Ứng dụng Việt phát hiện hàng giả iCheck nhận đầu tư lớn
Không tiết lộ số tiền đầu tư nhưng CEO iCheck cho biết, số tiền đầu tư sẽ giúp startup có 8 triệu người dùng này phát triển vững chắc hơn trong tương lai.
Startup Việt iCheck với ứng dụng giúp nhận biết nguồn gốc xuất xứ sản phẩm mang tên iCheck Scanner vừa nhận khoản đầu tư lớn từ quỹ QueenBee.
Số tiền cụ thể không được các bên tiết lộ. Tuy nhiên, nó được xem là nguồn vốn quan trọng giúp startup này duy trì hoạt động và hướng tới những mục tiêu xa hơn.
iCheck Scanner khá nổi tiếng trong cộng đồng phát triển ứng dụng Việt Nam. Ra đời tháng 8/2015, ứng dụng này đã có hơn 8 triệu người dùng trong hơn một năm (chủ yếu là người Việt Nam) với trung bình 800.000 lượt sử dụng mỗi ngày. Số lượng nhân sự của startup cũng phát triển lên đến 50 người.
iCheck sở hữu một tập người dùng lớn, giải quyết vấn đề được nhiều người quan tâm. Ảnh: Thành Duy.
Video đang HOT
Ứng dụng này cho phép người dùng quét mã vạch (barcode) để phát hiện nguồn gốc, xuất xứ, nhận diện hàng thật, cảnh báo khi phát hiện hàng giả, hàng nhái hoặc sản phẩm có chứa chất độc hại, đang bị thu hồi hoặc cấm lưu hành.
Ngoài ra, nó cũng sở hữu kênh giới thiệu mặt hàng dành cho các nhà cung cấp quảng bá sản phẩm đã được xác thực, kênh cho người dung tự cập nhật thông tin, kênh cảnh báo hàng giả.
Startup này cũng nuôi tham vọng phối hợp với cơ quan chức năng để phát hành loại tem chống hàng giả công nghệ cao. Mục tiêu của iCheck là có mặt trên 60% smartphone của người dùng di động Việt Nam.
Người quyết định rót vốn đầu tư cho iCheck là một nhân vật không xa lạ với giới công nghệ trong nước: Ông Nguyễn Văn Hải – cựu Phó tổng giám đốc trẻ nhất của VNPT-Vinaphone.
Sau khi nghỉ việc tại VinaPhone (tháng 6/2016), ông này hiện tham gia vào chuỗi Angel Investor (nhà đầu tư chi tiền cho các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp). Ông Hải sẽ đóng vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của iCheck.
Đức Nam
Theo Zing
Ứng dụng Việt nhận gói hỗ trợ 40.000 USD từ Facebook
Rada - ứng dụng cho phép người dùng tìm kiếm dịch vụ xung quanh khu vực mình sinh sống - đã nhận được 40.000 USD từ chương trình FbStart.
Rada là ứng dụng thứ hai của Việt Nam nhận được gói hỗ trợ trị giá 40.000 USD từ FbStart. Đây là chương trình của Facebook dành cho các nhà khởi nghiệp bằng ứng dụng. Số tiền tương ứng gần 1 tỷ đồng của FbStart sẽ được quy đổi ra các dịch vụ do Facebook và các đối tác của họ cung cấp.
Theo ông Tạ Quang Thái - đồng sáng lập Rada, để nhận được khoản hỗ trợ trên, đội ngũ phát triển ứng dụng phải gửi bản mô tả dự án, các thông tin triển khai cùng các số liệu trực tiếp cho FbStart. Sau đó, Facebook sẽ thẩm tra, làm rõ thông tin và phỏng vấn để xét duyệt.
Giao diện của ứng dụng Rada.
Cũng theo ông Thái, dù không nhận trực tiếp bằng tiền mặt, gói hỗ trợ sẽ giúp Rada tăng cường marketing, quảng bá ứng dụng đến đông đảo người sử dụng.
"Trong thời gian sắp tới, Rada sẽ tập trung vào tối ưu, bổ sung các tính năng thanh toán điện tử. Rada đặt mục tiêu đến cuối năm 2016 sẽ đạt mức 500.000 người dùng, 30 mã ngành dịch vụ và 500 nhà cung cấp chuyên nghiệp tại Hà Nội và TP. HCM", ông Thái chia sẻ.
Rada không phải là một ứng dụng mới. Nó lần đầu được giới thiệu vào cuối năm 2015. Khi đó, Rada chỉ tập trung vào sửa xe, sửa điều hòa.
Mới đây, ứng dụng đã trở lại với giao diện cũng như mô hình hoàn toàn mới, với 10 nhóm dịch vụ như sửa chữa máy tính, sửa nhà, đi chợ, chăm sóc sau sinh và xét nghiệm máu tại nhà...
Khải Trần
Theo Zing
Startup Việt may áo sơ mi bằng ứng dụng di dộng Ứng dụng UKYS cho phép người dùng đặt may áo sơ mi từ xa theo đúng kích thước như tại nhà may, đã thu hút hơn 10.000 USD đầu tư từ trang gọi vốn cộng đồng Indiegogo. "UKYS là viết tắt của You Keep Your Style (tạm dịch "Bạn tạo ra phong cách cho chính bạn"), với ý nghĩa trang phục may đo...