Ứng dụng YouTube gặp lỗi tự thoát trên iPhone và iPad
Ngày 1-12, Google thông báo đã khắc phục lỗi liên quan tới ứng dụng di động YouTube trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS của Apple.
Lỗi lần này của YouTube không xảy ra trên thiết bị Android.
Theo mô tả, nhiều người dùng đã gặp hiện tượng ứng dụng YouTube bị “sập”, tự thoát ra ngoài khi thực hiện các thao tác thông thường. Trong một số trường hợp, ứng dụng này thậm chí từ chối vận hành và thoát ra màn hình Homescreen chỉ vài giây sau khi người dùng nhấn biểu tượng khởi động.
Một số người dùng cho biết, ứng dụng YouTube trên Apple TV cũng hoạt động không bình thường. Chỉ tính riêng tại Mỹ, trang DownDetector đã ghi nhận hơn 7.500 phản hồi lỗi, trong đó, một số phản hồi liên quan cả tới YouTube Music.
Video đang HOT
Cùng ngày, YouTube đã khắc phục lỗi. Tuy không cung cấp thông tin cụ thể về nguyên do xảy ra sự cố lần này, nền tảng video trực tuyến hàng đầu thế giới đã gửi lời xin lỗi tới cộng đồng.
Thông báo ghi nhận lỗi mà YouTube đăng tải trên Twitter.
Theo một số chuyên gia công nghệ, đây không phải lần đầu tiên ứng dụng YouTube gặp sự cố, đồng thời khuyến nghị người dùng sử dụng trình duyệt web ngay trên điện thoại hay máy tính bảng để xem các nội dung YouTube khi cần thiết, thay vì “bó tay” ngồi chờ một giải pháp sửa lỗi từ nhà cung cấp dịch vụ.
Chi tiết nhỏ vạch trần quan hệ 'cơm không lành, canh không ngọt' giữa Apple và Facebook
Trong danh sách gợi ý các ứng dụng "phải có" trên App Store, ba ứng dụng của Meta - Facebook, Instagram và WhatsApp - đều vắng mặt.
Khi mới mua iPhone hoặc cài lại iPhone, bạn sẽ cài ứng dụng nào đầu tiên? Với nhiều người, đó có thể là Gmail, Amazon hay Netflix. Hiểu được điều này, Apple đã đưa ra gợi ý của riêng mình ngay trên App Store.
Khi mở App Store lần đầu, bạn sẽ nhìn thấy dòng "Must-Have Apps" ngay trên cùng. Danh sách bao gồm các ứng dụng mà Apple cho là cần thiết và hữu ích với người dùng iPhone. Có thể kể tên Snapchat, TikTok, YouTube, Gmail, Amazon, Reddit, Tinder, SoundCloud, Duolingo, LinkedIn...
Danh sách "Must-Have Apps" của Apple. (Ảnh: Inc)
Tuy nhiên, theo Inc, một điều khá thú vị là bộ ba ứng dụng nổi tiếng của Meta - Facebook, Instagram và WhatsApp - đều không có tên trong danh sách, bất chấp chúng vô cùng phổ biến và đều có hơn 1 tỷ người dùng. Ngay cả khi đổi tên từ Facebook thành Meta, công ty của Mark Zuckerberg vẫn bị đánh giá tiêu cực vì hành vi theo dõi gần như mọi hành động của người dùng trên mạng và dùng cho mục đích quảng cáo. Ngược lại, Apple khẳng định họ không thu thập và chia sẻ dữ liệu người dùng với bên thứ ba. Nhà sản xuất iPhone cũng thường xuyên nói về việc họ xem quyền riêng tư là "nhân quyền cơ bản".
Năm 2021, Apple giới thiệu các thay đổi lớn trên hệ điều hành iOS, yêu cầu nhà phát triển ứng dụng phải xin phép trước khi theo vết người dùng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của Facebook. Thậm chí, Facebook còn chạy quảng cáo trên các tờ báo lớn để cảnh báo Apple là nguy cơ lớn đối với Internet và có ý đồ gây tổn hại đến các doanh nghiệp nhỏ.
Những điều này phần nào lý giải vì sao Apple không đưa các ứng dụng của Meta vào danh sách gợi ý. Một chi tiết khác, không rõ vô tình hay cố ý, đó là 4 cái tên đầu tiên được gợi ý lại là Snapchat, TikTok, YouTube và Google - những đối trọng của Meta trong 4 lĩnh vực.
Theo Inc, có hai bài học rút ra ở đây. Đầu tiên, vấn đề của Meta lớn hơn những gì công ty muốn thừa nhận. Đổi tên không đồng nghĩa với "đổi vận" hay xóa bỏ những hành vi sai trái của Facebook. Dù vẫn phổ biến, rõ ràng Apple không hề muốn bạn cài đặt nó trên thiết bị. Không chỉ không chịu thừa nhận sai sót, Facebook còn phàn nàn lỗi do người khác. Gần đây, công ty còn bị "vạch trần" sự thật đã thuê một hãng truyền thông để "dìm hàng" TikTok. The Verge cũng chỉ ra trong 6 tháng, lượng tin xấu độc trên Bảng tin Facebook đột ngột tăng mạnh nhưng họ chỉ nói do lỗi phần mềm.
Nhìn lại những phản hồi của Meta trước các bê bối cho thấy công ty không sẵn lòng nhận trách nhiệm mà luôn đổ lỗi cho người khác. Ngoài ra, dù đang chuyển hướng sang vũ trụ ảo, phần lớn doanh thu quảng cáo của Meta vẫn dựa vào người dùng, trong đó có người dùng iPhone. Apple nắm quyền lực lớn đối với số phận của Facebook.
Từ đây, bài học thứ hai lại dành cho Apple. Do quyền lực lớn của mình, Apple nên cẩn thận khi sử dụng nó. Công ty đang đối mặt với áp lực lớn từ nhà chức trách và nhà lập pháp khắp thế giới. Danh sách gợi ý không bao gồm Netflix và Spotify - hai dịch vụ stream video và âm thanh nổi tiếng nhất. Cả hai ứng dụng đều không cho phép người dùng đăng ký trong ứng dụng mà thực hiện thông qua trình duyệt web, đồng nghĩa Apple không thể tính phí từ các thuê bao của họ.
Nếu danh sách gợi ý lại thiếu vắng các đề cử nổi bật chỉ vì họ không đem lại lợi ích tài chính cho Apple, nó chỉ khiến hình ảnh của "táo khuyết" bớt đẹp trong mắt công chúng.
Google Play Pass ra mắt tại Ấn Độ Dịch vụ của Google sẽ cung cấp hơn 1.000 ứng dụng, trò chơi Android không có quảng cáo và mua hàng trong ứng dụng. Theo Gadget360, Google Play Pass cuối cùng đã ra mắt ở Ấn Độ, hơn 2 năm sau khi ra mắt ở Mỹ. Dịch vụ đăng ký trả phí sẽ mang đến quyền truy cập vào các ứng dụng và...