Ứng dụng thông minh “thiểu năng trí tuệ”
Mấy hôm rồi thấy báo in, điện tử, truyền hình ca ngợi rần rần việc hàng loạt đơn vị ở TP.HCM đưa các ứng dụng thông minh vào bộ máy hành chính để giúp dân… đỡ mệt. Nghe qua, thấy cũng mừng, bởi có hàng loạt việc chỉ cần nằm nhà gác chân “ngắm” điện thoại thông minh cũng biết và giải quyết được tất. Ấy vậy mà có trải nghiệm mới thấy “đau” và hụt hẫng.
Đầu tiên là chuyện quận Bình Thạnh cho rằng từ nay địa phương này sẽ “xử đẹp” người chiếm vỉa hè trong tích tắc bằng ứng dụng Bình Thạnh trực tuyến. Bây giờ người dân Bình Thạnh mỗi khi nhắc đến ứng dụng này lại nở nụ cười… mỉm, vì vỉa hè Bình Thạnh đang bị đánh chiếm tràn lan, dân bức xúc điện thoại, gửi tin lên ứng dụng thông minh nhiều nhưng xử chẳng bao nhiêu.
Đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè, nước ngập mênh mông từ 17 giờ 30 phút nhưng ứng dụng chống ngập thông minh cập nhật rất trễ, lúc đã hết ngập.
Kế đến là chuyện sở Giao thông vận tải ra mắt ứng dụng chống kẹt xe tương đối hiệu quả, công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM – cũng tung ra ứng dụng cung cấp các điểm ngập nước và tình hình triều cường. Tuy nhiên, ứng dụng vốn có khoảng 10.000 lượt tải xuống này lại gây ra sự bực tức cho người dân hơn là tiện lợi.
Cụ thể, trong đợt triều cường đỉnh điểm mới đây, đường Nguyễn Văn Linh, đoạn giáp quận 8, quốc lộ 50, đoạn qua huyện Bình Chánh và nhiều điểm khác bị ngập, nhưng ứng dụng vẫn không thông báo. Hay đi ngang đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè, chứng kiến cảnh nước ngập mênh mông từ 17 giờ 30 phút, nhưng lên ứng dụng chống ngập thông minh này chẳng thấy báo, nhiều người khi thoát khỏi điểm ngập về nhà tắm rửa, cơm nước xong mới thấy ứng dụng cập nhật.
Hay nhất là chuyện lý giải về sự chậm trễ của ứng dụng này, một quản trị viên nói là do hiện tại dữ liệu ngập chưa được tự động hoá, mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhân viên trực vận hành. Ứng dụng vẫn phụ thuộc vào nhân viên trực mưa, trực hệ thống…, như vậy thì thông minh nỗi gì?
Chạy đua làm ứng dụng thông minh, ngày 30.11.2017, sở Quy hoạch – kiến trúc TP.HCM cũng công bố ứng dụng thông minh “Thông tin quy hoạch”. Thử nhấp vào mục tìm kiếm theo toạ độ, bản đồ trực tuyến xác định chính xác vị trí khu đất, số thửa, thấy hiện trên bản đồ giấy dạng scan.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để biết được nhà mình có nằm trong lộ giới hay không hoặc quy hoạch như thế nào, người xem nhất thiết phải có kiến thức chuyên ngành, còn không coi như mù thông tin. Tại sao trên bản đồ không có ghi chú cụ thể để người bình thường vẫn có thể xem? Là một người sử dụng, ai cũng dễ dàng nhận thấy bản đồ quy hoạch chỉ tiện hơn tấm bản đồ treo ở UBND các địa phương, là chỉ cần mở trên máy tính, chứ đều khó hiểu như nhau.
TP.HCM đang hướng tới là một đô thị thông minh, vì vậy, nếu đã làm phải tạo ra được các ứng dụng thực sự thông minh chứ đừng làm cho dân bực. Làm vậy người ngoài nhìn vào dễ có suy nghĩ “đang có cuộc chạy đua” làm ứng dụng thông minh cho oách, cho sang chứ thực sự cái lõi thì lại quá thủ công.
Theo Anh Giang ( Thế Giới Tiếp Thị)
Về thôn chỉ có... 1 hộ dân ở Quảng Trị
Chuyện khó tin xảy ra ở xã Triệu Ái (Triệu Phong, Quảng Trị) khi địa phương này có thôn Tràng Sòi gồm 6 hộ dân đăng ký hộ khẩu nhưng chỉ duy nhất 1 hộ với 3 khẩu sống thường trực, 5 hộ khác sống kiểu "chân đồi, chân ruộng". Ấy vậy mà, thôn này đã tồn tại tròn 25 năm, có đầy đủ chức danh bộ máy hành chính.
6 hộ đăng ký...
Tình cờ tôi gặp lại Phương - người bạn quê Triệu Phong (QuảngTrị) đã quen biết từ lâu. Trong cuộc hàn huyên bên cốc cà phê vỉa hè, bất chợt Phương nói rằng ở phía Tây Triệu Phong có thôn chỉ 6 hộ dân, mà duy nhất 1 hộ sống thường trực... Tôi bĩu môi chê Phương nói dối "không có sách". "Trên đời này có ai lại lập ra cái thôn chỉ 6 hộ dân, quá phi lý và lãng phí" - tôi lắc đầu nói. Thế nhưng anh bạn quả quyết sự việc có thật, linh tính nghề nghiệp khiến tôi móc ngay điện thoại gọi cho Chủ tịch xã Triệu Ái là ông Đặng Sỹ Dũng để xác minh. Ngờ đâu, ông Dũng xác nhận sự việc có thật, đó là thôn Tràng Sòi.
Ngôi nhà của ông Nguyễn Các - Trưởng thôn Tràng Sòi. Ảnh: Nguyễn Vỹ
Sáng 3.11, tôi cùng đồng nghiệp gặp ông Dũng và trưởng thôn Tràng Sòi là Nguyễn Các tại trụ sở xã Triệu Ái để hỏi rõ sự tình. Ông Dũng cho biết, năm 1992 huyện có dự án di dân đi kinh tế mới ở Tây Triệu Phong với mục đích từng bước hình thành các điểm dân cư mới, phát triển sản xuất, ổn định lâu dài và thực hiện trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Ba thôn Liên Phong, Trung Long và Tràng Sòi được thành lập từ đó. Số hộ dân ở thôn Tràng Sòi ngày mới thành lập không ai nhớ rõ. Chỉ biết hiện nay, Tràng Sòi còn 6 hộ có đăng ký hộ khẩu tại xã Triệu Ái nhưng chỉ duy nhất hộ ông Nguyễn Các sống thường trực tại thôn. Còn lại 5 hộ khác sống theo kiểu "chân đồi, chân ruộng", một cảnh hai quê.
Hỏi lý do các hộ dân không sinh sống thường trực ở Tràng Sòi, ông Các nói lý do chung là vì thôn không được quan tâm đầu tư điện, đường. Thôn của ông cách địa phận TP.Đông Hà khoảng 6km, cách UBND xã Triệu Ái 10km nhưng đều phải đi đường rừng, khá hiểm trở. Bởi vậy, để thuận lợi cho con cái đi học, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt... 5 hộ dân chọn phương án "chân đồi, chân ruộng". Nghĩa là khi có công việc hành chính, sản xuất... thì 5 hộ ấy lên Tràng Sòi, còn bình thường thì ở quê cũ (xã đồng bằng Triệu Độ và Triệu Thuận, huyện Triệu Phong).
Thời điểm mới lập nghiệp, tất cả các hộ dân đều thuộc diện hộ nghèo. Tuy nhiên, được giao đất trồng rừng nên kinh tế người dân dần đi lên, nay đã thoát nghèo. Tuy có số dân ít ỏi và "trắng" đảng viên nhưng Tràng Sòi vẫn đầy đủ chức danh về hành chính.
Nhìn về tương lai, nếu hệ thống đường sá được xây dựng thì Tràng Sòi sẽ phát triển. Nếu sáp nhập với các thôn khác cách xa hơn 5km đường rừng thì người dân Tràng Sòi sẽ gặp nhiều khó khăn khi hội họp, vay vốn, thu nợ vốn vay...
Dùng vạt áo lau vội cái kính cận dày cộp, ông Nguyễn Các cho biết, ngoài đảm nhiệm chức vụ trưởng thôn, ông còn kiêm nhiệm chức trưởng ban mặt trận thôn, mỗi tháng được chi trả 1,5 triệu đồng. Chức vụ công an viên thuộc về ông Hoàng Minh Phong (nay đã tạm trú về thôn Hà Xá, xã Triệu Ái - gần Quốc lộ 1A để tiện cho con cái học hành), mỗi tháng nhận 1,1 triệu đồng. Bà Võ Thị Ba được thôn tin tưởng giao đảm trách tổ trưởng hội phụ nữ (không có phụ cấp), kiêm chi hội trưởng nông dân thôn được hưởng 450.000 đồng/tháng.
Chủ tịch xã Triệu Ái Đặng Sỹ Dũng cho biết, ông Nguyễn Các tuy tuổi đã cao nhưng rất tích cực trong lao động sản xuất, công tác xã hội... nên nhiều lần được khen thưởng. "Khen thưởng vì ông Các có tinh thần trách nhiệm cao, lại xung phong sản xuất nhiều mô hình kinh tế hiệu quả" - ông Dũng nói.
Cần sáp nhập để tinh gọn
Khi tôi hỏi ông Các muốn giữ lại thôn hay nên sáp nhập với thôn khác, ông trả lời rằng nếu muốn duy trì thôn thì phải đầu tư hệ thống điện, đường để người dân đến sinh sống. Nhìn về tương lai, nếu hệ thống đường sá được xây dựng thì Tràng Sòi sẽ phát triển. Nếu sáp nhập với các thôn khác cách xa hơn 5km đường rừng thì người dân Tràng Sòi sẽ gặp nhiều khó khăn khi hội họp, vay vốn, thu nợ vốn vay...
Ông Nguyễn Các - Trưởng thôn Tràng Sòi (trái) làm việc với ông Đặng Sỹ Dũng - Chủ tịch xã Triệu Ái. Ảnh: Ngọc Vũ
Còn ông Đặng Sỹ Dũng thì cho rằng, thực trạng thôn Tràng Sòi do lịch sử để lại. Về lâu dài các cấp chính quyền cần đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút dân đến sinh sống. Còn trước mắt, với quy mô thôn có quá ít dân thì cần xem xét sáp nhập.
Không chỉ Tràng Sòi, theo số liệu thống kê của Sở Nội vụ Quảng Trị vào năm 2013 thì tỉnh này có khá nhiều thôn rất ít hộ dân. Đơn cử như xã Hải Vĩnh (Hải Lăng) có 6 thôn thì đến 3 thôn ít dân gồm thôn Thượng An chỉ 6 hộ/32 khẩu, thôn Lương Chánh 7 hộ/22 nhân khẩu và thôn Thuận Đức 11 hộ/47 khẩu. Xã Triệu Độ (Triệu Phong) có thôn Đồng Giám chỉ 7 hộ/30 khẩu. Thôn Phổ Lại Phường (xã Cam An, huyện Cam Lộ) chỉ 10 hộ/25 khẩu. Và đặc biệt, ngay phường Đông Giang (TP.Đông Hà) có khu phố 10 với chỉ 18 hộ dân.
Trong một cuộc trao đổi với phóng viên, nguyên Bí thư Huyện ủy Gio Linh (Quảng Trị) Lê Quang Chiến cho biết, huyện bị chia nhỏ thành 21 đơn vị xã, thị trấn. "Theo tôi Gio Linh chỉ cần chia thành 10 đơn vị là được".
Theo thống kê của một cán bộ Sở Nội vụ Quảng Trị, trên địa bàn có nhiều đơn vị hành chính không đảm bảo tiêu chí về số dân và diện tích theo quy định của Nhà nước, nhưng vì nhiều yếu tố nên vẫn phải thành lập. Nhẩm tính trên đầu ngón tay với một xã loại 3 (khoảng 1.000 dân) thì Nhà nước cần trả lương, phụ cấp cho khoảng 80 cán bộ xã, thôn và các chức vụ liên quan. Ngoài ra, trụ sở xã, cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa... cũng phải xây dựng sẽ tiêu tốn nguồn ngân sách rất lớn.
Ông Hồ Ngọc An - Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Trị cho biết, thôn chỉ có 6 hộ dân như Tràng Sòi mà đầy đủ các chức vụ hành chính, đoàn thể là không hợp lý. Bởi lẽ, có thể công nhận cho địa phương đó tên thôn nhưng bộ máy thì phải phù hợp với quy mô của thôn. "Không thể 6 hộ dân mà có đầy đủ bộ máy như vậy được, chỉ cần cử một người làm nhiệm vụ liên lạc là đủ rồi" - ông An nói.
Ông An cho hay, lâu nay chưa nghe phản ánh về thực trạng tại thôn Tràng Sòi, Sở sẽ làm việc với huyện Triệu Phong và đề nghị không thể có thôn ít người như vậy được. Cũng theo ông An, Sở đã rà soát trên địa bàn tỉnh có 28 xã không đảm bảo quy định về diện tích và dân số, trong đó Gio Linh có đến 9 đơn vị. Việc điều chỉnh tinh gọn bộ máy hành chính đã có trong nghị quyết Trung ương VI, còn cụ thể thì tỉnh sẽ có đề án trình các cấp có thẩm quyền xem xét.
Theo Danviet
Đường sắt Bắc Nam chia cắt trong 3 ngày tới Đoạn đường sắt qua đèo Cả (Phú Yên) bị sụt trượt lớn nên khách đi tàu Bắc Nam sẽ được chuyển tải qua đây bằng đường bộ. Ngày 6/11, ngành đường sắt đã huy động nhiều lao động tập trung xử lý các đoạn sụt trượt từ ga Hảo Sơn (Phú Yên) đến Đại Lãnh (Khánh Hòa). Chủ tịch Tổng công ty Đường...