Ủng hộ Thoả thuận hoà bình Kosovo-Serbia, cờ Putin quá hiểm!
Phương Tây phải lựa chọn, hoặc sống chung với “tiền lệ bất hợp pháp Kosovo”, hoặc sửa chữa sai lầm của mình theo mong muốn của Moscow…
Nga ủng hộ thỏa thuận hoà bình toàn diện Kosovo-Serbia
Balkan Insight ngày 12/11 đưa tin, Tổng thống Kosovo Hashim Thaci vui mừng cho biết bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đạt được giữa Kosovo và Serbia cũng sẽ được Nga ủng hộ, vì đó là khẳng định của Tổng thống Nga Putin.
Ông Thaci đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Putin tại Lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I tổ chức ở Pháp, đây cũng là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Kosovo với một nhà lãnh đạo Nga – quốc gia phản đối Kosovo độc lập.
Theo Tổng thống Thaci thì ngay trong cuộc gặp gỡ đầu tiên Pristina đã nhận được những tín hiệu rất tích cực từ phía Moscow, đó là Nga sẽ ủng hộ Thỏa thuận hòa bình giữa Kosovo và Serbia.
Tổng thống Putin lần đầu gặp một nhà lãnh đạo Kosovo
“Tại Paris, tôi đã gặp Tổng thống Putin, tập trung trao đổi về bình thường hóa quan hệ Kosovo-Serbia, về một thỏa thuận ràng buộc toàn diện. Trong vấn đề này, Tổng thống Putin nói rõ: Nếu bạn đạt được thỏa thuận với Serbia, Nga sẽ ủng hộ”.
Nhà lãnh đạo Kosovo cũng đã thảo luận với các nhà lãnh đạo khác như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel và đều nhận được sự hoan nghênh.
Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền Pristina, trong những sự tiếp tiếp xúc với lãnh đạo các cường quốc thì cuộc tiếp xúc với Tổng thống Putin mang ý nghĩa nhiều nhất, làm cho ông vui mừng nhất.
Không vui sao được khi Nga là 1trong 2 thành viên của “Bộ Ngũ quyền lực” vẫn từ chối công nhận nền độc lập của Kosovo và phản đối sự ra đời trái nguyên lý của nhà nước Cộng hoà Kosovo.
Không ý nghĩa sao được khi sau 19 năm người Nga dường như đã xoá nhoà “Ký ức buồn Kosovo” và có vẻ như đã sẵn sàng đáp ứng kỳ vọng của chính quyền Pristina sau 10 năm ròng rã chờ đợi.
Vì vậy mà giới truyền thông phương Tây và Tổng thống Thaci cho rằng nhà lãnh đạo Kosovo là người hạnh phúc nhất trong số lãnh đạo các quốc gia Balkan trong lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I.
Tổng thống Putin đi nước cờ quá hiểm với Mỹ-phương Tây
Video đang HOT
Giới phân phân tích cho rằng, thực ra niềm vui của Tổng thống Thaci được sự ủng hộ của Tổng thống Putin với Thoả thuận hoà bình Kosovo-Serbia là không trọn vẹn, hay nói đúng hơn là lo nhiều hơn vui. Tại sao vậy?
Thứ nhất, việc Tổng thống Putin ủng hộ Thoả thuận hoà bình nhưng lại không công nhận nền độc lập của Kosovo, không công nhận nhà nước Cộng hoà Kosovo.
Trong khi với Pristina thì công nhận quy chế cuối cùng của Kosovo và thể chế của nhà nước Kosovo là quan trọng nhất đối với thực thể chính trị được phương Tây nặn ra trái nguyên lý này.
Thoả thuận hoà bình với Serbia không giải quyết được gốc rễ vấn đề của Kosovo
Chính Ngoại trưởng Kosovo Behgjet Pacolli đã khẳng định tập trung vào việc thuyết phục các nước còn lại công nhận Kosovo quan trọng hơn rất nhiều việc thúc đẩy một thỏa thuận hoà bình với Serbia.
“Theo thỏa thuận quốc tế toàn diện về mặt pháp lý ràng buộc cho Cộng hòa Kosovo và cho Serbia, những ý tưởng khác – trên thực tế đã có nhiều ý tưởng – có thể xuất hiện, gây phức tạp thêm”, Balkan Insight tường thuật.
Trong khi đó Thoả thuận hoà bình toàn diện Kosovo-Serbia sẽ bao gồm việc hoán đổi lãnh thổ giữa hai quốc gia, theo đó Thung lũng Presevo của Serbia sẽ gia nhập Kosovo, còn phía bắc Kosovo với đa số người Serb sinh sống sẽ thuộc về Serbia.
Tuy nhiên, những đề xuất về sự hoán đổi lãnh thổ giữa Kosovo và Serbia ngày càng trở thành vấn đề gây tranh cãi giữa các phe phái chính trị tại Kosovo và bị các cường quốc phương Tây – những đạo diễn ván cờ Kosovo – phản đối.
Trong số các cường quốc phương Tây phản đối “đổi đất lấy hoà bình” giữa Serbia và Kosovo thì Đức là nước đi đầu. Theo Berlin thì ý tưởng này sẽ có thể dẫn đến một hiệu ứng domino đối với các quốc gia khác có vấn đề biên giới.
Và trong trường hợp này thì tác hại của “tiền lệ bất hợp pháp Kosovo” sẽ trở nên quá khủng khiếp, có thể tạo ra rất nhiều cơn sóng dữ với thế giới phương Tây – cả Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha… đều có thể bị sóng dữ nhấn chìm.
Còn tại vùng Balkan, sự hoán đổi lãnh thổ sẽ có thể kích hoạt cho một cuộc chiến tranh Balkan mới, mà tình trạng bất ổn vì chia rẽ sắc tộc sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm trong bối cảnh hơn 20 năm qua vết thương chiến tranh chưa thể liền da.
Với nội tình Kosovo, việc hoán đổi lãnh thổ sẽ khiến cho “làn khói trắng trong nghị trường” sẽ mịt mờ hơn, thậm chí có thể thổi bùng thành khói lửa chiến tranh và đưa vùng lãnh thổ này trở về với loạn lạc, chết chóc và khủng bố.
Như vậy, qua việc ủng hộ Thoà thuận hoà bình giữa Kosovo và Serbia nhưng không lại công nhận quy chế cuối cùng của Kosovo, Tổng thống Putin đã ngoáy sâu – khoét rộng vết thương không thể liền da của Mỹ và phương Tây trong thảm hoạ Kosovo.
Hoán đổi lãnh thổ với Serbia sẽ khiến làn khói trắng ở nghị trường Kosovo dày đặc hơn
Thứ hai, Tổng thống Putin ủng hộ Thoả thuận hoà bình sẽ khiến cho Kosovo thêm nhức nhối vì không thể định hình được bản sắc quốc gia-dân tộc
Theo báo cáo mới nhất của LHQ về tình hình Kosovo, cho đến nay nước mắt và – cả máu – vẫn thấm đẫm mọi cấu trúc xã hội Kosovo, trong đó có xuất phát xung đột từ phân biệt sắc tộc, phân biệt giới tính, thủ tiêu chính trị…
Nguyên nhân được nhận diện là do nhà nước Kosovo không thể định hình được bản sắc sau gần 20 năm được “khai sáng” bởi bom đạn NATO, sau 10 năm được Mỹ-phương Tây nặn ra trái nguyên lý.
Trong bối cảnh đó, việc ký kết thoả thuận hoà bình dẫn tới hoán đổi lãnh thổ với Serbia sẽ càng khiến đất nước-xã hội Kosovo trở nên vô định, bởi vấn đề điều chỉnh biên giới sẽ tạo ranh giới rõ hơn trong cộng đồng dân tộc.
“Các hậu quả là gì? Đầu tiên, việc điều chỉnh biên giới dựa trên các sắc tộc có nguy cơ gây tổn hại đến mối quan hệ giữa các sắc tộc, giữa người Albania và người Serbia ở Kosovo.
Bằng cách đối xử với người dân dựa trên sắc tộc, chính quyền đã tước đoạt ý thức về quyền công dân của họ, làm khuếch đại ranh giới giữa các nhóm sắc tộc, từ đó càng gây thêm xung đột”, nhà tâm lý học xã hội Hà Lan nhận định Edona Maloku.
Có thể thấy từ khi Kosovo tuyên bố độc lập, vấn đề giải quyết xung đột sắc tộc tại vùng lãnh thổ này đã bị chính trị hóa và thể chế hóa, trong khi xã hội cần một bộ lọc quan trọng, đó là bản sắc dân tộc.
Như vậy, vấn đề của nhức nhối của Kosovo là phải định hình được bản sắc dân tộc, song Pristina vẫn tiếp tục chọn giải pháp chính trị hoá sắc tộc qua việc tìm kiếm thoả thuận hoà bình với Belgrade. Vậy sao Tổng thống Putin lại ủng hộ giải pháp này?
Không định hình được bản sắc, mọi cấu trúc xã hội Kosovo vẫn còn thấm đẫm nước mắt và cả máu nữa
Theo giới phân tích, có thể nhận diện nhà lãnh đạo Nga muốn Mỹ-phương Tây và chính quyền Pristina phải nhìn nhận và sửa chữa sai lầm cho ván cờ Kosovo, bởi việc Kosovo không thể định hình bản sắc là do nhà nước Kosovo ra đời trái nguyên lý.
Mà căn nguyên là Kosovo độc lập và Cộng hoà Kosovo ra đời trong bối cảnh người dân Kosovo bị đặt sang bên lề lịch sử, họ không được thể hiện ý nguyện của mình thông qua các cuộc trưng cầu dân ý, mà phải tuân theo các quyết định chính trị.
Để sửa chữa sai lầm ấy thì tất cả các quyết định liên quan tới Kosovo cần phải được thực hiện dựa trên ý nguyện của người dân. Đó chính là lý do Tổng thống Putin ủng hộ Thoả thuận hoà bình Kosovo-Serbia nhưng không công nhận Kosovo.
Bởi nếu phản đối thì chính quyền Pristina và phương Tây có thể xem Nga chưa quên được “Ký ức buồn Kosovo”, còn nếu “ủng hộ một nửa” thì khả năng phương Tây sửa sai cho ván cờ Kosovo sẽ lớn hơn khi Kosovo có thể hy vọng được Nga công nhận.
Thế là cuối cùng phương Tây có thể buộc phải lựa chọn, hoặc sống chung với “tiền lệ bất hợp pháp Kosovo”, hoặc phải sửa chữa sai lầm của mình đúng như mong muốn của Moscow – thử hỏi còn bẽ bàng nào hơn thế. Quả thật cờ của Putin quá hiểm!
Ngọc Việt
Theo baodatviet
TT Trump bị chỉ trích khi "bỏ rơi" các nguyên thủ châu Âu vì mưa gió
Lý do vì sao Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không cùng với các nguyên thủ Emmanuel Macron, Angela Merkel và Justin Trudeau tham gia đầy đủ lễ kỷ niệm 100 năm ngày Thế chiến I kết thúc? Có rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho động thái này.
Một trong số đó bao gồm việc, trực thăng chuyên dụng dành cho Tổng thống Mỹ, có biệt danh Marine One, không thể cất cánh dưới trời mưa. Song theo ông James Fallow, một cựu phi công trực thăng và nay là cây viết của tạp chí The Atlantic, điều này này hoàn toàn không đúng sự thật.
Tổng thống Trump leo lên trực thăng Marine One trong một ngày đẹp trời.
Ông Fallow cho biết, bất kỳ loại trực thăng nào cũng có thể bay được dưới điều kiện nhiều mây hoặc trời mưa nặng hạt. Tuy nhiên hai vấn đề mà các phi công phải đặc biệt chú ý đó là hiện tượng đóng băng khi đang ở trên cao cũng như tầm nhìn hạn chế.
Cụ thể, nếu máy bay bay xuyên qua vùng mây và điều kiện nhiệt độ âm 15 đến 20 độ C, hiện tượng đóng băng tại cánh, bộ phận điều khiển v.v... sẽ xảy ra. Điều này sẽ khiến hình dáng cánh máy bay thay đổi, khiến nó không thể bay được trên trời. Hiện tượng đóng băng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhiều người trong quá khứ.
Tuy nhiên ông Fallow nói rằng điều này chỉ xảy ra khi máy bay thực sự bay vào bên trong đám mây, khi máy bay không thể bay ở tầm thấp hơn do điều kiện thời tiết, hoặc khi nhiệt độ ở dưới mức rất thấp khiến các giọt mưa rơi vào cánh bị đóng băng với tốc độ nhanh chóng.
Như vậy, chỉ khi điều kiện thời tiết nhiều sương hoặc có nhiệt độ rất thấp khiến nước đóng đá, hoặc trong điều kiện gió mạnh khiến máy bay gặp khó khăn trong việc cất cánh, trong bất kỳ điều kiện thời tiết khác trực thăng vẫn có thể cất cánh. Điều này vẫn đúng với trực thăng mà Tổng thống Mỹ sử dụng.
Đương nhiên, các biện pháp đảm bảo an toàn đối với Tổng thống Mỹ sẽ khác hẳn những người bình thường. Ông Fallow nhận định đội ngũ phi công và các nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng trực thăng của Tổng thống là những người rất giỏi, và chắc chắn họ sẽ có lý do nếu điều kiện thời tiết không cho phép ông Trump tham dự sự kiện lớn vì trời mưa.
Thế nhưng ông Fallow cũng nói rằng các quan chức Nhà Trắng luôn có nhiều phương án dự phòng trong trường hợp thời tiết xấu dành cho Tổng thống Mỹ. Điều này theo ông lại càng khiến việc ông Trump vắng mặt trong một số hoạt động tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày lệnh ngừng bắn chấm dứt Thế chiến I được ký kết càng khó hiểu.
Theo infonet
Trump đang 'đùa với lửa' khi cố gắng 'đánh lừa' Putin? Nhiều người tin rằng việc Tổng thống Trump đang tỏ ra gần gũi, thân thiện với người đồng cấp Putin chỉ là hỏa mù mà ông tung ra để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận trong đó có cả nhà lãnh đạo Nga. Sau gần 2 năm lên nắm quyền, Tổng thống Trump từng không ít lần bị các chính...