Ứng dụng hỗ trợ người mù chữ
Trong năm 2020, Châu Phi được cho là sẽ còn chứng kiến nhiều phát kiến mới nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề trong khu vực.
Một trong số những phát kiến đó được tạo ra bởi một người Mali trong năm 2019. Đó là một ứng dụng điều khiển bằng giọng hiện đang được các doanh nghiệp sử dụng để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng, những người không biết đọc biết viết.
Ada Tembeli là một trong số ít các hộ kinh doanh không được hưởng nền giáo dục chính thống nhưng đã tìm thấy một cách kinh doanh mới, dễ dàng hơn với sự trợ giúp của một ứng dụng. Cô gọi và nói:
“Hoa quả tươi ngon của bạn đây. Chúng tôi có cam, táo, chuối chín ngon. Và còn có cả dứa nữa. Hôm nay chúng tôi có gần như tất cả mọi thứ có thể khiến bạn hài lòng. Tới tìm chúng tôi tại cây cầu thứ ba nhé!”
Với một chiếc điện thoại thông minh, cô lôi kéo khách hàng của mình bằng cách gửi một tin nhắn thoại bằng tiếng Bambara, đính kèm vị trí của cô, cũng như ảnh của những sản phẩm mà cô đang bán. Cô cho biết ứng dụng Lenali rất dễ sử dụng đối với những người không biết tiếng Pháp như cô, thứ tiếng vốn được sử dụng rộng khắp trong các ngành kinh doanh tại các quốc gia Châu Phi nói tiếng Pháp.
ảnh minh họa
Ada Tembeli cho biết: “Tôi tự cài ứng dụng này. Lanali có tiếng Bambara, Soninke, và hầu hết tất cả các loại ngôn ngữ khác.”
Mamadoi Gouro Sidibe, người phát triển ứng dụng này, là một kĩ sư công nghệ thông tin đến từ Mali. Anh cho biết anh muốn phục vụ những người mù chữ, cũng như giúp những người có nhu cầu chia sẻ thông tin bằng tiếng Pháp mà không có cơ hội được đến trường.
Mamadou Gouro Sidibe nói: “Rất nhiều người đăng kí để được cài đặt ứng dụng giúp, bởi họ không thể tự làm. Thế nên chúng tôi nghĩ ra cách tạo ra những đoạn hướng dẫn bằng lời, sử dụng ngôn ngữ địa phương để mọi người đều hiểu.”
Sidibe cho biết ngay cả những thao tác đơn giản như tạo tài khoản, cũng có thể làm khó nhiều người: “Nếu biết viết, bạn có thể viết thẳng vào ứng dụng, còn không thì bạn chỉ cần nói, và ghi âm lại.”
Trước khi ứng dụng này ra đời, phần lớn các chủ cửa hàng nhỏ tại Mali dựa vào bạn bè, người thân trong gia đình, và những lời quảng cáo truyền miệng để duy trì kinh doanh. Với anh Boubacar Sidiki Koita, chủ một cửa hàng bán xe máy tại Bamako, ứng dụng này đã khiến mọi thứ thay đổi.
Boubacar Sidiki Koita, chủ cửa hàng xe máy, nói: “Kể từ khi tôi sử dụng ứng dụng Lenali, doanh số bán hàng đã tăng mạnh. Giờ tôi có thể bán 20 chiếc xe máy một ngày trong khi đó trước đây phải vất vả lắm mới bán được 5 chiếc.”
Theo Liên Hiệp Quốc, chỉ có một phần ba dân số Mali biết chữ. Anh Sidibe cho biết ứng dụng miễn phí của mình, ra mắt công chúng từ tháng 1 năm 2017, giờ đã có hơn 73.000 người sử dụng, và được dự đoán sẽ mang lại lợi nhuận một khi số người dùng đạt ngưỡng 200.000.
Theo voa
Người lớn sẽ trông coi lũ trẻ ra sao khi mà chính họ cũng là nô lệ số?
Đời sống ngày càng phát triển, con người càng bị phụ thuộc nhiều vào những phương tiện hiện đại. Nhưng thử nghĩ xem, khi bị phụ thuộc quá nhiều vào những công nghệ, smartphone thì điều gì sẽ xẩy ra?
Theo VTV
Báo cái bị báo đực cướp thức ăn ngay trên cây và trận chiến khi bị dồn tới ngõ cụt Một cuộc chiến giữa hai con báo hoa mai trên một cây cao và một trong hai đã suýt rơi xuống đất. Ảnh: Cắt từ video trong bài Một con báo hoa mai cái đã săn được một bữa ăn ngon và cẩn thận kéo lê xác con mồi lên cây cao để tránh sự dòm ngó của linh cẩu hay sư tử,...