Ứng dụng tính chu kỳ của thời gian vào nghiên cứu đặc điểm thế hệ và lứa tuổi
Theo quan niệm triết học, thời gian là tuyến tính, như đường thẳng một chiều, đi từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai.
Song, kể cả các truyền thuyết cổ xưa và ngay cả các nghiên cứu khoa học gần đây lại cho thấy thời gian mang tính chu kỳ, như những vòng tuần hoàn của sự biến đổi. Hiểu rõ tính chu kỳ ấy cũng là một cách tiếp cận, góp phần vào việc nghiên cứu đặc điểm thế hệ và lứa tuổi.
Biểu hiện cơ bản về chu kỳ thời gian
Thời gian là tuyến tính hay chu kỳ? Câu trả lời thường sẽ là tuyến tính. Nhưng, từ một góc độ tiếp cận khác, lại cho thấy thời gian mang tính chu kỳ.
Có ba biểu hiện cơ bản về tính chu kỳ của thời gian:
Thứ nhất, tính chu kỳ của lịch sử. Nhiều nền văn minh xa xưa từng đưa ra ý niệm giống nhau về tính quy luật theo mùa của lịch sử, dựa trên quan sát cảm tính của mình. Họ nhìn thấy xung quanh là những chu kỳ, từ lớn đến nhỏ, từ bầu trời đến mặt đất, từ núi rừng đến biển khơi, từ con người đến muôn loài.
Các lễ hội văn hóa ở châu Á, trong đó có Việt Nam, đều được tổ chức theo chu kỳ, đặc biệt là chu kỳ Mặt trăng. Chúng đi theo vòng quay của mùa: xuân, hạ, thu, đông. Người ta nhận thức sự biến đổi của thế giới, của đời người như một vòng tròn bất tận: sinh sôi, trưởng thành, hủy diệt, lại sinh sôi. Tư tưởng Trung Hoa cổ đại cũng nói về sự lặp lại của thời gian trong thuyết Âm dương Ngũ hành, trong Dịch, với sự thiên biến vạn hóa của muôn sự muôn vật tuần hoàn liên tục theo thời gian.
Ở Ấn Độ cổ đại, người theo Hindu và Jaina mô tả thời gian như một yantra (vòng tròn) hoặc chakra (cái đĩa); người theo Phật giáo gọi là mandala (bánh xe pháp luân). Lịch của người Maya theo vòng tròn, còn người bản địa Bắc Mỹ thì coi mỗi năm là một vòng đai linh thiêng.
Các triết gia Hy Lạp cổ đại như Plato, Aristotle, Pythagoras cho rằng con người sống trong những khoảng thời gian quay trở lại một lần nữa, gần giống nhau. Joseph Needham (1988) bình luận, “Đối với thời kỳ Hy Lạp-Ấn Độ… thời gian là có tính chu kỳ và vĩnh cửu”(1).
Khoảng thế kỷ 9 TCN, người Etrusca (ở Etruria, nay thuộc Ý) đã sáng tạo ra một thuyết, mà sau này vào thời La Mã được gọi là saeculum, hàm ý về sự luân phiên của các biến cố lịch sử. Sáu saeculum đầu tiên của họ, mỗi saeculum kéo dài trung bình một thế kỷ. Một thiên niên kỷ sau ở châu Âu, các học giả thời Phục Hưng đã tái sinh saeculum dưới cái tên sìecle (tiếng Pháp: thế kỷ, hay thời đại).
Sau này, giới khoa học thế giới ngày càng quan tâm đến tính chu kỳ này, và đã xây dựng thành một hệ lý thuyết. Đáng chú ý nhất là các nghiên cứu của Arnold J. Toynbee (1934-1961): A Study of History; Daniel J. Levinson (1978): The Seasons of a Man’s Life; Anthony Esler (1982): Generations in History: An Introduction to the Concept; Arthur M. Schlesinger Jr. (1986): The Cycles of American History; William Strauss và Neil Howe (1991): Generations: A History of America’s Future, 1584-2069… đều cho rằng lịch sử có tính chu kỳ, hay tính mùa, còn xã hội và con người là một vòng tròn lặp lại, với những biến đổi đa dạng, do đó có thể dự đoán được các bước ngoặt lịch sử cũng như thế hệ.
Thứ hai, tính chu kỳ của thế hệ. Tính chu kỳ của thời gian làm nên tính chu kỳ của thế hệ.Arnold Toynbee nhận xét: “thước đo thời gian sẵn có của nhân loại là độ dài trung bình của cuộc sống có ý thức của một cá nhân con người”(2).
Thế hệ là tập hợp của các cá nhân được sinh ra trong cùng một khoảng thời gian nhất định, có một tính cách tập thể chung. (Lưu ý là mỗi cá nhân trong cùng một thế hệ vẫn có những nét riêng, và giữa các thế hệ vẫn có sự đan xen.)
Anthony Esler (1982) nói: “trên thực tế, cách tiếp cận thế hệ có thể là một trong các cách tiếp cận lịch sử toàn diện”(3). Để nhận diện cá tính của một thế hệ, cần căn cứ vào ba thuộc tính: 1) Vị thế chung trong lịch sử, 2) Niềm tin và hành vi chung, và 3) Tư cách thành viên. Vị thế chung là nơi mà một thế hệ tìm thấy mình trên chuỗi thời gian bối cảnh của các xu hướng và sự kiện. Niềm tin và hành vi chung của một thế hệ cho thấy sự khác biệt giữa họ với những người sinh ra ở thời điểm khác. Tư cách thành viên cho họ một sự bình đẳng.
Các thế hệ trong lịch sử nối tiếp nhau, mỗi thế hệ bao gồm những người sinh ra trong khoảng thời gian 20 năm liên tục, chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử trong đó họ được nuôi dưỡng, lớn lên, trưởng thành, và dần rút lui. Điều đó làm nên tính chu kỳ của thế hệ như những vòng xoay bất tận của con người. Căn cứ theo đó, các học giả sẽ phân chia và đặt tên cho mỗi thế hệ, tương ứng với thời gian họ sinh ra và hoàn cảnh họ xuất hiện.
Thứ ba, tính chu kỳ của đời người. Xét về mặt sinh học, người ta dễ dàng thấy được bằng chứng hiển nhiên về những biến đổi trong vòng đời người: sinh ra, lớn lên, trưởng thành và già đi. Jared Diamond (1993) nhận xét: “Với bất cứ loài nào, cũng có thể mô tả đôi điều về thuật ngữ sinh học ‘vòng đời’ của nó”(4).
Xét về mặt xã hội, tính chu kỳ trong vòng đời người cũng hiển nhiên không kém. William Strauss và Neil Howe (1997) khẳng định: “Trong mọi chu kỳ mà nhân loại biết đến, một chu kỳ mà tất cả chúng ta biết rõ nhất chính là vòng đời con người“(5).
Khi nói tới vòng đời, người ta thường nói đến bốn giai đoạn biến đổi. Người Bắc Mỹ chia đời người thành bốn ngọn đồi, mỗi ngọn đồi tương ứng với một cơn gió và một mùa riêng; người Hindu thì coi đó là một hành trình qua bốn ashramas, tức là bốn giai đoạn phát triển của tâm linh; còn người La Mã cũng chia vòng đời thành bốn giai đoạn: pueritia (thơ ấu), iuventus (thanh niên), virilitas (trưởng thành), và senectus (tuổi già).
Mỗi giai đoạn của vòng đời còn được gọi là một mùa. “Mỗi mùa đều có vị trí cần thiết và có đóng góp riêng cho toàn bộ. Nó là một phần hữu cơ của toàn bộ vòng đời, kết nối và chứa đựng quá khứ lẫn tương lai trong đó”(6).
Ứng dụng thực tiễn
Từ những khái quát trên đây, có thể ứng dụng tính chu kỳ của thời gian vào việc nghiên cứu đặc điểm thế hệ và lứa tuổi, căn cứ vào tính chu kỳ của thời gian để phân chia thành các thế hệ với các đặc trưng khác nhau, từ đó, xác định đặc điểm của mỗi giai đoạn trong một đời người.
Video đang HOT
Một là, định hướng cho mỗi thế hệ. Các học giả quan tâm đến chủ đề thế hệ, đặc biệt là William Strauss và Neil Howe, cho rằng hiện nay mỗi chu kỳ của lịch sử đã ngắn hơn trước, còn khoảng 80 năm (so với trước đây, mỗi saeculum dài chừng một thế kỷ), tương ứng với bốn thế hệ, mỗi thế hệ trên dưới 20 năm. Theo họ, chu kỳ gần đây nhất, có bốn thế hệ sau:
1) Thế hệ Bùng nổ (1940-1959): sinh ra trong thời kỳ hậu chiến khi tỉ lệ sinh đẻ gia tăng. Họ mang trong mình nét tính cách nổi loạn thách thức các tiêu chuẩn xã hội đương thời, đề cao cái tôi cá nhân, sự sáng tạo phá cách. Ở Việt Nam, thế hệ này còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của thời bao cấp, cẩn trọng, e ngại, ít dám đột phá. Hiện tại, hầu hết họ đã nghỉ hưu, một số còn tiếp tục vai trò xã hội của mình.
2) Thế hệ X (1960-1979): sinh ra trong giai đoạn hoàn toàn phục hồi sau Thế chiến II. Họ có trình độ học vấn cao, có tính cách tự chủ, độc lập, tự tạo dựng sự nghiệp, hầu hết rất quan tâm đến tương lai con cái mình. Ở Việt Nam, Thế hệ X lớn lên trong chiến tranh, vì vậy họ rất độc lập, có bản lĩnh, can đảm. Hiện họ đã và đang tham gia giữ những trọng trách quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.
3) Thế hệ Y (1980-1999): sinh ra vào lúc kinh tế hưng thịnh. Họ có điều kiện thuận lợi để phát triển, được giáo dục và có sức khỏe tốt, quan tâm đến các vấn đề cộng đồng, có suy nghĩ và lối sống thực tế, sử dụng các thiết bị công nghệ và mạng xã hội. Ở Việt Nam, họ bắt đầu thể hiện rõ nét vai trò của mình, đặc biệt là trong các lĩnh vực đòi hỏi sự nhanh nhạy bắt kịp với xu thế đa dạng trong nước và thế giới như kinh doanh, khoa học công nghệ, tin học…
4) Thế hệ Z (2000-2019): sinh ra trong những năm gần đây. Là thế hệ của công nghệ thông tin, có khả năng tiếp cận nhanh và rộng, chịu ảnh hưởng của mạng xã hội do đó đa dạng hóa và thay đổi cách giao tiếp, gia tăng tính độc lập cá nhân, hướng ngoại. Ở Việt Nam, thế hệ này đa phần còn đang trong quá trình học tập và trưởng thành, đồng thời bắt đầu bộc lộ đặc trưng thế hệ của mình.
Theo đó, có thể thấy rằng, ba thế hệ sau (X, Y, Z) đang và sẽ đóng vai trò quan trọng, trong đó hai thế hệ đảm đương chu kỳ thời gian (X, Y), và một thế hệ sẽ khép lại chu kỳ ấy để mở ra một chu kỳ mới (Z). Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua thế hệ đầu tiên (Bùng nổ) với đặc điểm và vai trò riêng của mình. Việc xác định được đặc điểm và vai trò thế hệ này sẽ giúp định hướng được đúng đối tượng, đúng phương pháp cho mỗi thế hệ.
Trên cơ sở này, đối với mỗi thế hệ, trong hành động đòi hỏi phải biết quan tâm, thúc đẩy và ứng xử khác nhau, có kế hoạch hành động phù hợp, phát huy được ưu điểm và hạn chế nhược điểm, sử dụng con người phù hợp, thực hiện tốt các công việc, nhiệm vụ xã hội của mình.
Chẳng hạn, ở Việt Nam lấy mốc năm 2019, lứa đầu tiên của Thế hệ Z bắt đầu trưởng thành, họ học nghề, học đại học, và vì là lứa đầu tiên nên có sự pha trộn giữa các đặc điểm của Thế hệ Y (đang nổi trội) với Thế hệ Z của mình (mới xuất hiện), do vậy sẽ rất đặc sắc và phức tạp: điều kiện thuận lợi, tính thực tế cao, xã hội hóa rộng, sáng tạo (có thể đến mức kỳ dị), quan tâm lợi ích cá nhân, coi trọng vật chất, ưa thích ứng dụng công nghệ, năng động nhưng “cứng đầu”, tự tin bản thân với khát vọng lớn lao, chi tiêu vượt trội. Vì vậy, đối với thế hệ này đòi hỏi tiếp cận phải linh hoạt, đổi mới, hiện đại, phát huy vai trò của công nghệ, có tính hướng đích cụ thể rõ ràng.
Hai là, định hướng cho mỗi lứa tuổi. Việc hiểu được tính chu kỳ của đời người thể hiện qua bốn giai đoạn cũng sẽ giúp cho việc xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp với mỗi giai đoạn (hay lứa tuổi). Theo cách phân chia phổ biến, bốn giai đoạn ấy bao gồm:
1) Thời niên thiếu (0-20 tuổi): sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng, học tập, tiếp thu các giá trị và truyền thống.
2) Thời thanh niên (21-41 tuổi): trưởng thành, khởi nghiệp, lập gia đình, đóng vai trò xã hội mạnh mẽ đầy sinh lực.
3) Thời trung niên (42-60 tuổi): nắm quyền quản lý hoặc là chuyên gia, phát huy tối đa vai trò xã hội, định hướng và chuyển giao các giá trị.
4) Thời lão niên (61 trở đi): một số ít còn làm việc, đa số lui vào hậu trường, đóng vai trò cố vấn, và chuyển dần sang trạng thái phụ thuộc.
(Một số ý kiến cho rằng còn có thời lão niên kéo dài, sau tuổi 84, trong bối cảnh tuổi thọ đang tăng lên.)
Mỗi giai đoạn của đời người có đặc điểm riêng, nên đây sẽ là căn cứ để xác định trọng tâm tiếp cận: ở giai đoạn thứ nhất (thời niên thiếu), cần tập trung phát triển toàn diện từ tri thức, nhân cách đến thể chất, rèn luyện kỹ năng, phương pháp; ở giai đoạn thứ hai (thời thanh niên), chú trọng giáo dục nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách, hình thành khả năng tự học suốt đời; ở giai đoạn thứ ba (thời trung niên), tiếp tục việc tự học, kết hợp với các khóa huấn luyện chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức; ở giai đoạn thứ tư (thời lão niên), quan tâm nhiều hơn đến cách giữ gìn sức khỏe, cách tạo lập một cuộc sống cân bằng giữa vật chất và tinh thần, tiếp tục đóng góp kinh nghiệm và hiểu biết của mình cho xã hội, gia đình.
Đối với bản thân mỗi thế hệ hiện tại, đòi hỏi phải biết kế thừa và đổi mới như một sự nối tiếp thế hệ để phát triển. Việc hiểu rõ tính quy luật của chu kỳ thế hệ và chu kỳ vòng đời sẽ giúp mỗi thế hệ vận dụng được nó một cách phù hợp: biết kế thừa thế hệ trước, phát huy sức mạnh của thế hệ mình; tích cực học tập và rèn luyện ở giai đoạn thứ nhất, nỗ lực làm việc ở giai đoạn thứ hai và thứ ba, và chuyển giao dần ở giai đoạn thứ tư./.
(1) Needham, Joseph (1965): Time and Eastern Man, Royal Anthropological Institute of Great Britain & Ireland, p.23.
(2) Toynbee, Arnold (1934-1961): A Study of History, Vol VIII (1954): Heroic Ages; Contacts between Civilizations in Space (Encounters between Contemporaries), Oxford University Press, p.319.
(3) Esler, Anthony (1982): Generations in History: An Introduction to the Concept, New York, p.152.
(4) Jared Diamond (1993): The Third Chimpanzee, Harper Perennial, New York, p.59.
(5) William Strauss and Neil Howe (1997): The Fourth Turning, Broadway Books, New York, p.16.
(6) Carl Gustav Jung (1933): “The Stages of Life”, New York, p.13.
Kinh nguyệt thế nào là bình thường
Chú ý tới đặc điểm và tần suất chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn phát hiện các triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe, bao gồm triệu chứng vô sinh.
Bạn nên biết về những đặc điểm của kinh nguyệt bình thường. Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và ở thời kỳ tiền mãn kinh thường có một chút thay đổi. Cũng nên nhớ rằng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đột nhiên thay đổi, nên nói chuyện với bác sĩ.
Bao nhiêu ngày là bình thường?
Người phụ nữ trung bình có kinh nguyệt trong vòng 3-5 ngày, nhưng kinh nguyệt kéo dài 2-7 ngày cũng có thể chấp nhận được.
Có kinh nguyệt quá 7 ngày cũng là bình thường nếu lượng máu kinh rất ít. Kinh nguyệt nhiều quá 7 ngày được cho là không bình thường.
Bao nhiêu máu là bình thường?
Mặc dù trông như bạn mất rất nhiều máu, thực tế người phụ nữ trung bình chỉ mất 2 thìa máu trong cả chu kỳ kinh của mình. 4-6 thìa cũng được cho là bình thường. Nếu bạn phải thay đổi băng vệ sinh vào lúc nửa đêm hoặc có một cục máu đông quá lớn (kích thước bằng một quả bóng golf hoặc lớn hơn) thì là không bình thường. Cục máu đông nhỏ có thể xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt được cho là bình thường.
Có lượng kinh nguyệt nhiều vào ngày đầu tiên của bạn là bình thường, nhưng không thể nhiều đến nỗi bạn phải thay đổi băng vệ sinh mỗi một giờ hoặc mỗi hai giờ. Nếu bạn thấy mình phải thay đổi băng vệ sinh mỗi giờ trong 2-3 giờ liên tục, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Độ dài chu kỳ bao lâu là bình thường?
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt trung bình - tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ đến khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo là 28 ngày. Có một quan niệm sai lầm rằng chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn 28 ngày là không bình thường, điều này không đúng sự thật. Một chu kỳ ngắn từ 21 ngày hoặc kéo dài đến 35 ngày được coi là bình thường.
Sự thay đổi nhỏ thời gian giữa các chu kỳ là bình thường
Sự thay đổi nhẹ độ dài giữa các chu kỳ là bình thường. Ví dụ, nếu chu kỳ tháng trước của bạn là 28 ngày và chu kỳ khác là 30 ngày, điều này nằm trong phạm vi bình thường.
Một sự thay đổi lớn trong thời gian giữa các chu kỳ là không bình thường. Ví dụ, nếu chu kỳ tháng trước của bạn là 21 ngày, nhưng tháng sau 35 ngày được coi là bất thường. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt thay đổi nhiều, nghĩa là nó bất thường.
Đôi khi do căng thẳng hay bệnh tật, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể bị trì hoãn. Bạn không cần phải lo lắng khi lỡ một chu kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn đã lỡ chu kỳ 60 ngày mà không mang thai, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
Dấu hiệu ở giữa chu kỳ?
Một số phụ nữ có những đốm máu nhạt trong quá trình rụng trứng ở khoảng giữa chu kỳ. Ngoài ra, đốm máu cũng có thể xuất hiện khoảng 7 ngày sau khi rụng trứng, là khoảng thời gian phôi thai bám vào tử cung. Không phải tất cả phụ nữ trải nghiệm những dấu hiệu này, nhưng nó được coi là bình thường.
Nếu bạn bị chảy máu nhiều giữa chu kỳ, hoặc các đốm máu xuất hiện trong suốt chu kỳ, điều đó sẽ được coi là không bình thường.
Triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt bao gồm :
- Thèm ăn
- Nhạy cảm về tình cảm hoặc thay đổi tâm trạng
- Cảm thấy bứt rứt khó chịu
- Co rút nhẹ (đặc biệt là những ngày trước khi chu kỳ và vài ngày đầu tiên của kỳ kinh)
- Đau đầu nhẹ
- Tăng mụn trứng cá
- Căng ngực
- Khó ngủ
- Đầy hơi
Nếu như thay đổi tâm trạng nhẹ là bình thường, thì trầm cảm nghiêm trọng hoặc trạng thái hưng cảm lại là triệu chứng không bình thường ở giai đoạn này. Chảy nước mắt là bình thường. Nhưng khóc suốt cả ngày mà không rõ lý do là không bình thường.
Đau đầu nhẹ là bình thường, nhưng bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu thường bị đau nửa đầu trước chu kỳ.
Thèm ăn là rất phổ biến, nhưng thèm những thứ không phải thực phẩm như đá, cát là không bình thường.
Co rút, đau bụng có phải là bình thường?
Đau quặn, đặc biệt là ngày hôm trước và ngày đầu chu kỳ, là bình thường.
Nếu bạn đau bụng đến mức phải nghỉ làm là không bình thường. Đau quặn ở những thời điểm không phải trong chu kỳ là không bình thường. Đau vùng chậu nghiêm trọng có thể là triệu chứng của viêm màng tử cung, bệnh viêm vùng chậu, hoặc một vấn đề bệnh lý cần chú ý.
Thế nào là một giai đoạn hoàng thể bình thường?
Giai đoạn hoàng thể là thời gian giữa rụng trứng và ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Nếu bạn theo dõi sự rụng trứng bằng cách sử dụng một biểu đồ nhiệt độ cơ thể cơ bản, hoặc với bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng, bạn có thể biết độ dài giai đoạn hoàng thể của mình.
Giai đoạn hoàng thể trung bình là 12 đến 14 ngày, nhưng 10-16 ngày cũng được coi là bình thường. Nếu theo dõi biểu đồ chu kỳ bạn nhận thấy giai đoạn hoàng thể của mình ít hơn 10 ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc mang thai, nên đề cập đến điều này với bác sĩ.
Mùi âm đạo là bình thường?
Chúng ta thường cho rằng, mùi âm đạo là một dấu hiệu của nhiễm trùng, nhưng trên thực tế, một số mùi hôi là bình thường. Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể nhận thấy một mùi hương giống như máu, cũng là bình thường. Một mùi hương nhẹ nhàng trong chu kỳ của bạn có thể được cho là bình thường.
Mùi cay nồng hay mùi rất tanh là không bình thường và có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn bị nhiễm trùng. Hãy nói chuyện với bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn đang bị ngứa, sốt, và các triệu chứng khác.
Đừng cố gắng che đậy mùi hương bằng chất khử mùi âm đạo. Một số bệnh nhiễm trùng âm đạo có thể ảnh hưởng đến mang thai. Hầu hết các chất khử mùi âm đạo có thể ảnh hưởng đến chất nhầy cổ tử cung (mà bạn cần có để mang thai).
Theo Quỳnh Trang - VnExpress
Viết tặng bản thân ở năm 70 tuổi... Đã 70 rồi mà vẫn sống dưới ánh nhìn của người khác, đời người như vậy có bi thương hay không? Tôi chính là tôi, bạn nghĩ tôi ra sao, nhìn tôi thế nào, tôi vẫn cứ là tôi! Vì vậy, không cần thiết là không cần thiết, đừng 'tham'. 1. Không tham Con người, lúc già rồi, vì sao phải "không tham"?...