Ứng dụng công nghệ trong công nghiệp còn nhiều hạn chế
Việc ứng dụng công nghệ để phát triển kinh tế, công nghiệp, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế.
Ngày 17/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) tổ chức Lễ Công bố Báo cáo Công nghiệp 2016 (IDR 2016) “Vai trò của công nghệ và đổi mới trong phát triển công nghiệp bền vững và toàn diện”.
Lễ Công bố Báo cáo Công nghiệp 2016 (IDR 2016).
Thông qua nghiên cứu và thực tiễn, báo cáo công nghiệp 2016 đánh giá cao vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ tới quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, khẳng định tính tất yếu của công nghiệp hóa với quá trình phát triển. Năm 2015, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm 2014, trong đó ngành công nghiệp tăng 9,39% so với năm 2014, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%.
Mặc dù đổi mới công nghệ được coi là động lực của tăng trưởng, nhưng phát triển nhanh thông qua công nghệ vẫn chưa phổ biến. Đối với Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ để phát triển kinh tế, công nghiệp, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều hạn chế.
Video đang HOT
Ông Lê Hữu Phúc, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công Thương cho rằng, những năm qua, tốc độ phát triển công nghiệp đạt tỷ lệ tương đối cao với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm một phần đáng kể trong cơ cấu kinh tế của đất nước, tuy nhiên, trong đó tỷ lệ gia tăng cũng như hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm công nghệ của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.
Bởi vậy, để có thể hội nhập sâu rộng, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu công nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển dịch từ nền công nghiệp có giá trị gia tăng thấp lên quy mô công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn.
Tại Lễ công bố báo cáo Công nghiệp 2016, Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc cũng Khởi động Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược ngành công nghiệp và các chính sách liên quan thông qua xây dựng năng lực thể chế”./.
Chung Thủy
Theo_VOV
Phần mềm kết nối dữ liệu BHYT vận hành trước...
Bộ Y tế đang gấp rút xây dựng kế hoạch, tiến độ, giải pháp cụ thể để hoàn thành việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) tại đơn vị, thực hiện trích xuất dữ liệu, kết nối, liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện trước ngày 30/6.
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định và thanh toán BHYT
Tại hội nghị trực tuyến đẩy mạnh thực hiện BHYT toàn dân tổ chức vào ngày 3/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán khám, chữa bệnh BHYT, thực hiện kết nối liên thông toàn bộ hệ thống khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trước 30/6.
Việc đẩy mạnh ứng dụng tin học hóa trong khám, chữa bệnh nhằm minh bạch quyền lợi của người dân tham gia BHYT, ngăn chặn việc lợi dụng, lạm dụng và trục lợi quỹ BHYT.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tin học hóa BHYT, trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Bộ cũng thành lập ban chỉ đạo của ngành, bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Hiện nay có hơn 3.400 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc đã trích xuất được dữ liệu điện tử đầu ra phục vụ yêu cầu thanh toán BHYT sẵn sàng chuyển đến cơ quan BHXH từ ngày 30/6.
Tuy nhiên, vẫn còn 20/63 sở y tế chưa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, hơn 8.000/13.932 cơ sở khám chữa bệnh chưa báo cáo khảo sát công nghệ thông tin (chiếm 60%). Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện, các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn gặp một số bất cập trong việc trích xuất, kết nối liên thông dữ liệu, đường truyền.
Để hoàn thành việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/6, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị "Đẩy mạnh thực hiện tin học hóa trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT; hướng dẫn trích chuyển dữ liệu lên cổng dữ liệu" với sự tham gia các sở y tế, bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Tại hội nghị này, Bộ Y tế tập trung phổ biến, hướng dẫn nguyên tắc áp dụng bộ mã danh mục dùng chung; hướng dẫn trích chuyển dữ liệu khám chữa bệnh lên cổng tiếp nhận dữ liệu của Bộ Y tế và yêu cầu thanh toán BHYT lên cổng dữ liệu giám định của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, đồng thời lấy ý kiến các đại biểu vào dự thảo Thông tư trích chuyển và quản lý dữ liệu khám chữa bệnh BHYT.
Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện khảo sát hiện trạng phần cứng, phần mềm của các cơ sở y tế trên toàn quốc; xây dựng và triển khai hệ thống cổng thông tin tích hợp ngành y tế, trung tâm tích hợp dữ liệu khám chữa bệnh BHYT; xây dựng kết cấu chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ cấu giá dịch vụ y tế; tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng triển khai ở tất cả các khâu...
Cho đến nay, Bộ Y tế đã ban hành chuẩn dữ liệu đầu ra của phần mềm quản lý khám chữa bệnh; ban hành bộ mã dùng chung gồm 8 danh mục: Dịch vụ kỹ thuật (4.889 dich vụ), thuốc tân dược (20.000 mục), vật tư tiêu hao, thuốc và vị thuốc y học cổ truyền (547 chế phẩm và 349 vị), bệnh y học cổ truyền (1.000 bệnh), bệnh theo ICD X, máu và chế phẩm máu, cơ sở khám chữa bệnh. Bộ cũng đã triển khai thử nghiệm kết nối dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh tại 4 tuyến với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ở 6 tỉnh là Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Tiền Giang và Cà Mau.
Nguyên Bảo
Theo Danviet
Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân lĩnh vực công nghệ thông tin Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), đẩy mạnh thu hút đầu tư phục vụ cho phát triển CNTT theo các mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần thiết phải có thêm các chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách ưu đãi thuế nhằm...