Ứng dụng tích điểm đổi thưởng trên di động
Nhóm khởi nghiệp Posify (thuộc công ty MOG) vừa triển khai ứng dụng tích điểm đổi quà trên di động, qua đó tạo sự kết nối theo dạng chăm sóc khách hàng từ xa giữa cửa hàng và người dùng.
Tên ứng dụng là My Posify, cho phép người dùng tích điểm khi đến những cửa hàng quen thuộc và quy đổi số điểm đó thành những phần thưởng thú vị. Quá trình tích điểm sẽ được lưu trên di động nhờ đó người dùng sẽ không cảm thấy phiền toái như trước đây.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể quét mã QR trực tiếp từ điện thoại tại các cửa hàng yêu thích để nhận thông tin ưu đãi hoặc tích điểm thưởng một cách nhanh chóng.
Đối với phiên bản dành cho cửa hàng hoặc doanh nghiệp, người quản lý có thể nhanh chóng chia sẻ các thông tin khuyến mãi, kết nối với khách hàng từ xa và thông báo nhanh khi có những chương trình ưu đãi mới.
Hiện tại, người dùng và chủ cửa hàng có thể tải miễn phí ứng dụng My Posify trên kho ứng dụng Google Play (Android), iOS (App Store) hoặc truy cập vào địa chỉ https://posify.vn.
Thành Luân
Video đang HOT
Theo Thanhnien
8 cách để cải thiện thời lượng pin trên Android
Có những cách đơn giản để người dùng có thể kiểm tra và cải thiện thời lượng pin của smartphone, máy tính bảng dùng Android.
1. Đóng các ứng dụng không cần thiết: Người dùng vào Settings> Battery. Nếu thấy các phần mềm nào sử dụng lượng pin hơn mức cần thiết, bạn có thể đóng chúng bằng cách nhấn vào Buộc dừng. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra các báo cáo trên Internet về các ứng dụng tiêu hao nhiều pin nhất. Có thể chúng đang làm lượng pin của bạn tiêu hao nhanh hơn. Người dùng cũng có thể cài đặt các phần mềm quản lý pin trên chợ ứng dụng CH Play. GSAM Battery Monitor là một ứng dụng nổi bật trong số đó.
2. Thay pin mới: Pin có thể bị chai khi sử dụng trong một thời gian dài. Nếu người dùng tối ưu hoá tốt các ứng dụng nền và giữ độ sáng màn hình ở mức thấp, pin có thể sử dụng lâu hơn. Thay pin theo chu kỳ giúp điện thoại bạn hoạt động tốt hơn. Các nhà sản xuất thường nói rằng một viên pin có thể sử dụng tốt trong khoảng hơn 1.000 lần sạc. Nếu điện thoại có pin được gắn chặt vào má, người dùng có thể truy cập vào trang AndroidPIT sau đó gõ "remove [tên điện thoại] battery" vào thanh tìm kiếm, trang web sẽ hướng dẫn làm thế nào để lấy pin ra. Tuy nhiên người dùng nên làm điều này khi điện thoại đã hết hạn bảo hành.
4. Nâng cấp hoặc hạ cấp hệ điều hành mới: Cách này giúp người dùng có nhiều trải nghiệm tốt hơn về thị giác, nhưng càng lên cao, các hệ điều hành cần nhiều năng lượng hơn để duy trì các tính năng mới. Nếu hệ điều hành đang sử dụng hơn 25% pin thì thiết bị có vẻ đang có vấn đề. Giải pháp là hạ cấp hệ điều hành của thiết bị. Có rất nhiều cách để làm việc này, người dùng có thể truy cập vào trang AndroidPIT và tìm kiếm với từ khoá "downgrade [tên điện thoại]" hoặc tìm kiếm các hướng dẫn trên Internet.
3. Kiểm tra lại cục sạc: Nếu sau khi cắm sạc qua một đêm, người dùng cảm thấy pin sụt nhanh hơn, thì có thể pin đã bị chai, hoặc mua nhầm cục sạc dỏm. Hãy kiểm tra xem cục sạc có gây ra hiện tượng như vậy với một điện thoại khác, hoặc ngược lại điện thoại đó có bị như vậy với một dây cáp khác hay không. Nếu bộ sạc có vấn đề, hãy ngưng sử dụng nếu người dùng không muốn đối diện với nguy cơ cháy nổ điện thoại. Một bộ sạc chính hãng tuy mắc hơn nhưng người dùng sẽ không phải tốn quá nhiều tiền vào việc thay pin liên tục vì bị những cục sạc rớm làm chai, và sẽ an toàn hơn khi sử dụng.
5. Giảm thời gian màn hình chờ: Dĩ nhiên, màn hình là thứ gây hao điện nhất trong điện thoại. Vì vậy, hãy để thời gian chờ thấp phù hợp với mức độ sử dụng của mình.
6. Kiểm tra Google Play: Đây là một dịch vụ khác tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Thật không may, chúng ta không thể dừng dịch vụ này bởi vì nó là một tính năng Android rất quan trọng cho phép các ứng dụng liên kết với nhau. Tuy nhiên, người dùng có thể kiểm soát được dịch vụ này. Vào Settings> Applications> All> Google Play Services. Nhấn Clear cache, nó sẽ lọc lại dịch vụ Google Play và giảm thiểu tiêu tốn điện năng. Người dùng nên lặp lại việc này vào mỗi tháng. Tuy không thể dừng dịch vụ này bởi vì nó là một tính năng Android rất quan trọng cho phép các ứng dụng liên kết với nhau.
7. Hạn chế widget trên màn hình: Widget là kẻ giết pin máu lạnh, không thương xót. Người dùng có thể nghĩ rằng một vài tin tức và ứng dụng thời tiết thì chẳng đáng là bao cả. Thật sai lầm, khi người dùng bắt đầu thêm vào nhiều widget, chúng sẽ bắt pin làm việc nhiều hơn. Hãy giảm bớt số lượng widget và các ứng dụng chạy ngầm để tăng thời lượng sử dụng pin. Nhiều ứng dụng sẽ nhắc người dùng thiết lập tần suất cập nhật trong lần đầu tiên cài đặt. Tuy nhiên, một số ứng dụng không có chức năng nhắc nhở và người dùng phải lần mò để cài đặt lại chúng.
8. Chế độ tự động sáng: Nhiều người hay thiết lập chế độ auto-brightness cho thiết bị của mình. Thực tế, cảm biến của điện thoại không biết được ai đang sử dụng nó, tuổi tác, thị lực của họ ra sao, mỗi người sẽ thích hợp với một độ sáng khác nhau khi ở cùng 1 môi trường. Quá trình cảm biến và xử lý độ sáng rất phức tạp và ngốn nhiều pin không kém Google Play.
Đăng Khoa
Theo Zing
Smartphone chạy Android 4.1 hoặc cũ hơn dễ nhiễm mã độc Hai loại mã độc tự kích hoạt gửi tin nhắn đến bất kỳ số điện thoại nào có thể lây lan khi người dùng truy cập một số trang web lạ. Người dùng smartphone chạy Android 4.1.x trở về trước dễ dính mã độc. Theo nghiên cứu của Kaspersky, một mã code gây hại đang lây lan trên nhiều trang web có thể...