Ứng dụng học online Zoom bỗng dưng bị học sinh lớp 7 đánh giá 2 sao, tưởng thế nào ai ngờ xem lý do suýt trầm cảm
Nhà phát triển phần mềm khi biết được lý do chắc cũng sang chấn tâm lý.
Zoom Cloud Meetings vẫn được xem là ứng dụng được sử dụng phổ biến bậc nhất để dạy học trực tuyến trong thời gian qua. Phần mềm này có thể hỗ trợ các lớp học lên đến 100 người, hoặc kéo dài thời lượng mỗi tiết tới 40 phút. Zoom cũng không giới hạn số lần tổ chức học hay họp trong ngày. Tuy nhiên, đó là đánh giá của người lớn, còn với học sinh thì việc nhận xét một ứng dụng dở hoặc hay đôi khi lại liên quan đến những vấn đề… không đỡ nổi.
Chẳng hạn như mới đây, ứng dụng Zoom bỗng dưng bị… mắng oan lại còn chấm “điểm” 2 sao. Đáng nói nguyên nhân không phải do vấn đề kỹ thuật mà bởi người dùng bị… mẹ đánh. Đọc lý do mà sang chấn tâm lý thực sự luôn chứ: “Cháu đang học lớp 7a3 trường THCS X. Hôm nay cháu chơi game quên không học nên bị mẹ đánh, bao giờ mẹ hết “rận” (giận) thì cháu cho 5 sao”.
Không biết bao giờ mẹ mới hết “rận” nhưng dân tình thì được một pha cười lộn ruột: “Muốn mẹ hết rận phải mua thuốc cho mẹ trị rận chứ sao lại đánh giá 2 sao, vớ vẩn?”; “ôi học lớp 7 mà sai chính tả thì bị mẹ giận là đúng rồi, học đi em à”; “Kẻ tổn thương lại muốn tổn thương người khác”; “Nuôi con ăn học lớn lên kêu mẹ có rận”…
Quả thực “anh” Zoom bỗng dưng nằm không trúng đạn. Nhưng đừng vội buồn vì anh có “đồng minh” liền đây. Không những thế, “nạn nhân” sau đây còn bị kêu gọi đánh 1 sao tập thể chỉ vì “Vote app 1 sao khi nào app sập thì tụi mình khỏi học”.
Bên cạnh đó, trên những app này không thiếu các bình luận như: “Ứng dụng đừng làm phiền kỳ nghỉ của em nữa”, “Em không thích học nên vote một sao”… Thậm chí có đề nghị: “Làm ơn xoá app giùm em, em không muốn học”.
Video đang HOT
Theo chính sách các kho ứng dụng, một ứng dụng có thể bị gỡ nếu nhận quá nhiều đánh giá một sao. Lợi dụng chính sách này, một bộ phận học sinh đã tràn vào các ứng dụng để chấm một sao mong ứng dụng bị gỡ.
Các em ạ, dù biết con đường học online “chông gai” dữ lắm, nhưng đừng có giận cá chém thớt vậy nghen. Việc đánh giá 1, 2 sao cho ứng dụng ảnh hưởng đến uy tín của nhà phát triển, cũng như cách nhìn nhận của họ về ý thức của người dùng Việt Nam. Trong khi đó, những các app này đã xuất hiện từ lâu, có nhiều tính năng linh hoạt, chất lượng video cao, nhiều công ty, tổ chức dùng để họp, trao đổi công việc trực tuyến.
Trong bối cảnh hiện nay, cho học sinh, sinh viên học tại nhà và áp dụng công nghệ dạy học trực tuyến là rất cần thiết. Nó đảm bảo an toàn khi có dịch, rút ngắn khoảng cách và thời gian cho giáo viên và học sinh, sinh viên.
Sinh viên Tôn Đức Thắng đạt điểm tương đương 8.0 IELTS nhưng giáo viên đòi hạ xuống 0 điểm, đình chỉ học: Nhà trường chính thức lên tiếng
Trong kỳ thi Tiếng Anh, 1 sinh viên ở trường ĐH Tôn Đức Thắng làm đúng 35/40 câu (tương đương 8.0 IELTS) nhưng bị giảng viên đòi hạ xuống 0 điểm do nghi ngờ dấu hiệu gian lận thi cử.
Vụ việc đang tạo nên làn sóng bức xúc trong trường học.
Mới đây, một vụ việc giáo viên tố sinh viên gian lận thi cử đã gây xôn xao mạng xã hội.
Cụ thể vào ngày 5/9, trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tổ chức thi trực tuyến môn Tiếng Anh qua ứng dụng Zoom. Sinh viên sẽ làm bài thi trực tuyến rồi nộp lại bài cho giảng viên. Cả giảng viên lẫn sinh viên đều được yêu cầu phải quay lại quá trình thi để làm bằng chứng sau này.
Sau khi có kết quả điểm thi, một sinh viên làm được 35/40 câu hỏi (tương đương mức điểm 8.0 IELTS).
Tuy nhiên, sinh viên này lại nhận email từ ông N.M.H (Trưởng bộ môn phụ trách khảo thí của trung tâm ngôn ngữ sáng tạo). Ông H. đã nghi ngờ bài làm của thí sinh gian lận do 2 lần thi trước đó sinh viên này đều đạt mức điểm không tốt.
Email phản ánh của thầy giáo trường ĐH Tôn Đức Thắng
Thầy H. đưa ra 2 phương án:
"1. Nếu bạn đồng ý nhận điểm 0, mọi chuyện kết thúc tại đây.
2. Nếu bạn không đồng ý nhận điểm 0, thầy sẽ tổ chức cho bạn thi lại 1-1 với thầy ngay trong tuần này. Nếu kết quả của bạn không đạt được ở mức dao động cho phép, thầy sẽ tiến hành hủy kết quả và đưa ra Hội đồng kỷ luật đình chỉ học tập ".
Quyết định này của giáo viên bị cho là cảm tính và không tôn trọng công sức học tập của sinh viên. Nhiều sinh viên theo học trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết đề Tiếng Anh của trường luôn là đề IELTS cũ từ những năm trước hoặc trong sách Cambridge ôn tập nên đáp án hầu như đều có trên mạng. Sinh viên hoàn toàn có thể lách luật để "học tủ" đạt điểm cao.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng yêu cầu cả sinh viên ghi lại quá trình thi để kiểm chứng. Nhưng khi bạn sinh viên này được điểm cao, lại không cho show bằng chứng đó mà kiên quyết bắt thi lại hoặc trừ điểm.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Trường ĐH Tôn Đức Thắng phản hồi thế nào?
Trao đổi với báo Thanh Niên , đại diện trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết nhà trường đã tiếp nhận thông tin và yêu cầu giáo viên tường trình lại sự việc.
Nhiều năm nay, trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn áp dụng quy tắc phân tích phổ điểm thi để đảm bảo đánh giá đúng năng lực của sinh viên và tính công bằng trong trường học. Theo đó, khi có dấu hiệu bất thường trong phổ điểm, nhà trường sẽ kiểm tra tất cả các khâu liên quan để xác định nguyên nhân và có giải pháp xử lý phù hợp, trong đó có việc chấm lại bài thi, tổ chức thi lại hoặc những hình thức khác theo quy định.
Tuy nhiên, thầy N.M.H đã làm sai quy trình đó khi chưa phản ánh dấu hiệu với nhà trường. Thầy H. đã trực tiếp trao đổi với sinh viên và đưa ra phương pháp xử lý. Hiện tại, thầy H. đang phải giải trình và tiến hành xử lý theo quy định của nhà trường.
Rich kid Gia Kỳ tiết lộ từng shopping vài tiếng hết vài tỷ, bất ngờ nhất là thái độ hiện tại với việc mua sắm Gia Kỳ tiếp tục có những chia sẻ khiến netizen chú ý. Nhắc đến rich kid Gia Kỳ (tên thật là Nguyễn Đăng Gia Kỳ, SN 2003), netizen sẽ nhớ ngay đến hàng loạt "truyền thuyết" toát ra mùi tiền. Chẳng hạn như chi gần 100 triệu đồng để được ngồi máy bay cạnh idol - Ngọc Trinh, "bung" 17 triệu cho một...