Ứng dụng kỹ thuật thông tim can thiệp cho ba bệnh nhi dưới 24 tháng
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ hạn chế vấn đề xâm lấn, không phải trải qua giai đoạn hồi sức mất nhiều thời gian, đem lại kết quả điều trị tối đa.
Ngày 17/12, tại Ninh Thuận, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành phẫu thuật thông tim can thiệp bằng kỹ thuật đóng dù còn ống động mạch cho ba bệnh nhi dưới 24 tháng tuổi. Đây là kỹ thuật mới, lần đầu tiên được các ekip của bệnh viện triển khai ứng dụng và đã mang lại thành công.
Các ekip của Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành phẫu thuật thông tim can thiệp cho 3 bệnh nhi. Ảnh: TTXVN phát
Theo các ekip phẫu thuật, các bệnh nhi đã được các bác sĩ phẫu thuật can thiệp bít ống động mạch bằng dù. Thay vì phải mổ banh như trước đây, đội ngũ can thiệp thông tim nhi đã tiến hành can thiệp qua da, đưa Catheter qua động mạch và tĩnh mạch đùi, dùng dù để xử lý đóng các tổn thương, khuyết tật về cấu trúc tim cho trẻ.
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ hạn chế vấn đề xâm lấn, không phải trải qua giai đoạn hồi sức mất nhiều thời gian, đem lại kết quả điều trị tối đa.
Video đang HOT
Bác sĩ chuyên khoa II Thái Phương Phiên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cho biết, việc triển khai kỹ thuật này ngay tại địa phương đã giúp các bệnh nhi có thể khám, tầm soát, theo dõi tại chỗ, không phải chuyển lên tuyến trên, giảm thiểu chi phí cho gia đình.
Bên cạnh đó, từ sự thành công ban đầu của việc thực hiện được kỹ thuật đóng dù còn ống động mạch, sắp tới, bệnh viện tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các thủ thuật nong hẹp van động mạch phổi, xé vách liên nhĩ, nong và đặt stent giữ ống động mạch ở những bệnh nhân có tật tim phức tạp lệ thuộc ống động mạch.
Ống động mạch thường sẽ đóng sau 48 – 72 giờ sau sinh. Tuy nhiên, với các bé ống động mạch không đóng sẽ làm bé dễ bệnh, khò khè, chậm tăng cân, viêm phổi nặng, suy dinh dưỡng, thậm chí nếu không đóng ống động mạch sẽ dễ gây viêm phổi nặng và suy tim.
Không được chích ngừa, bé 18 tháng tuổi nguy kịch vì uốn ván
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng cứng hàm, co gồng toàn thân, môi tím tái, được bác sĩ chẩn đoán mắc uốn ván. Người mẹ cho biết, từ khi con chào đời mới chích lao và viêm gan B.
Ngày 15/12, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp bị uốn ván ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi là bé trai B.T.S. (18 tháng tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM) được gia đình chuyển đến cấp cứu.
Thời điểm nhập viện, trẻ có biểu hiện cứng hàm ngày càng tăng, ăn uống khó khăn, thỉnh thoảng ưỡn cong người, co gồng, tím tái môi. Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, khoảng 5 ngày trước bệnh nhi có biểu hiện sốt nhẹ, uống thuốc nhưng không giảm, bệnh ngày càng diễn tiến nặng.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng co gồng, cứng hàm, môi tím tái
Khi thăm khám, bác sĩ ghi nhận bệnh nhi không há miệng được vì cứng hàm, ưỡn cong người, chân duỗi thẳng và tay nắm chặt khi kích thích. Kiểm tra trên cơ thể không phát hiện vết thương ngoài da, không có tiền căn thương tích liên quan đến vật rỉ sét. Tuy nhiên thông tin từ người mẹ cho biết, từ khi chào đời đến nay bệnh nhi chỉ chích ngừa 2 mũi sau sinh ở bệnh viện sản là mũi lao và viêm gan B, sau đó không chích thêm vắc xin nào.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và thống nhất hội chẩn với kết luận chẩn đoán trẻ bị uốn ván. Sau quá trình chăm sóc ban đầu, bệnh nhi được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới để điều trị chuyên môn sâu về bệnh truyền nhiễm.
Từ trường hợp trên, bác sĩ cảnh báo, uốn ván là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Bệnh biểu hiện những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.
Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong ruột của súc vật, tại đây vi khuẩn cư trú một cách bình thường không gây bệnh. Trong điều kiện không thuận lợi, vi khuẩn tồn tại dưới dạng nha bào. Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật hoặc các vật sắt nhọn rỉ sét qua các vết rách trên da.
Cơ thể con người không có miễn dịch tự nhiên với vi khuẩn uốn ván. Người mẹ được tiêm phòng uốn ván trong lúc mang thai có thể truyền kháng thể qua nhau thai sang con nhưng kháng thể chỉ tồn tại không quá hai tháng trong máu con sau khi chào đời. Việc truyền kháng thể uốn ván từ sữa mẹ rất ít nên không giúp trẻ đề kháng với bệnh ở giai đoạn sau sinh.
Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm nhưng đã có vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Rất hiếm tìm thấy vi khuẩn uốn ván từ vị trí bị nhiễm khuẩn và thông thường cũng không phát hiện được sự đáp ứng kháng thể. Các xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh rất khó do vậy, việc xác định bệnh chủ yếu dựa vào bệnh sử và thăm khám.
Việc điều trị bệnh uốn ván rất phức tạp, tình trạng yếu liệt cơ đe dọa trực tiếp đến chức năng hô hấp nên bệnh nhân thường phải mở khí quản, thở bằng máy. Những trường hợp bệnh nặng, việc điều trị kéo dài thường để lại di chứng thần kinh, tỷ lệ tử vong cao khi có biến chứng.
Uốn ván là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Hiện uốn ván đã có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, giúp cơ thể của trẻ sau chào đời được miễn dịch cơ bản.
Cứu sống bệnh nhi 30 tháng tuổi bị u nguyên bào Bệnh viện Trung ương Huế vừa tiến hành ca ghép tủy thành công, mang lại sự sống cho một bệnh nhi mới 30 tháng tuổi bị u nguyên bào thần kinh. Ngày 14/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công ca ghép tủy cho một bệnh nhi bị u nguyên bào thần kinh. Bé K. hiện...