Ứng lăng vẻ đẹp kiến trúc xa hoa
Ứng lăng hay lăng Khải Định là kiến trúc gây ra nhiều tranh cãi không chỉ vì quá trình xây dựng mà còn do lối kiến trúc khác biệt
Tứ diện hiến kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ
Ức niên chung vượng khí, giang sơn trường hộ trừ tư
(Bốn mặt đều là kỳ quan, phong cảnh mở ra một vũ trụ biệt lập
Muôn năm hun đúc nên vượng khí, núi sông giúp đỡ mãi hoài)
Đó là hai câu đối để trước Tả Trực phòng trong Ứng lăng hay lăng Khải Định. Không chỉ nằm ở vị trí phong cảnh hữu tình, Ứng lăng là công trình kiến trúc có vị trí đặc biệt trong quần thể lăng tẩm ở Huế.
LĂNG TẨM TỐN KÉM, KỲ CÔNG
Năm 1916, vua Khải Định lên ngôi ở tuổi 31. Là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, ông gây nhiều tranh cãi khi được mô tả là người ham chơi, thích đánh bạc, không quan tâm đến chính sự. Ông cũng chính là vị vua cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho cái chết của chính mình.
Vừa lên ngai vàng, vua Khải Định lập tức nghĩ đến chuyện xây dựng nơi yên nghỉ. Sau khi tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa, ông chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) làm vị trí để xây cất lăng mộ.
Ứng lăng là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây và thể hiện cá tính vua Khải Định
Để kiến thiết công trình, nhà vua cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói ardoise…, cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu…
Ngày 4 – 9 -1920, vua Khải Định cho khởi công xây lăng. Ông không tiếc tiền của để tập hợp nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước đến xây lăng. Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của ông đã bị nhân dân thời đó và lịch sử lên án gay gắt.
Tổng thể Ứng lăng là một khối hình chữ nhật vươn cao với rất nhiều bậc tam cấp
MANG ĐẬM TÍNH CÁCH KHẢI ĐỊNH
Những nhà nghiên cứu thường xếp Ứng lăng ra ngoài dòng kiến trúc thời Nguyễn bởi phong cách kiến trúc đặc biệt của nó. Tổng thể của lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao với 127 bậc cấp với đủ trường phái kiến trúc. Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ, trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật, hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu, nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối roman biến thể… Có thế nói, Ứng lăng là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây và cũng thể hiện cá tính của vua Khải Định. Là một ông vua chuộng cái mới nhưng may mắn là ông sàng lọc chứ không bê nguyên mẫu vào công trình để giúp nó có tổng thể hài hòa.
Video đang HOT
Điện Khải Thành, nơi đặt án thờ và chân dung vua Khải Định
Ở vị trí cao nhất là cung Thiên Định cũng là kiến trúc chính của lăng gồm năm phần: hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng; phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định; chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua và mộ phần phía dưới; trong cùng là khám thờ bài vị. Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện… kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa… cũng được trang trí.
Hai bên bậc tam cấp trang trí bằng tượng rồng đá chạm trổ tinh xảo
Đặc biệt chiếc bửu tán bên trên pho tượng đồng trong chính tẩm với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa nhưng thực chất là một khối bê tông, cốt thép nặng gần 1 tấn. Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua.
Tượng các lính hộ lăng ở hai bên Tả Hữu Trực Phòng
Nhiều nhà sử học tin rằng vua Khải Định giấu nhiều thông điệp muốn ngầm gởi đến hậu thế qua công trình lăng tẩm này.
Pho tượng đồng của nhà vua Khải Định đúc tại Pháp năm 1920, được đặt dưới bửu tán trong chính tầm cung Thiên Định
Dẫu là công trình gây tranh cãi trong lịch sử nhưng Ứng lăng giờ đây là một di tích đặc biệt mà ai đến Huế cũng ghé thăm.
Theo trí thức trẻ
Nhà ga xe lửa cổ nhất Đông Dương ở Đà Lạt
Trải qua 90 năm, nhà ga vẫn là điểm đến thu hút nhờ kiến trúc độc đáo và tuyến đường sắt xuống thăm Trại Mát.
Chỉ cách trung tâm thành phố 5 km, ga Đà Lạt là địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi ghé thăm thành phố mộng mơ. Công trình này nằm gần trường trung học Yersin, trên một sườn đồi dài bằng phẳng.
Chủ nhân của thiết kế này là hai kiến trúc sư người Pháp, Moncet và Reveron. Công trình khởi công năm 1932 và đưa vào sử dụng 4 năm sau đó.
Phần mặt tiền ấn tượng với kiến trúc ba chóp mái nối liên tiếp thể hiện ba đỉnh của núi Langbiang hay mái nhà rông Tây Nguyên.
Không chỉ chú trọng yếu tố kỹ thuật, ga Đà Lạt còn quan tâm tới các yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế. Những ô cửa kính màu gợi nhớ tới kiến trúc của các nhà thờ châu Âu.
Nhà ga ban đầu nằm trong tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt với tổng chiều dài 84 km. Sau một thời gian bị quên lãng, một phần tuyến đường chạy tới Trại Mát dài 7 km được khôi phục để phục vụ du lịch.
Ga Đà Lạt cùng với ga Hải Phòng là nhà ga cổ nhất Việt Nam và có đầu tàu chạy bằng hơi nước.
Hàng ngày có 5 lượt khách đi và về từ Đà Lạt xuống Trại Mát tham quan.
Đây cũng là địa điểm chụp hình yêu thích suốt nhiều năm của các bạn trẻ, những đôi vợ chồng sắp cưới.
Những nhà kính ươm trồng cây rau và hoa ở Trại Mát.
Các ngôi nhà mái dốc trên sườn đồi - kiến trúc quen thuộc của vùng đất Đà Lạt.
Theo trí thức trẻ
Ngôi chùa hơn 100 năm tuổi có kiến trúc Ấn Độ ở An Giang Chùa Tây An nằm ở chân núi Sam đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Nằm ở chân núi Sam, TP Châu Đốc, chùa Tây An được Tổng đốc Doãn Uẩn lập vào năm 1847, trải qua nhiều lần mở rộng, trùng tu. Đây còn là nơi bắt nguồn cho văn hóa tôn...