Ứng dụng ‘trông hộ con’ mùa dịch bệnh
Bằng cách dùng ứng dụng “trông hộ con”, phụ huynh tại Nhật Bản vừa đảm bảo công việc, vừa yên tâm trẻ được chăm sóc an toàn trong thời gian cha mẹ vắng mặt.
Tại Nhật Bản, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến khá phức tạp. Hầu hết trường học tạm hoãn mở lớp để ngăn ngừa lây nhiễm chéo SARS-CoV-2 trong học đường. Vì thế, nhiều phụ huynh không biết xoay sở ra sao để vừa chăm con nghỉ học, vừa đi làm.
Trước tình hình đó, một số phụ huynh sử dụng công nghệ để giải quyết bài toán này. Megumi Takahashi (37 tuổi ở Funabashi, tỉnh Chiba, Nhật Bản) cho biết cô đã nhờ hàng xóm, chị Ayako Sugiyama, 32 tuổi, chăm sóc con trai 4 tuổi của mình vài lần trong tháng, thông qua ứng dụng điện thoại thông minh.
“Nó giúp tôi rất nhiều trong thời điểm nhà trẻ đóng cửa”, Takahashi chia sẻ với Mainichi.
Ứng dụng “Kosodate Share” kết nối các phụ huynh tại Nhật Bản có nhu cầu chăm con hộ. Ảnh: Mainichi.
Ứng dụng mà chị Takahashi nói đến là “Kosodate Share”. Đây là nền tảng cho phép các thành viên đã quen biết nhau kết nối để tìm người trông trẻ giúp. Những người này còn giúp đỡ nhau đón con, trao đổi đồ chơi, quần áo.
Chi phí cho mỗi yêu cầu khoảng 500 yên/giờ (tương đương 5 USD). Số tiền này trả thẳng cho người nhận trông, đón con hộ. Nhóm phát triển ứng dụng AsMama Inc. không thu bất kỳ khoản phí nào của thành viên. Họ còn cung cấp bảo hiểm thương tích cho trẻ.
Những người không có bạn bè hay quen trên Kosodate Share, nhà sản xuất phần mềm gửi nhân viên đã được đào tạo của họ tới nhận nhiệm vụ. Hiện, ứng dụng này có khoảng 73.000 thành viên. Số lượng người đăng ký mới tăng gấp 10 lần mỗi ngày do nhu cầu của phụ huynh trong thời điểm trường học trên cả nước đóng cửa từ đầu tháng 3.
Cùng đó, một ứng dụng khác là “Taskaji” cung cấp đầu bếp nấu cơm tại nhà cho những gia đình không có đủ thời gian. Người dùng thường trả khoảng 1.500 yên đến 2.990 yên/giờ, tùy thuộc kinh nghiệm và kỹ năng của đầu bếp.
Anju Ishiyama, 30 tuổi, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh tế Nhật Bản, cho biết các nền tảng như vậy cũng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai và người sống ở khu vực bị tàn phá. Thời điểm này, nó được ưa chuộng để giúp đỡ các hộ gia đình, phụ huynh trong mùa dịch Covid-19.
“Chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng các dịch vụ như một cơ sở hạ tầng mới để kết nối người có nhu cầu và người sẵn sàng giúp đỡ”, Ishiyama nói.
Bác thông tin Hà Nội phong tỏa cả thành phố vì dịch Covid-19
Khẳng định thông tin Hà Nội phải phong tỏa cả thành phố là không chính xác, lãnh đạo Sở TT&TT Hà Nội cho biết đang xác minh người tung tin thất thiệt này.
Tối 19/3, Phó giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương cho biết lãnh đạo sở đã nắm được việc một số tài khoản mạng xã hội chia sẻ các thông tin cho rằng Hà Nội sắp phong tỏa toàn thành phố vì dịch Covid-19. Bà Hương khẳng định đây là thông tin không chính xác.
"Hiện Hà Nội đang thực hiện rất tốt các biện pháp cách ly theo khu vực, tuyến phố đối với các ca đã xác định dương tính. Trường hợp phải cách ly rộng nhất là khu phố Trúc Bạch do khu vực này có một số ca lây nhiễm chéo.
Thành phố vẫn chưa có bất cứ kế hoạch hay đề xuất gì về việc phong tỏa thành phố. Đây hoàn toàn là thông tin bịa đặt", bà Hương nhấn mạnh.
Hà Nội từng phong tỏa một phần phố Trúc Bạch sau khi nơi đây có một số ca lây nhiễm chéo. Ảnh: Duy Hiệu.
Phó giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cho biết nếu có quyết định cách ly, hay phong tỏa thành phố phải có căn cứ vào số lượng ca bệnh, điều kiện lây nhiễm và phải được cấp có thẩm quyền quyết định. Người dân tuyệt đối không nên tin vào những lời đồn thổi mà hoang mang, lo sợ.
Bà đề nghị các cơ quan truyền thông, báo chí sớm có tin, bài phản bác những tin đồn vô căn cứ, bịa đặt, ổn định tinh thần cho người dân và nhấn mạnh những thông tin này là "vô cùng độc hại".
Trước đó, từ chiều 19/3, một số người dùng mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng số ca dương tính Covid-19 ở Hà Nội tăng đột biến khiến chính quyền thành phố buộc phải phong tỏa để hạn chế lây nhiễm. Thông tin trên khiến dư luận xôn xao. Cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh người chia sẻ thông tin thất thiệt này.
Đến 20h ngày 19/3, Việt Nam ghi nhận 76 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 16 ca đã hồi phục và được xuất viện.
Hà Nội hiện là địa phương có nhiều người nhiễm Covid-19 nhất với 20 trường hợp, toàn bộ đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Video: TP.HCM cách ly 1.000 dân ở chung cư Hòa Bình. (Nguồn: VTC Now)
(Nguồn: Zing News)
Theo vtc.vn
Hà Nội sẽ sử dụng ký túc xá, trường học và bệnh viện cũ làm nơi cách ly tập trung nếu số lượng người Việt hồi hương quá lớn Mỗi ngày Hà Nội đón tiếp từ 600 - 800 người Việt từ vùng dịch trở về, ngày cao điểm lên đến 1.000 người. Tổng số người về nước có thể lên đến 10.000 người vào những ngày tới. Trong cuộc họp vào tối qua (18/03), Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã thông báo nhiều thông tin quan trọng về tình hình dịch...