Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Các sản phẩm như mận Yên Châu, xoài Yên Châu ( Sơn La); nhãn Hưng Yên, vải Lục Ngạn ( Bắc Giang); vải Thanh Hà và su hảo, bắp cải, cà rốt ở Hải Dương… đã được ứng dụng công nghệ số thành công hỗ trợ lưu thông và tiêu thụ.
Truy xuất nguồn gốc đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết và trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc trong xuất, nhập khẩu và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong lĩnh vực nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc trở nên đặc biệt quan trọng khi các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực này liên quan đến sức khỏe con người.
Chia sẻ về các ứng dụng số hỗ trợ lưu thông, tiêu thụ sản phẩm Việt tại Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc – Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”, bà Nguyễn Thị Minh Thúy – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng CNTT (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) đã giới thiệu về ứng dụng iTRACE247.
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng CNTT ( Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương)
Theo bà Thúy, ứng dụng này đã triển khai thí điểm thành công cho nhiều sản phẩm của Việt Nam. Điển hình như mận Yên Châu, xoài Yên Châu (Sơn La); nhãn Hưng Yên, vải Lục Ngạn (Bắc Giang); vải Thanh Hà và su hảo, bắp cải, cà rốt ở Hải Dương. Bên cạnh đó, xuất khẩu thành công tại các thị trường như CH SÉC, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Singapore, Đức, Úc.
Ngoài ra, liên quan đến Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số DECOBIZ, bà Thúy cho biết hệ sinh thái Xúc tiến thương mại số là kết cấu hạ tầng mềm trong thương mại do Chính phủ đầu tư, phát triển, gồm các nền tảng cơ bản dùng chung cho nền kinh tế, như Hội chợ, triển lãm số, Kết nối giao thương thông minh…
Trong Hệ sinh thái này, bao gồm Hệ thống quản trị thông tin điều hành xúc tiến thương mại, Nền tảng Hội chợ, Triển lãm số, Định danh điện tử/Truy xuất, Nền tảng kết nối kinh doanh, Thông tin khuyến mại, Tư vấn – huấn luyện chuyên ngành xúc tiến thương mại, Logistics và các nền tảng khác.
Video đang HOT
Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến Bản đồ xúc tiến thương mại nông sản Việt Nam. Nền tảng bản đồ phát triển theo quy định Cục đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.
Bản đồ có chức năng giới thiệu, tìm kiếm (theo sản phẩm, địa lý, thời gian…), liên hệ (các kênh hỗ trợ), bản đồ điện tử, danh sách các sản phẩm nông sản, danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bản đồ Xúc tiến thương mại nông sản Việt Nam – Ảnh: DECOBIZ
Ngoài ra, còn có Nền tảng định danh điện tử với Chứng minh thư QR là cơ sở để quản lý và xúc tiến thương mại. Trong đó, có chứng minh thư QR cho từng thành viên; chứng minh thư QR cho từng loại sản phẩm và dịch vụ; chứng minh thư QR từng lô sản phẩm; chứng minh thư QR cho từng sản phẩm.
Nền tảng định danh điện tử cho doanh nghiệp xúc tiến thương mại, phục vụ các tổ chức khẳng định uy tín, sự tồn tại hợp pháp của mình trên thị trường.
Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường châu Phi
Nhằm thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1899/QĐ-BCT ngày 30/7/2021, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức "Hướng dẫn tiếp cận thị trường và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sang các thị trường châu Phi nói tiếng Anh" vào 14h ngày 10/9 theo hình thức trực tuyến.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi tiếp tục tăng. Ảnh minh họa: Đình Huệ/TTXVN
Tham dự hội thảo lần này gồm Thương vụ Việt Nam tại các thị trường châu Phi nói tiếng Anh như Nam Phi, Ai Cập, Nigeria; các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam tại địa chỉ
Theo Ban tổ chức, tại hội thảo lần này, các tham luận sẽ tập trung vào việc hỗ trợ tiếp cận thị trường đối với một số mặt hàng tiềm năng tại các nước châu Phi và định hướng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Cùng với đó là chia sẻ của các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi phụ trách nói tiếng Anh như Nam Phi, Ai Cập và Nigieria. Ngoài ra, tại hội thảo, doanh nghiệp còn có thể hỏi đáp để tìm hiểu thêm về thị trường cũng như cơ hội mở rộng xuất khẩu sang khu vực này.
Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho biết, châu Phi là thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, bao gồm 55 quốc gia với dân số gần 1,3 tỷ người. Trong giai đoạn hiện nay, các nước châu Phi đã trở thành những đối tác kinh tế ngày càng quan trọng của Việt Nam.
Đặc biệt, Chính phủ luôn coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi, nhiều hiệp định, thỏa thuận đã được ký kết nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác.
Thống kê cho thấy, năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn châu Phi ước đạt hơn 2.300 tỷ USD, chiếm khoảng 2,8% GDP thế giới; GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1.800 USD; trong đó chỉ có hơn một nửa trong tổng số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Phi có thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD/năm.
Dự báo trong năm 2021, trong điều kiện ngành du lịch phục hồi, giá hàng hóa nguyên vật liệu tăng và dịch COVID-19 được khống chế, GDP của châu lục này có khả năng tăng 3,4%.
Tuy nhiên, do khác biệt về địa lý và có sự phân hoá khí hậu rõ rệt giữa các khu vực, đặc điểm tự nhiên đã phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước ở mỗi khu vực.
Nhiều quốc gia châu Phi như ở Bắc Phi, Đông Phi và Nam Phi có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhưng đồng thời có những quốc gia nằm sâu trong lục địa hoặc chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc ở Tây và Trung Phi lại gặp nhiều khó khăn về trồng trọt, sản xuất lương thực thực phẩm.
Với quy mô dân số lớn khoảng 1,3 tỷ người, châu Phi được đánh giá là khu vực thị trường tiềm năng với nhu cầu nhập khẩu cao đối với nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Trong năm 2020, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Phi đã bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh.
Thế nhưng, trong những tháng đầu năm 2021, sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã dần phục hồi, nối lại các hoạt động giao thương giữa Việt Nam và châu Phi, giúp kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Phi đạt 2,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, tăng 23,4%.
Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức được sử dụng phổ biến trong các hoạt động đối ngoại, kinh tế, thương mại, đầu tư... tại trên 25 quốc gia khu vực châu Phi, trong đó có một số đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại khu vực như Nam Phi, Ai Cập, Nigeria, Ghana, Tanzania, Kenya, Cameroon... Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước châu Phi nói tiếng Anh cơ bản mang tính chất bổ sung cho nhau.
Đặc biệt, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là gạo, hạt tiêu, cà phê, chè, rau quả, thủy sản, điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, hàng dệt may và giày dép, hàng tiêu dùng, sữa và sản phẩm sữa.
Khai trương gian hàng Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Alibaba "Gian Hàng Việt Nam - Vietnam Pavilion" sẽ được triển khai trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com trong một năm, kể từ tháng 3/2022. Đây là nơi tập hợp giới thiệu các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng, các câu chuyện thành công của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu, đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm...