triển khai các phương án ứng phó cụ thể phù hợp với diễn biến của bão, nhất là bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và các hoạt động trên biển, ven biển, an toàn tính mạng người dân; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Trước đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã ra dự báo mới nhất về siêu bão số 9 đang gần biển Đông.
Chiều nay (16/12), bão Rai tiếp tục mạnh thêm, trở thành một cơn siêu bão với sức gió mạnh nhất đạt cấp 16, giật trên cấp 17.
Hồi 13 giờ, vị trí tâm siêu bão ở khoảng 10,0 độ Vĩ Bắc; 126,1 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển miền Trung Phi-líp-pin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (185-200km/giờ), giật trên cấp 17.
Chuyên gia dự báo trả lời câu hỏi: Siêu bão RAI có ảnh hưởng đến khu vực miền Trung của Việt Nam hay không?
Dự báo trong 24 giờ tới, siêu bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25-30km, cường độ suy yếu dần. Đến 13 giờ ngày 17/12, vị trí tâm bão ở khoảng 10,5 độ Vĩ Bắc; 120,2 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực phía Bắc đảo Pa-la-oan (Phi-líp-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và đi vào Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 18/12, vị trí tâm bão ở khoảng 11,4 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 100km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17.
Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực phía Bắc của biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) từ đêm nay có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, từ gần sáng và ngày mai ở vùng biển phía Đông khu vực Giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 6,0-8,0m; biển động dữ dội. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực Giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa): cấp 4.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 13 giờ ngày 19/12, vị trí tâm bão ở khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Phú Yên-Khánh Hòa khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, cường độ có xu hướng giảm dần; trong 96 đến 120 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km; cường độ bão tiếp tục có xu hướng giảm dần.
8 tỉnh, thành phòng chống dịch quá "gắt" gây ùn ứ việc lưu thông hàng hóa
Các tỉnh, thành phố có quy định gây ảnh hưởng đến lưu thông vận chuyển hàng hóa trên quốc lộ, gồm: TP Cần Thơ, TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang và Bạc Liêu.
Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc yêu cầu "bảo đảm vận tải, lưu thông hàng hóa kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi. Các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần chỉ kiểm tra tại điểm đi, điểm đến và bảo đảm các quy định an toàn phòng, chống dịch; bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp...".
Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ghi nhận báo cáo nhanh của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT và ý kiến của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tại cuộc họp chiều ngày 25/8 cho thấy còn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông đường bộ tại một số chốt kiểm soát dịch trên địa bàn một số tỉnh, thành phố gây ùn ứ, vướng mắc đối với vận chuyển, lưu thông hàng hóa hoặc gây khó khăn cho lái xe, doanh nghiệp.
Nguyên nhân do một số địa phương có quy định còn chưa thống nhất trong triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương. Cụ thể:
TP Cần Thơ lập đội lái xe hỗ trợ để trung chuyển trong nội đô. Theo đó, những doanh nghiệp nào không có lái xe vào Cần Thơ phải giao cho đội này lái vào nhưng hiện không có đủ lực lượng để làm và tốn kém kinh phí.
Ngoài ra, các xe từ địa phương khác muốn vào TP Cần Thơ phải đăng ký trước. Tất cả các phương tiện đều phải tập trung tại điểm tập kết theo quy định của địa phương để trung chuyển giao nhận hàng hóa. Việc này gây ách tắc tại cửa ngõ và bức xúc của các lái xe, doanh nghiệp; chậm trễ vận chuyển lương thực, thực phẩm cho thành phố Hồ Chí Minh của một số doanh nghiệp.
Một tài xế xe tải xuất trình mã QR được cấp để vận chuyển hàng hóa ở Cần Thơ.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu , tại Chốt Km38 QL51, từ chiều ngày 24/8, Ban phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh này đã chỉ đạo test nhanh tại chỗ tất cả các trường hợp qua chốt kiểm soát dịch, kể cả trường hợp có giấy test nhanh đang còn hiệu lực.
Tỉnh An Giang , các lái xe khi tới địa phương này phải tiến hành test nhanh cho tất cả các trường hợp, sau khi test xong ghi lại thông tin thì cho xe qua. Mặc dù không gây ách tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch trên quốc lộ nhưng gây bức xúc đối với lái xe, doanh nghiệp.
TP Hải phòng yêu cầu phải có PCR âm tính và tiêm hai mũi vắc xin đối với người vào thành phố công tác; xe có mã QR kiểm soát theo hướng dẫn của Bộ GTVT. Các trường hợp vào thành phố công tác phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCT có giá trị trong vòng 72 giờ, xét nghiệm tại địa phương xuất phát hoặc đi qua trước khi vào Hải Phòng; giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 và văn bản đồng ý của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố.
Quảng Ninh quy định tại văn bản số 5630/UBND-DL1 ngày 19/8, yêu cầu lái xe phải âm tính PCR trước 48 giờ, khuyến khích tiêm 2 mũi.
Người từ tỉnh khác về Quảng Ninh phải đủ cả 2 điều kiện là âm tính trước 48 giờ và tiêm 2 mũi vắc xin, trực tiếp khai báo y tế. Nếu ở tỉnh đang thực hiện Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ thì phải cách ly tập trung 14 ngày và 7 ngày tại nhà.
Hà Tĩnh ra thông báo số 175/TB-BCĐ ngày 20/8/2021 về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, nêu rõ: Quy định khi đi vào địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh phải có giấy xét nghiệm RT-PCR trong thời hạn tối đa 48 giờ.
Tỉnh Hải Dương "đóng cửa" hoàn toàn quốc lộ 38 vì lý do liền kề với huyện Lương Tài của tỉnh Bắc Ninh đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; không cho xe qua lại 2 tỉnh.
Tỉnh Bạc Liêu quy định, đối với các công ty, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khi cấp giấy đi đường cho công nhân, nhân viên, người lao động phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cụ thể sau: Phải thuộc các loại hình được phép hoạt động và phải có "kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid-19" được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Bạc Liêu cũng áp dụng biểu mẫu giấy đi đường và các yêu cầu, quy định khác của UBND tỉnh.
Khẩn trương xuất cấp hơn 15.350 tấn gạo dự trữ cho TP Hồ Chí Minh và Long An Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh, thành phố để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 521/QĐ-TCDT về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho TP Hồ Chí Minh và tỉnh...