Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý nhân sự thời 4.0
Theo một báo cáo của IDC năm ngoái, khoảng 65% doanh nghiệp toàn cầu đã bắt đầu ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) dưới các hình thức như chatbot ( robot nói chuyện) hoặc nhân viên ảo, để hộ trợ công việc hàng ngày.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hảo, Giám đốc kênh đối tác chiến lược, IBM chia sẻ, 3 trong số 4 doanh nghiệp tham gia khảo sát của IBM được thực hiện tháng 10/2019 khẳng định đã từng bước hoặc chuẩn bị ứng dụng công nghệ AI. Một trong những lí do của việc ứng dụng AI trở nên phổ biến hơn đó là khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp dịch vụ, bằng cách xây dựng những kỹ năng phù hợp, tham chiếu từ những nguồn dữ liệu đáng tin cậy và có sự bảo mật nhất quán với công nghệ AI.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý nhân sự thời 4.0. Ảnh minh họa
AI trong ngành nhân sự – mới mà không mới
Trong quá trình tiến tới cách mạng 4.0, nơi mọi thứ được định hình bởi các phân tích dữ liệu lớn (big data), AI và Internet vạn vật (IoT), sự kết hợp giữa AI và các công nghệ liên quan sẽ biến đổi công việc và lực lượng lao động trong nước. AI đang chứng minh giá trị cho ngành nhân sự, nhằm giúp đưa ra quyết định và những trải nghiệm tốt hơn.
Việc triển khai AI trong ngành nhân sự có thể được thực hiện thông qua toàn bộ quá trình làm việc tại một doanh nghiệp của nhân viên. AI cũng có thể áp dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực nhân sự, từ thu hút ứng viên, tuyển dụng và học tập bồi dưỡng đến quản lý nghề nghiệp và hỗ trợ nhân sự.
Các giải pháp AI có thế giúp phòng nhân sự phân bổ nhân lực cho các bộ phận của doanh nghiệp một cách chu đáo với những dữ liệu hỗ trợ từ chiến lược kinh doanh và ngân sách nhân sự của từng bộ phận. Ngoài ra, AI cũng có thể được sử dụng để phân tích, nhận định và từ đóđưa ra các giải pháp phát triển kỹ năng mới, nâng cao kinh nghiệm của nhân viên…
AI có thể giúp chỉ ra các thách thức cấp bách trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cho phép nhân sự có những hiểu biết và điều chỉnh phù hợp. Hơn thế nữa, AI cũng sẽ giúp tăng cường sự gắn kết của nhân viên, cũng như hỗ trợ việc đưa ra quyết định hiệu quả hơn cho cả nhân viên và nhà quản lý.
Ứng dụng AI vào vòng đời nhân sự
Các nhà lãnh đạo và quản lý nhân sự hoàn toàn có thể tận dụng AI để tăng cường việc ra quyết định và tương tác với nhân viên. Thời đại của quyết định trực quan dựa trên giác quan thứ sáu đã biến mất. Quyết định dựa trên dữ liệu đang trở thành tiêu chuẩn.
IBM bắt đầu hành trình chuyển đổi nhân sự vào năm 2011 để thúc đẩy sự tham gia của nhân viên và cải thiện hiệu quả tổng thể. Kết hợp AI đã mang lại hơn 100 triệu đô la lợi ích ròng trong năm ngoái. AI được ứng dụng vào vòng đời nhân sự của tập đoàn này và trong từng bước trải nghiệm của nhân viên từ thu hút tài năng, tuyển dụng, vận hành, gắn kết, giữ chân nhân tài, phát triển và tăng cường học hỏi.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, IBM đã sử dụng AI để phân loại đơn xin việc, nâng cao trải nghiệm của nhân viên mới, tái thiết kế các chương trình dạy và học nội bộ nhằm cá nhân hóa theo nhu cầu phát triển nghề nghiệp của từng nhân viên, cải thiện hiệu suất và các chế độ lương thưởng.Nếu trước đây công nghệ được sử dụng để giúp tuyển dụng nhân sự nhanh hơn qua Internet, thì ngày nay, với AI, các doanh nghiệp có thể tuyển dụng đúng người cho đúng công việc bằng cách đánh giá kỹ năng phù hợp với vai trò.
Robot ở khắp mọi nơi
Các quy trình tuyển dụng trực tuyến được thực hiện nhanh hơn và được cá nhân hóa bằng cách sử dụng các chatbot tích hợp với AI (và chatbot cũng trở nên thông minh hơn trong và sau mọi tương tác). Theo Viện nghiên cứu nhân sự của IBM (IBM Smarter Workforce Research Institute), bước nộp đơn sau khi tìm hiểu yêu cầu công việc đã hiệu quả hơn 36% so với trước đây (chỉ có 12%) khi đăng tuyển dụng trên một trang web truyền thống.
AI cũng được sử dụng để tạo ra trải nghiệm liền mạch cho nhân viên mới, giúp họ nhanh chóng và dễ dàng hòa nhập vào vai trò của mình và vào tổ chức. Kể từ ngày làm việc đầu tiên, nhân viên mới có thể truy cập chatbot 24/7 để yêu cầu giúp đỡ. Chatbot là một trong những “nhân viên ảo” bận rộn nhất tại IBM, có nhiệm vụ trả lời trung bình 700 câu hỏi mỗi ngày của nhân viên trên toàn cầu.
Kể từ năm 2016, các chatbot đã được ứng dụng đồng đều trên các chức năng nhân sự. Các chatbot được nhúng vào bảng lương, kế hoạch khen thưởng, quản lý hiệu suất, lập kế hoạch di chuyển và báo cáo công tác phí. Vào năm 2019, tất cả 28 chatbot nhân sự đã được hợp nhất thành AskHR.
AskHR cung cấp cho 350.000 nhân viên của IBM trên toàn thế giới một trợ lý thông minh để giúp họ giải quyết tất cả các yêu cầu liên quan đến nhân sự, tiết kiệm thời gian và tạo ra trải nghiệm tổng thể tốt hơn. Năm ngoái, AskHR đã nhận được hơn 900.000 yêu cầu từ nhân viên.
Liên tục tương tác, đào tạo và nâng cao trải nghiệm
Tại IBM, AI được ứng dụng để thay đổi cách thứcdạy và học nội bộ bằng cách tạo ra một nền tảng học tập kỹ thuật số được cá nhân hóa dựa trên nền tảng AI có tên là Your Learning. Hàng trăm ngàn nội dung giáo dục đa dạng liên quan tới mọi khía cạnh của công việc và công nghệ. Các gợi ý về các khóa học cho từng nhân viên được đưa ra dựa trên các hoạt động liên quan, lịch sử người học, vai trò công việc và các yếu tố khác.
Điều này thực sự hữu ích khi AI ghi nhớ nền tảng học tập đã hoàn thành của mỗi cá nhân,nhằm mục đích kiểm tra chéo với các kỹ năng cần thiết trong công việc của nhân viên, từ đó đề xuất các khóa học thiết yếu cho nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng của họ. Kết quả là 8 trong số trung bình 10 nhân viên của IBM được cung cấp các kiến thức và kỹ năng tốt hơn so với chỉ 3 trong số 10 nhân viên trong quãng thời gian 5 năm về trước.
Hành trình chuyển đổi số nói chung tại Việt Nam vẫn đang được tiến hành tại mọi cấp với yêu cầu từ chính nội tại mỗi doanh nghiệp, cụ thể là bộ phận nhân sự cần có những bước tiếp cận và giải quyết công việc lấy nhân viên làm trọng tâm, từ đó tối ưu hóa kết quả kinh doanh và những cách thức làm việc mới. Quan trọng hơn,kinh nghiệm của nhân viên cần được đặt làm trung tâm của mọi việc phát triển doanh nghiệp, và việc ra quyết định cần được thực hiện với sự hỗ trợ của công nghệ thông minh.
Linh Vũ
Công nghệ - chìa khóa ngăn chặn đại dịch
Các ứng dụng trên smartphone, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đều chứng minh hiệu quả trong phòng ngừa dịch bệnh.
Cuộc chiến chống đại dịch đòi hỏi phản ứng quyết liệt từ các nhà lãnh đạo và quan chức y tế. Từ Vũ Hán, Covid-19 đã nhanh chóng lan ra toàn cầu, khiến nhiều quốc gia phải phong tỏa và áp dụng lệnh giới nghiêm. Bên cạnh giúp giãn cách xã hội, công nghệ được đánh giá là yếu tố thúc đẩy quá trình phục hồi.
"Công nghệ kết nối mà chúng ta có ngày nay là vũ khí để chống lại đại dịch", Alain Labrique, Giám đốc sáng kiến toàn cầu của Đại học Johns Hopkins, nhận xét. "Chúng cũng là công cụ quan trọng để đảm bảo dịch bệnh tiếp theo không có cơ hội trở thành đại dịch".
Các bác sĩ khuyến cáo, người có triệu chứng như sốt cao, ho khan và khó thở nên đến xét nghiệm tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, Tiến sĩ Jonathan Wiesen, nhà sáng lập MediOrbis, cho rằng mô hình khám bệnh truyền thống "đầy rẫy khả năng phơi nhiễm".
"Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại chỗ hiện nay là mô hình mà tất cả những người nghi nhiễm Covid-19 đều có khả năng truyền bệnh", ông nói. Thay vào đó, người dân có thể liên lạc với bác sĩ từ xa và mô tả triệu chứng, mà không cần tiếp xúc với người khác.
Biện pháp kiểm dịch qua smartphone đã được nhiều quốc gia áp dụng.
Tại Singapore, hơn một triệu người và 20% bác sĩ tham gia nền tảng khám bệnh từ xa MaNaDr, do Tiến sĩ Siaw Tung Yen phát triển. Khi Covid-19 bùng phát, các bác sĩ trên MaNaDr sàng lọc bệnh nhân và khuyên họ ở nhà nếu chưa cần sự chăm sóc đặc biệt. Sau đó, những người có triệu chứng phải báo cáo tình trạng sức khỏe từ xa trên ứng dụng mỗi tối. Nếu xác định nhiễm bệnh, bác sĩ lập tức yêu cầu xe cứu thương đưa họ đến bệnh viện.
Theo Tiến sĩ Tung Yen, mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà giúp mọi người thoải mái hơn trong quá trình theo dõi, tránh gây ra tình trạng quá tải ở bệnh viện, căng thẳng cho đội ngũ y tế và hạn chế khả năng lây nhiễm chéo. "Ứng dụng này cho phép chúng tôi chăm sóc, theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh nhân từ xa", ông nói.
Tại Mỹ, các thiết bị và dịch vụ tại nhà cho phép người bệnh đo hàng loạt chỉ số sức khỏe như thân nhiệt, huyết áp, lượng đường trong máu và lưu trữ kết quả lên đám mây. Qua đó, các bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bất thường.
Mô hình chăm sóc sức khỏe từ xa cũng đóng vai trò như một công cụ truyền thông để hàng trăm nghìn người trong một khu vực có thể nhận được những lời khuyên về rủi ro trong cộng đồng và cách tốt nhất bảo vệ bản thân, giúp trấn an tâm lý bệnh nhân và giảm thiểu tình trạng hoảng loạn ở các bệnh viện.
Ngoài ra, dữ liệu mà dịch vụ từ xa thu thập có thể được phân tích để dự báo về diễn biến tiếp theo của dịch bệnh. Các trung tâm tư vấn sức khỏe qua điện thoại của công ty Kaiser Permanente đang đóng vai trò như hệ thống cảnh báo về sự gia tăng nhu cầu chăm sóc y tế. Tiến sĩ Stephen Parodi, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Kaiser Permanente cho biết, công ty dựa trên cảm hứng từ một dự án của Google vài năm trước, khi phát triển thuật toán thống kê người bị cảm cúm qua từ khóa tìm kiếm "flu".
Kaiser Permanente bắt đầu theo dõi các cuộc gọi liên quan đến Covid-19 của 4,5 triệu người ở California từ tháng 2. "Số lượng cuộc gọi liên quan triệu chứng Covid-19 tăng từ 200 lên 3.500 mỗi ngày - dấu hiệu cho thấy dịch bệnh bắt đầu lan rộng trong cộng đồng", Parodi nói.
Dựa trên thống kê số cuộc gọi, hệ thống bệnh viện của Kaiser Permanente cân nhắc hoãn một số ca phẫu thuật tùy theo hoàn cảnh địa phương, một phần nhằm đảm bảo đủ máy thở và thiết bị cần thiết để điều trị bệnh nhân Covid-19. Các bác sĩ cũng lùi lịch chụp X-quang tuyến vú định kỳ, xét nghiệm sàng lọc ung thư và chuyển phần lớn cuộc hẹn trực tiếp sang khám bệnh từ xa.
Tạp chí Time nhận định, đại dịch có thể coi là cuộc thử lửa cuối cùng mà công nghệ trực tuyến cần chứng minh giá trị. Dù khái niệm khám bệnh từ xa đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, bảo hiểm sức khỏe Medicare gần đây mới hoàn tiền khám từ xa tương đương khám tại chỗ. Đồng thời, một số bang bắt đầu nới lỏng quy định cho phép bác sĩ điều trị từ xa cho bệnh nhân ở khu vực khác.
Tiến sĩ Wiesen của MediOrbis nhận xét: "Đại dịch lần này là lời kêu gọi dành cho Mỹ và cả thế giới về tầm quan trọng của công nghệ khám bệnh từ xa". Trong khi đó, Tiến sĩ Parodi dự đoán: "Covid-19 sẽ mang đến sự thay đổi cơ bản trong cách chúng ta hành nghề y và mô hình hoạt động của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Sau đại dịch, khám bệnh từ xa sẽ phổ biến hơn".
Những phát minh công nghệ chưa áp dụng rộng rãi cũng có thể là chìa khóa ngăn chặn Covid-19 và dịch bệnh khác bùng phát trong tương lai. Việc phân tích các dữ liệu sức khỏe, gồm hồ sơ bệnh nhân hoặc lịch sử mua thuốc không kê đơn, cung cấp manh mối quý giá để kiểm soát sự lây lan. Bên cạnh đó, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ứng dụng theo dõi sức khỏe trên smartphone giúp nhà nghiên cứu nắm rõ xu hướng tăng thân nhiệt của từng người và cảnh báo về ca nhiễm mới.
Công nghệ khám bệnh từ xa giảm nguy cơ lây nhiễm cho cả bệnh nhân và bác sĩ.
Biện pháp theo dõi dữ liệu vị trí smartphone vốn gây tranh cãi cũng trở nên hợp lý vì giúp các nhà chức trách phát hiện sớm bệnh nhân Covid-19. Ví dụ, Hàn Quốc xác định những người tiếp xúc với thành viên của nhà thờ Grace River ở Seoul, ổ dịch mới nhất tại nước này, bằng cách định vị smartphone.
Smartphone đặc biệt quan trọng trong công tác kiểm dịch ở các quốc gia có cơ sở hạ tầng công nghệ kém phát triển. The Labrique của Đại học John Hopkins, Bangladesh đã bổ sung bộ câu hỏi về triệu chứng Covid-19 trong một ứng dụng được tạo ra với mục đích ban đầu là hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường.
Tất cả dữ liệu thời gian thực như ảnh chụp nhanh về nơi dịch bệnh bùng phát giúp đẩy nhanh quá trình tìm kiếm bệnh nhân tiềm năng. Tuy nhiên, để kiểm soát hoàn toàn sự lây lan, hệ thống y tế cần trợ giúp từ trí tuệ nhân tạo. Ví dụ, AI có thể phân tích tình hình bệnh nhân Covid-19 và đề xuất phương án điều trị tốt nhất.
Jvion đang sử dụng AI nghiên cứu dữ liệu gồm lịch sử y tế, lối sống và yếu tố khác như nơi ở và làm việc của 30 triệu bệnh nhân để phát hiện trường hợp có nguy cơ cao nhiễm Covid-19. Công ty cũng hợp tác với một số hệ thống bệnh viện lớn tại Mỹ nhằm thiết lập danh sách người nghi nhiễm và chia sẻ thông tin cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).
Tuy nhiên, thông tin về sức khỏe vốn có tính chất nhạy cảm nên hiệu quả của biện pháp sử dụng AI kiểm soát ổ dịch phụ thuộc vào khả năng bảo mật dữ liệu. Chỉ khi mọi người yên tâm về quyền riêng tư, hệ thống mới có dữ liệu chất lượng cao để đưa ra dự báo chính xác dựa trên thuật toán.
Việt Anh
WHO ra mắt chatbot chống tin giả trên WhatsApp Theo nhật báo Le Temps ngày 29/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã ra mắt phần mềm chatbot bằng tiếng Pháp sử dụng trên nền tảng ứng dụng tin nhắn WhatsApp để trả lời các câu hỏi về đại dịch COVID-19. Biểu tượng ứng dụng WhatsApp. Ảnh: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN thường trú tại Brussels cho biết chatbot của...